Một số kinh nghiệm đối với việc thực hiện chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Chính sách an sinh xã hội và vai trò của nhà nước trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội ở việt nam (Trang 65 - 72)

mô hình ASXH tiến bộ ở quốc gia này nhưng chưa chắc đã đạt được thành công ở quốc gia khác và cũng không thể áp đặt một quy định về nội dung pháp luật về ASXH cho tất cả các quốc gia trên thế giới" [127, tr.11]. Do vậy, cần phải có thái độ tôn

trọng quy luật khách quan, kế thừa quan điểm biện chứng và quan điểm lịch sử - cụ thể trong việc tiếp thu kinh nghiệm của các nước. Chỉ có như vậy, chúng ta mới lựa chọn được mô hình ASXH phù hợp với điều kiện của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

2.3.2. Một số kinh nghiệm đối với việc thực hiện chính sách an sinh xã hội ởViệt Nam Việt Nam

Thứ nhất, nhà nước luôn giữ vai trò chủ đạo và thống nhất quản lý đối với việc thực hiện chính sách ASXH

Trong mỗi mô hình đảm bảo ASXH, nhà nước luôn giữ vai trò quan trọng trong việc hoạch định và thực thi chính sách, can thiệp vào thị trường nhằm khắc phục những khiếm khuyết, “thất bại” của thị trường và đảm bảo công bằng xã hội. Thực tiễn các nước có chính sách ASXH hiện đại và phát triển cho thấy, để người dân được hưởng lợi nhiều hơn từ tăng trưởng kinh tế, nhà nước phải có các biện pháp can thiệp vào thị trường bằng những chính sách mạnh mẽ, linh hoạt và hiệu quả.

Khi hoạch định và triển khai chính sách ASXH các nhà nước đều căn cứ vào cơ sở lý luận và thực tiễn rõ ràng, phù hợp với đặc điểm KT - XH của đất nước và xu thế phát triển chung. Cụ thể, dù mỗi quốc gia có điều kiện KT - XH khác nhau song đều xác định một cách nhất quán, rõ ràng ngay từ đầu mô hình phát triển xã hội và mô hình đảm bảo ASXH. Chẳng hạn, khi xây dựng mô hình nhà nước phúc lợi, Thuỵ Điển đã dựa trên nền tảng lý luận về tăng trưởng kinh tế gắn với công bằng xã hội Keynes. Trong đó nhấn mạnh đến vai trò trung tâm của nhà nước trong việc duy trì nhu cầu của nền kinh tế, tạo việc làm. Cơ sở thực tiễn của mô hình nhà nước phúc lợi chính là "truyền thống lịch sử của một chính thể quân chủ Thuỵ Điển mang tính gia trưởng với

xã hội có sự đồng thuận cao và hoà hợp giữa quyền lực thế tục và tôn giáo trong một nhà nước tập quyền mang truyền thống can thiệp" [103, tr.369].

Ở các nước có hệ thống ASXH phát triển, hiện đại đều đề cao vai trò quản lý thực hiện chính sách ASXH của nhà nước. Các quốc gia đều thiết lập bộ máy chuyên trách để thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với lĩnh vực ASXH trên phạm vi toàn quốc, chẳng hạn: Hoa Kỳ có cơ quan quản lý quỹ ASXH gọi là Ủy ban quản lý Quỹ ASXH; Thụy Điển có Ủy ban Bảo hiểm Quốc gia, v.v. Việc hình thành cơ quan chuyên trách này sẽ góp phần giảm gánh nặng quản lý cho nhà nước trung ương và việc thực hiện chính sách ASXH sẽ đồng bộ, thống nhất và hiệu quả cao hơn.

Việc xác định đúng vai trò và chức năng của nhà nước trong việc thực hiện chính sách ASXH là rất cần thiết. Trên thế giới, các mô hình phát triển nói chung và đảm bảo ASXH nói riêng đều theo mô hình hỗn hợp, nghĩa là cả nhà nước và xã hội, thị trường đều tham gia vào việc đảm bảo ASXH. Nhưng vấn đề khó khăn là việc xác định mức độ nhà nước can thiệp như thế nào là tốt nhất thì dường như chưa có một quốc gia nào làm được. Vì thế, hiện nay vẫn tồn tại và xuất hiện những cuộc khủng hoảng cả ở lĩnh vực kinh tế và xã hội mà nguyên nhân của nó chính là bắt nguồn từ việc hoặc quá “buông lỏng” hoặc là “can thiệp” quá sâu của nhà nước nên đã gây ra sự trì trệ và xơ cứng hệ thống kinh tế và xã hội. Để đi tìm lời giải cho mối quan hệ này, trong giai đoạn gần đây, các nước châu Âu phát triển như Đức, Thuỵ Điển đều có sự điều chỉnh mô hình đảm bảo ASXH cho phù hợp thực tại kinh tế. Các nước đều có xu hướng giảm "tính phúc lợi" của nhà nước và tăng sự năng động của xã hội hơn trong việc đảm bảo ASXH. Mặc dù sự điều chỉnh này không phải là lớn song nó cũng

đã cho thấy yêu cầu, quan điểm và giải pháp điều chỉnh vai trò của nhà nước trong thực hiện chính sách ASXH ở mỗi giai đoạn phát triển.

Ở Việt Nam, chúng ta cần xác định đúng vai trò của Nhà nước trong việc thực hiện chính sách ASXH. Một mặt, chúng ta phải khẳng định ở mọi thời kỳ, Nhà nước luôn đóng vai trò quan trọng trong đảm bảo ASXH. Nhà nước chịu trách nhiệm cao nhất trong việc cung cấp các điều kiện và đảm bảo thực thi các chính sách ASXH đối với người dân. Mặt khác, cũng không được tuyệt đối hoá vai trò của nhà nước và vai trò của thị trường, phải thừa nhận những hạn chế của thị trường là một hiện tượng tất yếu, khách quan và nhà nước cần phải can thiệp để khắc phục những hạn chế, khiếm khuyết này. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là nhà nước can thiệp đến mức độ nào để vừa đảm bảo vai trò của nhà nước và vừa thúc đẩy thị trường phát triển. Sự can thiệp thô bạo của nhà nước vào thị trường sẽ triệt tiêu tính năng động, tích cực của nó, làm ảnh hưởng đến việc cung cấp các nguồn lực cho hoạt động đảm bảo ASXH trong cả trước mắt và lâu dài.

Thứ hai, nhà nước cần thể chế hoá mục tiêu, nội dung đảm bảo ASXH thành chính sách và pháp luật

Tìm hiểu mô hình ASXH của một số nước chúng ta đều thấy một điểm chung là nhà nước luôn thể chế hoá nhiệm vụ đảm bảo ASXH thành những chính sách, pháp luật cụ thể nhằm tạo hành lang pháp lý cho việc giải quyết các vấn đề ASXH thống nhất, hiệu lực, ổn định và đảm bảo sự công bằng trong xã hội. Từ các mục tiêu và nhiệm vụ đảm bảo ASXH ở từng thời kỳ, các nhà nước đều thể chế hoá thành những đạo luật, các chương trình có mục tiêu và dành ngân sách để triển khai thực hiện. Điều này, một mặt vừa khẳng định tầm quan trọng của hoạt động đảm bảo ASXH, mặt khác nó cũng phản ánh đòi hỏi khách quan trong việc giải quyết mối quan hệ giữa "quyền hưởng ASXH của người dân" và "trách nhiệm của nhà nước trong thực hiện chính sách ASXH". Chính sự ghi nhận quyền hưởng ASXH sẽ góp phần tạo lập cơ sở pháp lý cho người dân trong việc bảo về quyền lợi chính đáng của mình, đồng thời, qua đó nâng cao trách nhiệm của nhà nước và cộng đồng trong đảm bảo ASXH.

Từ kinh nghiệm thể chế hoá chính sách ASXH của một số nước cho thấy, Việt Nam cần phải nhanh chóng hình thành khung pháp luật về ASXH. Đây là cơ sở pháp

lý cho việc thực hiện chính sách ASXH phù hợp với nền KTTT, định hướng XHCN ở nước ta. Việc thể chế hoá nhu cầu hưởng ASXH thành pháp luật sẽ góp phần pháp điển hoá nguyên tắc, chế độ ASXH, quyền và trách nhiệm của các chủ thể trong thực hiện chính sách ASXH, tạo sự gắn kết, liên thông giữa chính sách ASXH với các chính sách KT - XH khác.

Thứ ba, tạo sự hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế với đảm bảo ASXH

Hiện nay, giải pháp được nhiều quốc gia trên thế giới lựa chọn để tạo sự hài hoà giữa phát triển kinh tế với đảm bảo công bằng xã hội là thông qua chính sách xã hội, đặc biệt là các chính sách ASXH. Những nước theo mô hình KTTT xã hội (Đức), nhà nước phúc lợi (Thuỵ Điển, Nhật Bản) đều coi trọng sự kết hợp giữa “nguyên tắc

cạnh tranh của thị trường” với “nguyên tắc công bằng xã hội” thông qua việc thiết

kế mạng lưới đảm bảo ASXH hiệu quả. Chính sách ASXH được xem như là bộ phận

cấu thành không thể thiếu được của nền KTTT hướng vào phát triển con người. Từ

thực tế các nước cho thấy, trong quá trình phát triển kinh tế, nếu nhà nước không mở rộng kịp thời hệ thống chính sách ASXH một cách toàn diện ngay từ đầu thì những thành quả của phát triển kinh tế sẽ không được phân bổ nhanh chóng, công bằng đến mọi tầng lớp dân cư, đặc biệt là trong những tầng lớp yếu thế, từ đó có thể dẫn đến những bất ổn và gánh nặng khác về KT - XH.

Thực tiễn ở châu Âu đã cho thấy, các quốc gia này đã hình thành và triển khai được mạng lưới ASXH đầy đủ cho người dân, tạo ra sự hài hoà giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội. Mặc dù hoàn cảnh của mỗi nước khác nhau, nhưng có một điểm chung là các nước đều vừa nỗ lực trong phát triển kinh tế để tạo nền tảng vật chất cho việc xử lý các vấn đề xã hội. Việc tạo ra của cải vật chất là điều kiện tiên

quyết cho việc đảm bảo ASXH. Chính nhờ có tăng trưởng kinh tế trong thời gian dài

và liên tục đã tạo ra nguồn lực vật chất dồi dào, vững chắc cho các nhà nước có thể thực hiện được các chính sách ASXH tiến bộ bậc nhất trên thế giới cho người dân. Các nước này đều khẳng định đảm bảo ASXH không phải là khía cạnh phụ của tăng trưởng kinh tế mà nó là một nhân tố sinh lợi và là một dạng đầu tư xã hội. Cơ sở của việc duy trì nhà nước phúc lợi hay nhà nước xã hội chính là sự cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và các nhu cầu xã hội, sự cân bằng giữa các mục tiêu về phồn vinh kinh tế và phồn thịnh trong đời sống xã hội. Hầu hết các nước theo mô hình nhà nước

phúc lợi, nhà nước xã hội đều coi tạo việc làm là một trụ cột quan trọng trong hệ thống chính sách đảm bảo ASXH.

Qua hơn 25 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu về KT - XH. Để tránh rơi vào “bẫy tăng trưởng” như một số nước đã gặp phải, trong quá trình phát triển, yêu cầu đặt ra là Nhà nước phải gắn tăng trưởng kinh tế với thực hiện công bằng xã hội trong từng bước đi và trong suốt quá trình phát triển. Nhà nước phải coi tăng trưởng kinh tế là cơ sở và điều kiện thuận lợi cho phát triển xã hội và đảm bảo ASXH; ngược lại phát triển xã hội phải là động lực và mục tiêu cuối cùng của phát triển kinh tế.

Thứ tư, nhà nước hoạch định chính sách ASXH đa tầng, trong đó nhà nước giữ vai trò nòng cốt và có biện pháp thích hợp nhằm huy động sự tham gia của khu vực tư nhân vào việc cung cấp dịch vụ ASXH

Nhìn vào mô hình ASXH ở các nước chúng ta thấy mỗi nước có những chính sách ASXH cụ thể không giống nhau. Tuy nhiên, các nước đều theo một xu hướng chung là thiết lập một hệ thống đảm bảo ASXH đa tầng và linh hoạt, với nhiều chính sách hỗ trợ và liên thông với nhau. Để vận hành ổn định hệ thống chính sách ASXH, đảm bảo sự an toàn cho người dân, các nhà nước thường có những chính sách thu hút sự tham gia của nhiều đối tác xã hội, đặc biệt là sự tham gia trực tiếp của người sử dụng lao động, người lao động. Cụ thể, ở các nước Đức và Thuỵ Điển nguyên tắc đoàn kết, tương thân tương ái và sức mạnh cộng đồng rất được đề cao thông qua cơ chế “hợp đồng giữa các thế hệ”. Trong khi đó, các nước theo mô hình Beveridge lại đề cao trách nhiệm cá nhân trong việc tự đảm bảo an sinh cho mình bằng cách tích cực tham gia vào thị trường lao động. Dù có sự khác nhau trong cách tiếp cận và huy động các nguồn lực xã hội vào thực hiện chính sách ASXH, song có thể thấy phương châm xã hội hoá việc thực hiện chính sách ASXH vẫn được các nhà nước coi là giải pháp quan trọng. Thông thường, để chủ trương xã hội hoá việc thực hiện chính sách ASXH đạt được hiệu quả, các nhà nước thường áp dụng nhiều biện pháp khác nhau như: phát triển các loại hình ASXH tự nguyện; khuyến khích người lao động và mọi công dân lựa chọn tham gia chế độ ASXH tự nguyện; khuyến khích khu vực tư nhân cung cấp các dịch vụ ASXH; xây dựng và thực hiện các chương trình trợ cấp xã hội cho các đối tượng đặc thù, nhất là đối với nhóm yếu thế, dễ bị tổn thương (người già,

trẻ em, người tàn tật, người nghèo, phụ nữ...); tạo cơ hội cho mọi người tham gia và hưởng lợi từ các chính sách và chương trình phát triển KT - XH; huy động sự tự nguyện tham gia của mọi thành phần trong xã hội trên tinh thần tương thân tương ái, chia sẻ trách nhiệm cộng đồng.

Chính nhờ có công tác xã hội hoá mà việc thực hiện chính sách ASXH ở các nước được thuận lợi và quyền lợi của người dân được đảm bảo hơn. Sức ép về ngân sách nhà nước được khu vực tư nhân chia sẻ, nhà nước chỉ tập trung cung cấp các dịch vụ công cộng thiết yếu mà khu vực tư nhân không đủ năng lực hoặc không muốn cung ứng. Đây cũng là một phương thức thực hiện chính sách ASXH phổ biến hiện nay đang được nhiều nước trên thế giới vận dụng.

Kết luận Chương 2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đảm bảo ASXH là nhu cầu tất yếu của con người, là vấn đề quan trọng đối với sự phát triển KT - XH của mỗi quốc gia, với sự tồn vong của nhà nước, chế độ xã hội. Chính vì tính chất quan trọng của nó mà có nhiều quan niệm khác nhau về chính sách ASXH. Trên cơ sở phân tích lý luận, luận án khẳng định chính sách ASXH là “những chính sách bảo vệ của nhà nước nhằm hạn chế, phòng ngừa và khắc phục rủi

ro cho các thành viên của mình khi họ bị mất hoặc giảm thu nhập do các nguyên nhân ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, già cả không còn sức lao động hoặc vì các nguyên nhân khách quan khác thông qua các chính sách BHXH, BHYT, ƯĐXH và TGXH”

Với vai trò và chức năng cơ bản là che chắn, bảo vệ các thành viên trong xã hội khỏi rủi ro trong cuộc sống, cho nên, các nhà nước luôn quan tâm đến việc thực thực hiện chính sách ASXH. Nhà nước tất yếu và có vai trò quan trọng trong việc thực hiện chính sách ASXH. Mức độ quan tâm, vai trò của nhà nước trong việc thực hiện chính sách ASXH ở các quốc gia, trong những thời kỳ khác nhau cũng không giống nhau. Mỗi mô hình đảm bảo ASXH trên thế giới luôn có những thành công và hạn chế nhất định. Tuy nhiên, qua thực tiễn thực hiện chính sách ASXH ở một số nước điển hình có thể gợi mở cho Nhà nước ta một số kinh nghiệm: Nhà nước luôn giữ vai

trò chủ đạo và thống nhất quản lý đối với việc thực hiện chính sách ASXH; nhà nước cần thể chế hoá mục tiêu đảm bảo ASXH thành chính sách và pháp luật; tạo sự hài

hoà giữa phát triển kinh tế với đảm bảo ASXH; nhà nước hoạch định chính sách ASXH đa tầng, thực hiện theo phương châm xã hội hoá, trong đó nhà nước giữ vai trò nòng cốt và có biện pháp thích hợp nhằm huy động sự tham gia của khu vực tư nhân vào việc cung cấp dịch vụ ASXH.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Chính sách an sinh xã hội và vai trò của nhà nước trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội ở việt nam (Trang 65 - 72)