sách an sinh xã hội
Từ khi đổi mới đến nay, Việt Nam đã thực hiện đồng thời hai quá trình: chuyển sang nền KTTT định hướng XHCN và mở cửa, hội nhập quốc tế. Hai quá trình này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và có tác động đến phương thức tổ chức thực hiện chính sách ASXH của Nhà nước. Hiện nay, về cơ bản Nhà nước đã chuyển đổi mô hình quản lý các lĩnh vực KT - XH theo kiểu tập trung, quan liêu, bao cấp sang mô hình KTTT định hướng XHCN. Quá trình chuyển đổi mô hình, cơ chế quản lý thực hiện chính sách ASXH không thể tách rời với vai trò của Nhà nước. Trong đó vai trò quan trọng nhất của Nhà nước là đã tách bạch được chức năng quản lý nhà nước với chức năng cung cấp dịch vụ ASXH.
Trước thời kỳ đổi mới, xu hướng chung là Nhà nước muốn trở thành “nhà nước
phúc lợi toàn năng”, là chủ thể duy nhất cung cấp tất cả các nhu cầu ASXH cơ bản
đến người dân. Tuy nhiên, trong nền KTTT định hướng XHCN việc Nhà nước thực hiện chính sách ASXH vừa phải tuân theo quy luật của thị trường vừa phải đảm bảo sự công bằng xã hội. Vai trò của Nhà nước trong việc tổ chức thực hiện chính sách ASXH đã được điều chỉnh theo hướng: Nhà nước chỉ tập trung xây dựng khung khổ
pháp luật cho hoạt động đảm bảo ASXH, cung cấp “hàng hoá công cộng”, điều tiết thu nhập, đảm bảo công bằng và tiến bộ xã hội. Để thu hút các nguồn lực trong xã hội
tham gia vào cung cấp dịch vụ ASXH đa dạng, chất lượng cao thì đòi hỏi Nhà nước cần có những cơ chế, chính sách nhất định. Cụ thể, để mở rộng sự tham gia của thị trường vào cung cấp dịch vụ ASXH, Nhà nước chủ trương “cơ chế thị trường phải
được vận dụng đầy đủ, linh hoạt để phát huy mạnh mẽ và hiệu quả mọi nguồn lực nhằm phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân” [44,
tr.205]. Những cơ chế Nhà nước khuyến khích tư nhân tham gia cung cấp dịch vụ ASXH là miễn, giảm thuế, ưu đãi vốn, kỹ thuật, mặt bằng.
Cùng với việc đổi mới vai trò quản lý của Nhà nước trong tổ chức thực hiện chính sách ASXH thì cải cách hành chính trong lĩnh vực ASXH cũng được triển khai trên cả 4 nội dung: cải cách thể chế, cải cách tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng
đội ngũ công chức và cải cách tài chính công. Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về
ASXH được kiện toàn về cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ và phương pháp hoạt động. Quá trình cải cách hệ thống cơ quan quản lý nhà nước được triển khai theo hướng giảm nhẹ bộ máy hành chính, tăng cường phân cấp quản lý và thực thi chính sách. Giảm mức độ ảnh hưởng của Trung ương đối với việc phân bổ các nguồn lực dành cho thực hiện chính sách ASXH ở các địa phương, đơn vị. Trong cải cách thủ tục hành chính, Nhà nước đã tiến hành rà soát, đơn giản hoá các thủ tục hành chính, tăng cường tính công khai, minh bạch, tạo thuận tiện cho người dân tiếp cận dịch vụ ASXH cơ bản.
Cơ chế tham gia của người dân vào việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách ASXH của Nhà nước được tăng cường. Chình nhờ những cải cách đó mà năng lực, chất lượng hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước trong thực hiện chính sách ASXH được cải thiện và chuyển biến tích cực. Sự đổi mới chức năng, phương thức
tổ chức thực hiện chính sách ASXH của Nhà nước về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu xây dựng xã hội mới, phù hợp với nền KTTT định hướng XHCN.
Nhà nước đã tạo sự thay đổi căn bản và phân định rõ hơn chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội với tổ chức quản lý sự nghiệp ASXH. Chức năng quản lý ASXH được tách riêng với chức năng quản lý nhà nước về ASXH và quản lý hoạt động sự nghiệp ASXH. Cụ thể, trong lĩnh vực BHXH, hoạt động quản lý nhà nước về BHXH do Chính phủ chịu trách nhiệm chính. Quản lý hoạt động sự nghiệp BHXH do cơ quan BHXH Việt Nam chịu trách nhiệm thực hiện. Cơ quan BHXH được Nhà nước thành lập đồng bộ theo 3 cấp: Trung ương, tỉnh/thành phố, quận/huyện và hệ thống đại lý ở cấp xã/phường/thị trấn. Tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của BHXH Việt Nam quy định cụ thể tại Nghị định số 94/2008/NĐ - CP ngày 22/8/2008 của Chính phủ. Đội ngũ nhân lực thực hiện chính sách BHXH về cơ bản đáp ứng đủ về số lượng, chất lượng và cơ cấu. Việc chi trả trực tiếp lương hưu, trợ cấp cho các đối tượng đã được BHXH Việt Nam thực hiện thông qua hàng ngàn đại lý trong cả nước cũng đã góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của BHXH Việt Nam, tạo cơ cấu tổ chức và nhân sự tương đối gọn nhẹ và phù hợp với thực tiễn nước ta. Việc tách riêng hai chức năng quản lý nhà nước và chức năng hoạt động sự nghiệp đã góp phần nâng cao hiệu quả và giảm bớt sự chồng chéo trong quá trình thực hiện chính sách ASXH. Chính nhờ có sự phân định rõ chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan quản lý nhà nước với tổ chức quản lý sự nghiệp ASXH nên đã góp phần nâng cao tính chuyên nghiệp, hiệu quả trong quản lý và tổ chức thực hiện chính sách ASXH.
Một vai trò quan trọng của Nhà nước trong thực hiện chính sách ASXH là đã tạo ra được cơ chế liên thông, thống nhất trong quản lý và thực hiện chính sách BHYT. Công tác quản lý nhà nước về thực hiện chính sách BHYT đã được tăng cường trong sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ và trách nhiệm của nhiều cơ quan trong hệ thống chính trị. Chẳng hạn, đến hết năm 2011, hầu hết các tỉnh thành phố đã thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Luật BHYT, 39 tỉnh có Quy chế phối hợp liên ngành Y tế - BHXH. Mối quan hệ giữa BHXH với các cơ sở y tế ngày càng tốt hơn, nhiều địa phương đã có sự phối kết hợp giữa cơ quan BHXH với các cơ sở y tế để giải quyết các khó khăn về thủ tục ứng kinh phí và thanh quyết toán kinh phí khám, chữa bệnh
qua BHYT. Để đảm bảo quyền lợi tối đa cho người tham gia BHYT, Nhà nước đã từng bước xoá bỏ "cơ chế đồng chi trả" nhằm tháo gỡ khó khăn cho người nghèo, cận nghèo trong việc sử dụng dịch vụ BHYT. Đây là một quyết định phù hợp với điều kiện KT-XH, trình độ quản lý và tình hình thực tế sử dụng khám chữa bệnh, thể hiện tính ưu việt của chính sách ASXH của nước ta hiện nay.
Đặc biệt, Nhà nước đã cho phép các cơ sở y tế công lập được tự chủ trong hoạt động. Đây là bước đột phá về cơ chế thực hiện chính sách, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ nhân dân và đối tượng chính sách. Sau một thời gian thực hiện cơ chế tự chủ, bước đầu các cơ sở y tế đã chủ động trong việc huy động nguồn vốn để phát triển các hoạt động, nguồn thu của các đơn vị đã tăng lên, thu nhập của người lao động đã được cải thiện, quản lý tài chính được công khai, minh bạch, dân chủ nên đã phát huy được tính chủ động, sáng tạo của người lao động trong khám, chữa bệnh.
Công tác tổ chức, sắp xếp bộ máy quản lý trong lĩnh vực người có công, nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ cả về đạo đức và năng lực được Nhà nước coi trọng. Thực hiện cải cách hành chính, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kịp thời và sâu rộng các văn bản quy định về chính sách ưu đãi người có công; phát huy dân chủ và công khai trong việc thực hiện chính sách, tạo điều kiện để người có công thuận lợi thụ hưởng chính sách. Chính nhờ thực hiện tốt chính sách, chế độ của Nhà nước, sự chăm sóc của cộng đồng và ý thức tự vươn lên của đối tượng nên phần lớn gia đình người có công đều có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống của cộng đồng dân cư nơi cư trú.
Đối với việc tổ chức thực hiện chính sách TGXH, vai trò của Nhà nước là đã hình thành hệ thống Ban phòng chống lụt bão từ từ Trung ương đến địa phương có chức năng tổ chức phòng chống lụt, bão và tiếp nhận tiền hàng cứu trợ. Thông tư số 18/2000/LĐTBXH và Thông tư số 09/2007/LĐTBXH của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội quy định thống nhất quy trình cứu trợ dân sinh trong cả nước. Điều này đã tạo ra sự chính xác, công bằng, kịp thời và tăng cường được vai trò của Nhà nước trong việc kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện chính sách TGXH trong thực tế. Nhìn chung, chính sách TGXH của Nhà nước tuy còn đơn giản nhưng cơ chế tổ chức thực hiện bước đầu đã thể hiện tính dân chủ, công khai và minh bạch.
Công tác kiểm tra, giám sát của Nhà nước đối với việc tổ chức thực hiện chính sách ASXH được tăng cường. Chỉ trong giai đoạn 2009 - 2011, các cơ quan nhà nước đã trực tiếp kiểm tra 20 bệnh viện trên toàn quốc và giám sát việc thực hiện Luật BHYT đối với trẻ em dưới 6 tuổi tại 15 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Hàng năm, Quốc hội còn tổ chức nhiều đoàn giám sát việc thực thi chính sách, pháp luật về ASXH trên nhiều lĩnh vực, ở nhiều địa phương trong cả nước. Qua kiểm tra, giám sát, các cơ quan nhà nước đã phát hiện, chấn chỉnh và giải quyết kịp thời những vướng mắc, khó khăn trong tổ chức thực hiện, qua đó góp phần làm cho chính sách, pháp luật ASXH phát huy được hiệu quả. Đây là một hoạt động quan trọng, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về thực hiện chính sách ASXH.