Một cách chung nhất, vai trò tích cực của Nhà nước trong việc hoạch định chính sách ASXH và thể chế hoá chính sách ấy thành pháp luật được thể hiện thông qua
phương diện Nhà nước xây dựng định hướng, mục tiêu, nội dung, cơ chế thực hiện chính sách ASXH, phù hợp với định hướng phát triển KT - XH, phát triển con người và đảm bảo công bằng, tiến bộ xã hội. Ở trong từng thời kỳ, vai trò hoạch định chính sách ASXH là một bộ phận trong chỉnh thể vai trò hoạch định chính sách KT - XH của Nhà nước.
Chính sách ASXH của nước ta là sự cụ thể hóa đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về đảm bảo ASXH trong từng giai đoạn phát triển. Chủ trương chung của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc thực hiện chính sách ASXH là “phát triển hệ
thống ASXH đa dạng, ngày càng mở rộng và hiệu quả” [44; tr.125] và “từng bước mở rộng và cải thiện hệ thống ASXH để đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu đa dạng của mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội, nhất là nhóm đối tượng chính sách, đối tượng nghèo” [43]. Trong đó “chú trọng thực hiện tốt chính sách ƯĐXH. Vận động toàn dân tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn đối với các lão thành cách mạng, những người có công với nước, người hưởng chính sách xã hội. Chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần của người già, nhất là những người già cô đơn, không nơi nương tựa. Giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam, người tàn tật, trẻ mồ côi, lang thang” [42, tr.104]. Trên cơ sở đó, Nhà nước đã “đổi mới hệ thống BHXH, đa dạng hoá hình thức bảo hiểm và phù hợp với KTTT, xây dựng chế độ BHTN, thực hiện tốt chế độ bảo hộ lao động, an toàn lao động và vệ sinh lao động. Thực hiện tốt các chính sách ưu đãi người có công với nước; vận động toàn xã hội tham gia các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa; nâng cao mức sống về vật chất; tinh thần của người có công ngang bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của dân cư” [42,
tr.216]. Đồng thời, Nhà nước đã thực hiện hiệu quả chương trình xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm và thực hiện hiệu quả các biện pháp cứu trợ đồng bào bị thiên tai, dịch bệnh gặp khó khăn.
Trên cơ sở chủ trương, định hướng của Đảng về đảm bảo ASXH và thực tiễn nước ta, thời gian qua Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật, tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện chính sách ASXH tốt hơn. Đặc biệt từ 2005 đến nay, hoạt động xây dựng, điều chỉnh chính sách, pháp luật về ASXH của Nhà nước đã đạt được kết quả tích cực. Trên tất cả các lĩnh vực, hệ thống văn bản pháp luật đã được Nhà nước ban hành tương đối đầy đủ, với phạm vi điều chỉnh bao quát tất cả các lĩnh vực BHXH, BHYT, ƯĐXH và TGXH.
Ngay khi ra đời Luật BHXH, các cơ quan Nhà nước đã tâp trung ban hành hàng loạt văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý khác nhau nhằm điều chỉnh các quan hệ BHXH cơ bản: Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính
phủ hướng dẫn một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc; Nghị định số 68/2007/NĐ - CP ngày 19/4/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân; Nghị định số 86/2010/NĐ - CP ngày 13/8/2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH; Nghị định số 190/2007/NĐ - CP ngày 16/8/2007 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật BHXH về BHXH tự nguyện; Nghị định số 127/2008/NĐ - CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHTN, v.v. Ngoài
ra, các Bộ, Ngành liên quan còn ban hành hơn 20 Thông tư hướng dẫn thi hành các Nghị định, Quyết định. Chính việc Nhà nước thống nhất thực hiện chính sách, pháp luật về ASXH đã tạo ra sự đồng thuận và tin tưởng của người dân, tạo được sự đoàn kết cao trong xã hội.
Tương tự, khi Luật BHYT được Quốc hội thông qua và có hiệu lực, Bộ Y tế với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước đã xây dựng Kế hoạch số 10/KH - BYT ngày 7/01/2009 về triển khai thi hành Luật BHYT. Đồng thời, với trách nhiệm của mình, Bộ Y tế đã phối hợp với các Bộ, Ngành và BHXH Việt Nam ban hành và trình Chính phủ ban hành văn bản quy định cụ thể và hướng dẫn tổ chức thực hiện Luật BHYT như: Nghị định số 62/2009/NĐ - CP ngày 27 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHYT, Thông tư liên tịch số 09/2009/TTLT – BYT - BTC ngày 14 tháng 8 năm 2009 của liên Bộ Y tế - Tài chính hướng dẫn thực hiện Luật BHYT, v.v. Đặc biệt, nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo của
Đảng đối với Nhà nước trong việc thực hiện chính sách BHYT nói riêng và ASXH nói chung, Ban Bí thư Trung ương Đảng khoá X đã có Chỉ thị số 38 - CT/TW ngày
07/9/2009 về “Đẩy mạnh công tác BHYT trong tình hình mới”. Điều này một lần nữa
cho thấy vai trò và tầm quan trọng của chính sách BHYT trong việc đảm bảo ASXH ở nước ta hiện nay.
Trong lĩnh vực ƯĐXH, mặc dù sự vận hành của nền KTTT đã làm xuất hiện nhiều vấn đề xã hội phức tạp nhưng việc ưu đãi người và gia đình có công với cách mạng vẫn là nguyên tắc Hiến định và được Nhà nước ghi nhận trang trọng trong Hiến pháp 1992:“Thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ được hưởng các chính sách ưu
đãi của Nhà nước. Thương binh được tạo điều kiện phục hồi chức năng lao động, có việc làm phù hợp với sức khỏe và đời sống ổn định. Những người và gia đình có công với nước được khen thưởng, chăm sóc”. Nguyên tắc này đã được các cơ quan
nhà nước thể chế trong “Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng” và được quy định cụ thể tại các Nghị định của Chính phủ. Đây là một bước tiến trong việc pháp điển hóa pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng, hình thành chính sách ƯĐXH toàn diện có khả năng hỗ trợ thiết thực cho người có công ổn định đời sống, có điều kiện vươn lên trong cuộc sống.
Trong lĩnh vực TGXH, Nhà nước cũng đã ban hành nhiều văn bản pháp luật, một số văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao và đặc biệt có ý nghĩa đối với các đối tượng TGXH như: Nghị định 05/CP ngày 26/1/1994 của Chính phủ quy định chế độ
trợ cấp đối với các đối tượng chính sách; Luật Người khuyết tật; Nghị định số 67/2007/NĐ - CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ về chính sách TGXH đối với đối tượng bảo trợ xã hội; Nghị định số 13/2010/NĐ - CP ngày 27/02/2010 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 67/2007/NĐ - CP ngày 13/4/2007, v.v..
Nhìn chung, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đã cơ bản tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện chính sách ASXH, đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn phát triển đất nước. Việc xác định đối tượng, chế đô ̣, chính sách, nguồn lực, cơ chế tổ chức, bô ̣ máy triển khai thực hiê ̣n chính sách đã được quy đi ̣nh cu ̣ thể, thủ tu ̣c và chi phí hành chính từng bước được cắt giảm, tạo điều kiện cho cơ sở cũng như đối tượng tiếp cận chính sách ASXH được thuận lợi hơn. Trong quá trình thực hiện chính sách ASXH, nhiều văn bản pháp luật thường xuyên được Nhà nước sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện theo hướng phù hợp tình hình phát triển KT - XH của đất nước, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân.
Cùng với việc xác lập quyền và trách nhiệm của Nhà nước trong việc đảm bảo ASXH cho người dân thì Nhà nước còn xác lập nguyên tắc bình đẳng, dân chủ, công
khai và công bằng xã hội trong thực hiện chính sách ASXH. Trong đó, nguyên tắc
"hưởng thụ theo đóng góp" kết hợp với "lấy số đông bù số ít" được Nhà nước coi là nguyên tắc chủ đạo trong việc thực hiện chính sách ASXH ở nước ta. Nhà nước chủ trương thực hiện chính sách, pháp luật về ASXH theo phương châm đa dạng hoá, xã hội hoá theo thế “kiềng ba chân”: Nhà nước – Xã hội và bản thân đối tượng”. Trong đó, Nhà nước đóng vai trò là chủ thể bảo vệ và hỗ trợ cuối cùng khi các hình thức bảo vệ khác không thể giải quyết được. Cộng đồng và bản thân đối tượng giữ vai trò quyết định trong việc tự tích lũy, chủ động phát huy khả năng vươn lên, khắc phục khó khăn hòa nhập cộng đồng.
Bên cạnh việc hoạch định chính sách ASXH Nhà nước còn lồng ghép, đan xen mục tiêu đảm bảo ASXH vào trong nhiều chương trình, chính sách khác nhằm bao phủ mọi đối tượng và tầng lớp trong xã hội như: Chiến lược phát triển KT - XH,
chính sách xoá đói, giảm nghèo, chính sách giải quyết việc làm, chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, chương trình Phát triển KT - XH các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi (Chương trình 135), v.v. Thực
tế đã cho thấy, Nhà nước đã đóng vai trò rất quan trọng trong việc hoạch định chính sách ASXH phù hợp với mục đích, bản chất và trình độ phát triển của nước ta, đáp ứng những đòi hỏi của nền KTTT định hướng XHCN. Từ chế độ ASXH của cơ chế tập trung, bao cấp đến nay Nhà nước đã hình thành được một hệ thống chính sách ASXH có tính ổn định tương đối với đầy đủ các chế độ cơ bản, phù hợp điều kiện KTTT định hướng XHCN và quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam.