Khuyến khích xã hội hoá, tăng cường sự tham gia của người dân vào việc thực hiện chính sách an sinh xã hộ

Một phần của tài liệu Chính sách an sinh xã hội và vai trò của nhà nước trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội ở việt nam (Trang 135 - 138)

việc thực hiện chính sách an sinh xã hội

Nhà nước khẳng định phương châm xã hội hoá thực hiện chính sách ASXH là một giải pháp cơ bản, bền vững. Nội dung xã hội hoá thực hiện chính sách ASXH là vận động các tầng lớp nhân dân tham gia đóng góp các nguồn lực để cùng với Nhà nước cung cấp các dịch vụ an sinh tốt nhất cho người có nhu cầu. Triển khai chính sách ASXH thông qua cơ chế xã hội hóa thường đem lại hiệu quả cao hơn so với sự bao cấp của Nhà nước. Đồng thời, xã hội hoá còn góp phần tạo ra môi trường cạnh tranh giữa các tổ chức, khơi dậy tính sáng tạo và chủ động, tích cực của cộng đồng, nhờ vậy mà có thể đa dạng hoá và tăng nguồn cung ứng các dịch vụ công cho xã hội,

đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân và làm giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước, v.v.

Trong thời gian tới, để nâng cao hiệu quả công tác xã hội hoá trong việc thực hiện chính sách ASXH, Nhà nước cần có các biện pháp sau:

Một là, tuyên truyền sâu rộng về từng loại hình chính sách ASXH

Đối với BHXH và BHYT: Nhiệm vụ đầu tiên là phải tiếp tục đẩy mạnh công

tác tuyên truyền về quyền, nghĩa vụ đối với việc thực hiện chế độ, chính sách BHXH để người lao động hiểu và tự giác tham gia. Đặc biệt cần phải tập trung tuyên truyền vào những chế độ có liên quan trực tiếp đến sự an toàn của người lao động như: chế độ BHXH, BHYT, BHTN, v.v. Thực hiện có hiệu quả hơn công tác phối hợp giữa Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội với một số Bộ, Ngành, địa phương, tổ chức chính trị - xã hội như Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Công thương, BHXH Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã, Hội Nông dân…trong công tác xây dựng văn bản cũng như phổ biến, tuyên truyền pháp luật về BHXH ở ngành và địa phương.

Tuyên truyền nâng cao nhận thức nhằm thay đổi cách nhìn đối với TGXH và ƯĐXH từ khía cạnh hoạt động nhân tạo từ thiện thành “chia sẻ trách nhiệm” giữa cá nhân, gia đình, xã hội và Nhà nước. Đẩy mạnh việc tuyên truyền giáo dục pháp luật về TGXH và ƯĐXH cho các cấp, ngành, các tổ chức và người dân, trên cơ sở đó nâng cao ý thức trách nhiệm thực hiện pháp luật và chính sách đối với hai nhóm đối tượng nên trên.

Để thực hiện tốt hơn công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia thực hiện chính sách ASXH, Nhà nước cần thiết lập các kênh thông tin đa chiều để tiếp nhận và phản hồi ý kiến cho người dân về các vấn đề có liên quan đến chính sách, pháp luật ASXH. Đa dạng hoá hình thức tuyên truyền, phổ biến chính sách, chế độ ASXH thông qua các chuyên mục trên báo, website, truyền hình kịp thời thông tin rộng rãi đến đảo người dân.

Hai là, mở rộng dân chủ trong thực hiện chính sách ASXH

Để người dân tham gia đóng góp ý kiến và phản biện chính sách thì phát huy quyền dân chủ của người dân là vô cùng quan trọng. Thông qua phản biện xã hội, người dân thấy rõ được quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong việc thực hiện chính

sách ASXH, từ đó, làm cho chính sách gần gũi với nhân dân và được nhân dân tiếp nhận dễ dàng hơn.

Phát huy dân chủ trong thực hiện chính sách ASXH còn góp phần tạo điều kiện cho người dân tham gia giám sát Nhà nước, giám sát các hoạt động chuyên môn, nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ ASXH. Bởi lẽ, người dân là đối tượng trực tiếp hưởng lợi từ chính sách ASXH, cho nên hơn ai hết họ thấy được chính xác nhất hiệu quả, tác dụng của các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Bởi vậy, sự tham gia giám sát, phản biện của nhân dân đối với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về ASXH sẽ góp phần làm cho chính sách phản ánh đúng thực tiễn và tính khả thi cao hơn.

Ba là, khuyến khích sự tham gia của chủ thể xã hội vào quá trình thực hiện chính sách ASXH

Cùng với tăng cường vai trò của Nhà nước và cộng đồng, bản thân các đối tượng cũng cần nâng cao trách nhiệm và năng lực tự an sinh. Nhà nuớc có biện pháp hỗ trợ để mỗi đối tượng chính sách có điều kiện cao nhất tự lo cho bản thân và gia đình về đời sống vật chất và tinh thần.

Về lâu dài, phương thức xã hội hóa cần hình thành cơ chế để mọi thành phần kinh tế đóng góp nguồn lực cho thực hiện chính sách ASXH. Nhiều quốc gia đã tìm mọi biện pháp, tạo mọi điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp thực hiện chính sách ASXH đối với người lao động và cộng đồng. Nếu không có sự tham gia một cách tích cực, chủ động của doanh nghiệp thì những khó khăn và khiếm khuyết của hệ thống ASXH ở Việt Nam hiện nay sẽ khó có thể được giải quyết.

Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế, thất nghiệp gia tăng…thì xác lập vai trò tích cực của doanh nghiệp trong đảm bảo ASXH là một định hướng đúng đắn. Tuy nhiên, để phát huy được vai trò của doanh nghiệp, Nhà nước cần đưa ra khung pháp lý rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của các doanh nghiệp trong việc thực hiện chính sách ASXH. Nhà nước có cơ chế, chính sách hợp lý nhằm ưu đãi các doanh nghiệp đầu tư vào cung cấp dịch vụ ASXH. Khuyến khích phát triển các mô hình ASXH tự nguyện ở doanh nghiệp. Đồng thời, cần phải có những biện pháp xử lý nghiêm minh các doanh nghiệp không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với người lao động và nhà nước trong đảm bảo ASXH. Hình thành ý thức “thực hiện ASXH của doanh nghiệp”, trong nền KTTT.

Ngoài ra, Nhà nước cần khuyến khích thực hiện chính sách ASXH theo phương thức có sự tham gia của các đối tác xã hội như: tư nhân, tổ chức phi lợi nhuận, bệnh viện tư nhân, trung tâm dạy nghề tư nhân, v.v. để hỗ trợ người yếu thế tiếp cận với chính sách ASXH của Nhà nước được thuận lợi. Vai trò của Nhà nước là quản lý, kiểm tra, giám sát các hoạt động thực thi chính sách của các đối tác này nhằm vệ quyền lợi của người dân.

Bốn là, tăng cường quản lý nhà nước đối với công tác xã hội hoá thực hiện chính sách ASXH

Nhà nước có những quy định cụ thể về công tác xã hội hoá trong thực hiện chính sách ASXH nhằm tạo ra sự thống nhất và công bằng giữa các địa phương và các đối tượng. Đẩy mạnh xã hội hóa việc thực hiện chính sách ASXH phải gắn liền với đổi mới cơ chế, chính sách quản lý lĩnh vực ASXH. Xã hội hóa thực hiện chính sách ASXH phải được đặt trong trong điều kiện nền KTTT định hướng XHCN, chứ không chỉ đơn thuần là tăng đóng góp của dân để giảm bớt gánh nặng ngân sách của Nhà nước hoặc hạn chế vai trò của Nhà nước.

Nhấn mạnh vai trò của công tác xã hội hoá không có nghĩa là xem nhẹ vai trò của Nhà nước hoặc là quá đề cao vai trò của tư nhân, của thị trường. Việc thực hiện chính sách ASXH chỉ thực sự đạt kết quả tốt khi Nhà nước và xã hội có sự phối hợp nhịp nhàng. Nhà nước phải thực hiện tốt chức năng của mình và giải giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường. Đồng thời phải khắc phục tình trạng xã hội hóa nhưng thực chất là thị trường hóa nhiều dịch vụ ASXH, làm ảnh hưởng đến quyền lợi người tham gia và gây ra những vấn đề xã hội mới.

Một phần của tài liệu Chính sách an sinh xã hội và vai trò của nhà nước trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội ở việt nam (Trang 135 - 138)