Quá trình hình thành chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Chính sách an sinh xã hội và vai trò của nhà nước trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội ở việt nam (Trang 72 - 77)

Sự ra đời và phát triển của chính sách ASXH của Việt Nam gắn liền với quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước, với truyền thống đạo lý "thương người như thể

thương thân" của dân tộc. Có thể chia quá trình ra đời và phát triển của chính sách

ASXH của Việt Nam từ năm 1945 đến nay thành hai giai đoạn: 1) Từ 1945 đến trước

1986; 2) Từ 1986 đến nay.

* Thực hiện chính sách ASXH giai đoạn 1945 - 1986

Ngay sau khi thành lập, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã phải đương đầu với muôn vàn khó khăn và thách thức về kinh tế, chính trị và xã hội. Mặc dù vậy, Nhà nước đã luôn cố gắng chăm lo cải thiện đời sống của nhân dân lao động nói chung và công nhân, viên chức nói riêng. Ngoài việc ban hành chế độ tiền lương, Chính phủ còn quy định các chế độ phụ cấp, trợ cấp như: trợ cấp ốm đau, sinh đẻ, tai nạn lao động, trợ cấp già yếu, trợ cấp cho cá nhân và gia đình công nhân, viên chức khi chết và xây dựng các khu an dưỡng, điều dưỡng, bệnh viện, nhà trẻ, v.v.

Về mặt pháp luật, sự ra đời của Hiến pháp 1946 đã ghi nhận quyền hưởng ASXH của người dân trên một số lĩnh vực như: BHXH cho công chức, chăm sóc người già, trẻ em, v.v. Các chế độ về ASXH chủ yếu được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật như: Sắc lệnh số 20/SL ngày 16/2/1947 quy định chế độ hưu bổng thương tật và tiền tuất cho thân nhân tử sĩ; Sắc lệnh số 29/SL ngày 12/3/1947 quy định quan hệ lao động giữa chủ sử dụng lao động và công nhân Việt Nam với các nội dung tiền lương, phụ cấp, bảo hộ lao động và một số chế độ BHXH và Sắc

lệnh số 77/SL ngày 22/5/1950 quy định chế độ lao động đối với công nhân giúp nhà

Mặc dù đã có cơ sở pháp lý cho việc đảm bảo ASXH, nhưng trong hoàn cảnh kháng chiến và kinh tế khó khăn nên Nhà nước chưa nghiên cứu chi tiết và thực hiện được đầy đủ các quy định này. Các chế độ chủ yếu mang tính bao cấp, bình quân, nội dung chưa thống nhất giữa khu vực hành chính và sản xuất, quỹ BHXH còn lẫn với quỹ tiền lương, v.v. Một số chế độ quan trọng, liên quan chặt chẽ đến đời sống của đông đảo công nhân, viên chức như hưu trí, trợ cấp mất sức lao động, thôi việc, bệnh nghề nghiệp cũng chưa được quy định cụ thể và thực hiện đầy đủ.

Thành công lớn nhất của Nhà nước trong thực hiện chính sách ASXH ở giai đoạn này là đã thực hiện tốt chính sách cứu trợ xã hội; hình thành các cơ quan quản lý chuyên trách từ trung ương đến địa phương để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ASXH như: Bộ Cứu tế xã hội, Bộ Thương binh Cựu binh, v.v. Phương thức xã hội hoá được thực hiện hiệu quả với nhiều phong trào do Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động như: "Hũ gạo tiết kiệm", "Quyên góp cứu giúp những người nghèo khổ",

"Giúp đỡ thương binh", v.v Chính những thành công trong đảm bảo ASXH đã góp

phần quan trọng đưa đất nước vượt qua thời kỳ khó khăn, củng cố lòng tin của nhân dân vào Đảng, Chính phủ và làm cho mọi người an tâm, phấn khởi đẩy mạnh sản xuất và tạo tiền đề phát triển cho giai đoạn tiếp theo.

Trong thời kỳ 1954 - 1975, chính sách ASXH chủ yếu được thực hiện ở miền Bắc gắn với cuộc cách mạng XHCN. Sự phát triển của chính sách ASXH được thể hiện ở việc Nhà nước ghi nhận quyền được hưởng một số chế độ ASXH của người lao động như: "người lao động có quyền được giúp đỡ về vật chất khi già yếu, bệnh tật

hoặc mất sức lao động" (Điều 32, Hiến pháp 1959) và "nhà nước đảm bảo cho phụ nữ công nhân và phụ nữ viên chức được nghỉ trước và sau khi đẻ mà vẫn hưởng nguyên lương" (Điều 24, Hiến pháp 1959). Ngày 27/12/1961, Hội đồng Chính phủ đã

ban hành Nghị định số 218/CP về Điều lệ tạm thời về các chế độ BHXH đối với công

nhân viên chức nhà nước. Đồng thời, Nhà nước cũng đã ban hành nhiều loại văn bản

khác nhằm điều chỉnh chế độ BHXH phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam như: Quy định về việc vận dụng chế độ BHXH đối với công nhân viên chức bị tai nạn

chiến tranh; Nghị định số 163 - CP của Hội đồng Chính phủ ngày 4/7/1974 sửa đổi một số điểm về chế độ thôi việc vì mất sức lao động và chế độ hưu trí, v.v). Đây là những văn bản đầu tiên quy định chế độ về BHXH như: chế độ thanh toán ốm đau,

thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, mất sức lao động, hưu trí, tử tuất và quy định cơ chế đóng góp, quản lý quỹ BHXH. Quỹ BHXH do Nhà nước quản lý và

thuộc ngân sách nhà nước.

Bên cạnh các quy định về BHXH, Nhà nước cũng đã ban hành một loạt các điều lệ quy định chế độ ƯĐXH như: Điều lệ ưu đãi thương binh, bệnh binh, quân du

kích, thanh niên xung phong bị thương tật; Điều lệ quy định về chính sách đối với quân nhân phục viên; Điều lệ tạm thời về chế độ đãi ngộ quân nhân khi ốm đau, bị thương, v.v. Ngoài ra, còn có nhiều văn bản quy định các chế độ cụ thể đối với các

đối tượng ƯĐXH khác như: chế độ phụ cấp thương tật 6 hạng đối với thương binh, dân quân, du kích, trợ cấp khó khăn với thân nhân liệt sỹ thời kỳ kháng chiến chống Pháp và trợ cấp thương tật 8 hạng, chế độ tiền tuất đối với những người có công trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước, v.v.

Cũng trong giai đoạn 1954-1975 hoạt động cứu trợ xã hội cũng được nhà nước triển khai thông qua nhiều văn bản như: Thông tư số 157- CP ngày 25/8/1966 của

Hội đồng Chính phủ về chính sách đối với nhân dân bị tai nạn chiến tranh; Thông tư số 202-CP của Hội đồng Chính phủ quy định chính sách đối với người già, trẻ mồ côi không nơi nương tựa và những người tàn tật, v.v. Các chế độ cứu trợ xã hội giai

đoạn này chủ yếu tập trung vào các đối tượng người già cô đơn, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa và các đối tượng là nạn nhân chiến tranh.

Sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thắng lợi, yêu cầu khắc phục hậu quả chiến tranh, giải quyết hậu quả xã hội do chế độ cũ để lại, đặc biệt là ở miền Nam đã đặt ra nhiều nhiệm vụ đối với hoạt động đảm bảo ASXH. Vì thế, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản để bổ sung và sửa đổi những chính sách đã có cho phù hợp với tình hình mới: Nghị định số 236 - HĐBT ngày 19/8/1985 của Hội đồng Bộ

trưởng sửa đổi bổ sung một số chế độ, chính sách về thương binh và xã hội; Quyết định số 354 - CP ngày 27/9/1979 của Hội đồng Chính phủ về việc trợ cấp khó khăn cho cán bộ, công nhân viên chức nhà nước. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế khủng

hoảng triền miên nên các quy định này chỉ mang tính hình thức và không khả thi, các đối tượng có nhu cầu hưởng ASXH phải dựa vào các biện pháp tương trợ truyền thống như: quyên góp, từ thiện, v.v.

Trong lĩnh vực ƯĐXH, với mục tiêu tiến tới xây dựng một hệ thống chính sách ưu đãi thống nhất trong cả nước nên nhiều giải pháp mang tính quá độ đã được Nhà nước ban hành và thực hiện: Quyết định số 208-CP ngày 20/7/1977 của Hội đồng

Chính phủ về chế độ đãi ngộ đối với người và gia đình có công với cách mạng; Quyết định số 301-CP ngày 20/9/1980 bổ sung về tiêu chuẩn liệt sỹ và thương binh, bổ sung chính sách đối với thương binh, bệnh binh và gia đình liệt sỹ. Tuy nhiên, các

văn bản mang tính pháp lý này còn tản mạn, chắp vá và phức tạp, mức trợ cấp thấp nên đã không đảm bảo đời sống cho đối tượng.

Nhìn một cách tổng thể, đặc điểm nổi bật nhất của việc thực hiện chính sách ASXH giai đoạn này là Nhà nước giữ vai trò tuyệt đối. Nhà nước vừa là chủ thể ban hành, vừa là chủ thể tổ chức thực thi chính sách. Nguồn tài chính để thực hiện chính sách ASXH được lấy chủ yếu từ ngân sách nhà nước, sự đóng góp của người sử dụng lao động và người lao động là rất nhỏ so với yêu cầu thực tế.

Thành tựu lớn nhất trong thực hiện chính sách ASXH là Nhà nước đã từng bước mở rộng đối tượng thụ hưởng và chế độ thanh toán, chi trả trợ cấp. Các quy định về chế độ, chính sách được nhà nước sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với sự biến động của điều kiện KT - XH. Việc sớm hình thành các chế độ cơ bản của chính sách ASXH đã cho thấy tầm nhìn và sự chuẩn bị của Đảng và Nhà nước ta trong việc thực hiện chính sách ASXH ổn định, lâu dài.

Tuy nhiên, do bị ảnh hưởng bởi chiến tranh và được thực hiện theo cơ chế tập trung, bao cấp nên nội dung chính sách ASXH đã không phù hợp, các chế độ còn tản mạn, chưa tập trung và giá trị pháp lý chưa cao. Các chế độ ASXH chưa được nhà nước quy định rõ ràng nên có sự chồng chéo, dẫn đến vừa tốn kém vừa gây khó khăn cho việc thực hiện. Cũng do cơ chế điều hành chính sách theo kiểu kế hoạch đã dẫn đến vai trò của nhà nước bị suy giảm, đời sống của người lao động gặp khó khăn, quyền hưởng ASXH của người dân không được đảm bảo. Do cơ chế quản lý lạc hậu nên độ bao phủ của chính sách ASXH cũng không cao, một thời gian dài chế độ ASXH, đặc biệt là BHXH mới chỉ hướng đến công nhân, viên chức nhà nước, lực lượng vũ trang, người có đóng góp cho cách mạng chứ chưa chú ý đúng mức đến lao động ở các thành phần kinh tế khác.

* Thực hiện chính sách ASXH giai đoạn từ 1986 đến nay

Nhìn một cách tổng thể, đây là giai đoạn phát triển nhất của chính sách ASXH với sự ra đời của một loạt các văn bản có giá trị pháp lý điều chỉnh trên nhiều lĩnh vực như: Nghị định 12/CP ngày 26/01/1995 của Chính phủ về việc ban hành Điều lệ

BHXH; Pháp lệnh về người tàn tật số 6/1998/PL - UBTVQH10 ngày 30/7/1998; Nghị định số 67/2007/NĐ - CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng thuộc diện bảo trợ xã hội, v.v. Đặc biệt, ngày 29/6/2006, tại kỳ họp thứ 10,

Quốc hội khoá XI đã thông qua Luật BHXH và tại kỳ họp thứ 4 (14/11/2008) Quốc hội khoá XII đã thông qua Luật BHYT. Đây là các văn bản có giá trị pháp lý cao nhất đối với hai chính sách quan trọng của hệ thống ASXH ở nước ta hiện nay. Với hệ thống các văn bản pháp luật đã ban hành, chính sách ASXH đã từng bước được pháp lý hoá về phạm vi, đối tượng, chế độ và nguồn tài chính.

Với việc thực hiện hai chế độ bảo hiểm bắt buộc và tự nguyện nên phạm vi đối tượng đã được mở rộng rất nhiều so với giai đoạn trước. Các chế độ ASXH giai đoạn này được Nhà nước thực hiện qua bốn chính sách cơ bản là: BHXH, BHYT, BHTN, ƯĐXH và TGXH. Quỹ ASXH đã từng bước được hình thành và hạch toán độc lập so với ngân sách nhà nước. Chính sách ASXH được Nhà nước quản lý tập trung với hệ thống các đơn vị sự nghiệp từ trung ương đến địa phương.

Trong điều kiện nền KTTT định hướng XHCN, thực hiện chính sách ASXH luôn được Đảng, Nhà nước coi là một nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách. Với tư cách là một bộ phận quan trọng trong "Chiến lược tổng thể phát triển KT - XH của Việt Nam

giai đoạn 2011-2020”, Đảng và Nhà nước ta xác định phải “xây dựng chính sách ASXH đa dạng; phát triển mạnh hệ thống BHXH, BHYT, tiến tới bảo hiểm toàn dân. Đa dạng hoá các loại hình cứu trợ xã hội, tạo việc làm” [49, tr.102] và quan điểm

thực hiện là “từng bước mở rộng và cải thiện hệ thống ASXH để đáp ứng ngày càng

tốt hơn yêu cầu đa dạng của mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội, nhất là nhóm đối tượng chính sách, đối tượng nghèo”. Đây chính là cơ sở quan trọng để tiếp tục phát

huy vai trò của Nhà nước trong việc thực hiện hiệu quả chính sách ASXH ở Việt Nam hiện nay.

Một phần của tài liệu Chính sách an sinh xã hội và vai trò của nhà nước trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội ở việt nam (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(170 trang)
w