Hạn chế trong triển khai, kiểm tra và giám sát việc thực hiện chính sách an sinh xã hộ

Một phần của tài liệu Chính sách an sinh xã hội và vai trò của nhà nước trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội ở việt nam (Trang 102 - 106)

sách an sinh xã hội

Vai trò quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực ASXH còn chưa được phát huy đầy đủ. Công tác quản lý nhà nước về đối tượng tham gia còn gặp nhiều khó khăn và chưa chính xác. Trong lĩnh vực BHXH, tình trạng Nhà nước và cơ quan BHXH không xác định và quản lý được số lao động bắt buộc phải đóng BHXH theo luật định ngày càng tăng. Đây là tình trạng đã kéo dài từ năm 2003 đến nay mà chưa có hướng khắc phục, làm ảnh hưởng đến số thu quỹ BHXH và chính sách ASXH lâu dài của Nhà nước. Chẳng hạn, theo số liệu báo cáo của BHXH Việt Nam, năm 2008 Nhà nước điều chỉnh mức lương tối thiểu chung từ 450.000 đ/tháng lên 540.000 đ/tháng, tức là tăng khoảng 20%. Riêng doanh nghiệp có vốn nước ngoài, Nhà nước đã điều chỉnh mức lương tối thiểu tăng bình quân trên 25%. Với việc điều chỉnh tăng lương tối thiểu như vậy thì tiền lương bình quân làm căn cứ đóng BHXH cũng phải tăng tương ứng, nhưng thực tế thu BHXH năm 2008 so với 2007 chỉ tăng bình quân khoảng 7%. Đây là một nghịch lý mà nguyên nhân sâu xa của nó chính là bắt nguồn từ việc Nhà nước và cơ quan BHXH không quản lý chặt chẽ và đầy đủ được số đối tượng phải đóng BHXH bắt buộc.

Bên cạnh đó, nhiều nội dung chính sách được Nhà nước quy định nhưng việc thực hiện còn chưa nghiêm và đầy đủ (BHXH tự nguyện, BHYT toàn dân, v.v.). Trong khi đó, Nhà nước lại chưa có biện pháp để giải quyết dứt điểm như tình trạng trốn, nợ và chậm đóng BHXH. Chẳng hạn, năm 2007 số tiền nợ, chậm đóng BHXH cộng dồn là 1733 tỷ đồng, đến năm 2008 con số này đã tăng lên 2286 tỷ đồng và năm 2010, số nợ, chậm đóng BHXH 2549 tỷ đồng. Tình trạng chậm đóng BHXH xảy ra ở tất cả các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị và các thành phần kinh tế (Xem phụ lục 6).

Thực tế cho thấy, việc xác định và quản lý đối tượng phải tham gia BHXH bắt buộc theo luật định đối với khu vực ngoài nhà nước là rất khó khăn. Mặc dù Luật BHXH đã quy định rõ đối tượng phải đóng BHXH bắt buộc nhưng đến nay chưa có bất kỳ cuộc điều tra, thống kê quy mô nào để có được số liệu một cách tương đối thống nhất làm cơ sở cho các cơ quan có trách nhiệm tiến hành quản lý, theo dõi, giám sát việc thực hiện một cách chặt chẽ. Theo kết quả điều tra lao động việc làm và thất nghiệp năm 2007 cho thấy, lực lượng lao động ở nước ta khoảng trên 46 triệu người, song chưa có thống kê số lượng lao động có hợp đồng từ 3 tháng trở lên thuộc đối tượng quy định phải tham gia BHXH bắt buộc. Theo các ước tính thì số lượng này dao động trong khoảng từ 11-14 triệu người. Như vậy, số đối tượng thực tế tham gia BHXH bắt buộc tính đến nay mới chỉ đạt khoảng từ 62% đến 79%. Nếu trừ đi số đối tượng trong khu vực nhà nước tham gia BHXH gần đủ 100% thì số lao động khu vực ngoài nhà nước tham gia BHXH chỉ đạt 44% đến 64%.

Mặc dù, các cơ quan nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc hoàn thiện khung khổ và hướng dẫn pháp lý cho việc thực hiện chính sách ASXH tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế như việc ban hành một số văn bản vẫn chưa bảo đảm thời gian theo Luật định, còn những quy định chưa rõ ràng, văn bản hướng dẫn nghiệp vụ ban hành chậm nên các địa phương chưa thể thực hiện được ngay. Chính việc thiếu đồng bộ và chậm ban hành văn bản đã tạo ra nhiều kẽ hở và tình trạng vi phạm pháp luật về ASXH còn phổ biến.

Tổ chức hệ thống và quy định chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị có chức năng thực hiện chính sách ASXH chưa rõ ràng. Tính liên thông giữa các cơ quan này chưa cao nên dẫn đến vừa buông lỏng quản lý vừa chồng chéo nhau về chức năng, nhiệm vụ, làm giảm hiệu qua chính sách. Đội ngũ cán bộ làm công tác ASXH còn thiếu và tính chuyên nghiệp chưa cao. Công tác đào tạo nhân lực về ASXH vẫn chưa được quan tâm đúng mức cả về nguồn lực và nội dung, kỹ năng đào tạo. Nhìn chung, năng lực quản lý và tổ chức thực thi chính sách của đội ngũ cán bộ làm công tác ASXH còn tồn tại một khoảng cách khá xa so với yêu cầu xây dựng hệ thống ASXH hiện đại.

Sự phối hợp giữa các chủ thể trong việc triển khai chính sách ASXH còn thiếu chặt chẽ. Việc phân định trách nhiệm quản lý giữa các cơ quan Nhà nước với các đơn

vị sự nghiệp như BHXH Việt Nam chưa rõ ràng. Cùng một đối tượng lại do nhiều chủ thể cùng quản lý và thực hiện chế độ nên đã dẫn đến tình trạng vừa chồng chéo

vừa buông lỏng quản lý. Chẳng hạn, BHXH cho rằng, việc quản lý đối tượng phải

tham gia BHXH bắt buộc là trách nhiệm của cơ quan lao động, cơ quan cấp phép kinh doanh, cơ quan thuế và tổ chức công đoàn. Còn các cơ quan này lại cho rằng, việc thực thi Luật BHXH là của cơ quan BHXH các cấp. Thực tế cho thấy, phần lớn chính quyền các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chưa quan tâm, chỉ đạo sự phối hợp các cơ quan chức năng trong việc thực hiện chính sách tại địa phương và thường coi đây là công việc của ngành BHXH.

Ngoài ra, công tác quản lý nhà nước về thực hiện chính sách ASXH của chính quyền ở địa phương cũng còn có những hạn chế, bất cập như việc quản lý lao động trên địa bàn chưa đầy đủ, chặt chẽ, việc thanh tra, kiểm tra của các cơ quan chức năng chưa thường xuyên. Trong khi đó, với chức năng và nhiệm vụ của mình, BHXH Việt Nam lại không có thẩm quyền xử phạt mà chỉ có quyền phát hiện, thống kê các đơn vị vi phạm về đóng BHXH và báo cáo các cơ quan quản lý nhà nước giải quyết, dẫn đến việc có xử lý hay không, xử lý nhanh hay chậm lại phụ thuộc vào các cơ quan khác. Thủ tục xử phạt hay khởi kiện một đơn vị nợ tiền đóng BHXH cũng không đơn giản và còn rất nhiều khó khăn, phức tạp. Vì vậy, trong thực tế số đơn vị vi phạm nhiều, nhưng số vụ việc được xử lý còn quá ít và chậm chễ. Hơn nữa, bộ máy thực hiện chính sách ASXH chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế, kinh phí chi cho hoạt động tuyên truyền pháp luật ASXH còn thiếu, chế độ đãi ngộ chưa tương xứng với chức năng, nhiệm vụ. Điều này cùng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng chủ trương, chính thì đúng những việc triển khai vào thực tế lại không đúng như mong đợi.

Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực ASXH chưa được thực hiện thường xuyên và hiệu quả. Thực tế cho thấy, trong nền KTTT, việc các tổ chức, doanh nghiệp vi phạm pháp luật trong lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN là rất nhiều nhưng kết quả kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng nhà nước là rất nhỏ. Bên cạnh đó, quy định hiện hành về việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về đóng BHXH còn bất hợp lý, chưa phù hợp, mức phạt tối đa 30 triệu đồng còn quá nhẹ, chưa có tác dụng ngăn chặn và không đủ sức răn đe đối với

các doanh nghiệp lớn sử dụng nhiều lao động, số tiền chậm đóng lên tới vài tỷ đồng. Cơ chế xử phạt như hiện nay không đảm bảo tính nghiêm minh, kịp thời, phụ thuộc vào các cơ quan chức năng khác, cũng như sự quan tâm của chính quyền địa phương. Các ngân hàng thương mại chưa thực hiện nghiêm túc quy định trích từ tài khoản của doanh nghiệp nợ để đóng BHXH theo quy định, mà mức lãi suất chậm nộp tiền đóng thấp hơn nhiều so với lãi suất khi vay tiền của ngân hàng, do đó các doanh nghiệp cố tình chậm nộp tiền để chiếm dụng.

Công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến chính sách ASXH ở đi ̣a phương còn châ ̣m, hình thức thông tin, tuyên truyền còn nghèo nàn dẫn đến mô ̣t bô ̣ phâ ̣n không nhỏ người lao đô ̣ng, người sử du ̣ng lao đô ̣ng không nắm bắt được mục đích, nội dung và hình thức tham gia, dẫn đến tình trạng thờ ơ, gây khó khăn cho công tác quản lý xã hội của Nhà nước. Nhà nước chưa tạo được sự chuyển biến trong nhâ ̣n thức của cộng đồng về vai trò của chính sách ASXH trong nền KTTT. Dù chính sách ASXH là một chính sách quan trọng và có ý nghĩa KT - XH, nhân văn sâu sắc nhưng do công tác tuyên truyền còn hạn chế nên "tính lan toả" của nó còn chưa rộng. Nhâ ̣n thức của người lao đô ̣ng về vị trí, vai trò của chính sách ASXH còn chưa đầy đủ. Điều này dẫn đến tình số lượng người lao động tham gia vào một loại hình ASXH nào đó trong các loại hình lao động phi chính thức còn rất thấp, đặc biệt là nông dân. Chẳng hạn, trong lĩnh vực y tế, tiến độ thực hiện BHYT toàn dân còn chậm so với mục tiêu chính sách ASXH và quy định của Luật BHYT. Đa số người cận nghèo, học sinh, sinh viên vẫn chưa muốn tham gia BHYT dù có nhiều địa phương đã hỗ trợ tới 50% mức đóng (một số địa phương thuộc khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, miền Trung được các dự án hỗ trợ thêm 30% mức đóng) nhưng tỷ lệ những người thuộc hộ cận nghèo tham gia BHYT cũng chỉ đạt khoảng 20%. Với học sinh, sinh viên, dù đã trở thành đối tượng bắt buộc, được Nhà nước hỗ trợ nhưng mới có trên 70% tham gia.

Trong việc thực hiện chính sách ƯĐXH và TGXH cũng đang đặt ra nhiều thách thức mới đòi hỏi Nhà nước cần phải có những biện pháp hiệu quả. Mặc dù Nhà nước và nhân dân đã có nhiều nỗ lực trong việc cải thiện cuộc sống cho đối tượng này nhưng do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách mà nên mức sống của họ vẫn còn thấp so với mặt bằng chung của xã hội. Phân hoá giàu nghèo và phân tầng xã hội ngày càng lớn hơn. Việc đảm bảo ASXH của Nhà nước cho lao động bị tác động bởi

quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đô thị hoá, thiên tai, bão lụt chưa hiệu quả. Trong khi đó, các chế độ, chính sách ưu đãi và trợ giúp vẫn còn manh mún, chắp vá. Một số chế độ hiện nay không còn phù hợp với tình hình thực tế. Các hoạt động ƯĐXH và TGXH vẫn còn nặng tính hình thức và chưa mang tính ổn định, lâu dài. Nhận thức về TGXH vẫn còn nặng về hoạt động nhân đạo, từ thiện chứ chưa phải sự chia sẻ trách nhiệm xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu, quyền của đối tượng và đảm bảo an toàn cho mọi thành viên trong xã hội khi gặp rủi ro.

Vai trò của Nhà nước trong việc huy động các nguồn lực cho việc thực hiện chính sách ƯĐXH và TGXH vẫn còn hạn chế. Nhân lực, vật lực vẫn chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước, do đó chưa động viên được sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội trong việc thực hiện chính sách ASXH. Các hình thức chăm sóc, hỗ trợ đối tượng người có công, đối tượng thuộc diện TGXH tại cộng đồng chưa được Nhà nước quan tâm đúng mức. Hoạt động trợ giúp còn thiếu sự chỉ đạo, quản lý thống nhất của Trung ương tới địa phương và đang bị chia cắt, phân tán với nhiều chủ thể quản lý khác nhau. Điều này làm cho chính sách ƯĐXH, chính sách TGXH bị biến dạng, một số nơi bị trục lợi, gây bức xúc trong nhân dân, làm ảnh hưởng đến tính đúng đắn của chính sách ASXH của Đảng và Nhà nước ta.

Một phần của tài liệu Chính sách an sinh xã hội và vai trò của nhà nước trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội ở việt nam (Trang 102 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(170 trang)
w