Nghiên cứu về vai trò của nhà nước trong đảm bảo an sinh xã hộ

Một phần của tài liệu Chính sách an sinh xã hội và vai trò của nhà nước trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội ở việt nam (Trang 25 - 31)

Đảm bảo ASXH là một trong những vai trò cơ bản của nhà nước. Tuy nhiên, thực tế vai trò đó lại được thể hiện hết sực đa dạng về cả nội dung, hình thức và biện pháp triển khai. Điều này được phản ánh qua các công trình nghiên cứu như:

Cuốn "Tiến tới thực hiện công bằng xã hội trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân -

vấn đề và giải pháp" của tác giả Đoàn Viết Cương (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,

2005) cho rằng để đảm bảo sự công bằng xã hội nói chung và công bằng trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân – một nội dung quan trọng của đảm bảo ASXH - nói riêng thì giải pháp quan trọng nhất là phát huy vai trò của nhà nước trong việc xây dựng và thực hiện chính sách ASXH.

Trong cuốn "Chính sách hỗ trợ của Nhà nước ta đối với nông dân trong điều

kiện hội nhập WTO" (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010) tác giả Vũ Văn Phúc và

Trần Thị Minh Châu cho rằng, trong điều kiện hội nhập WTO, xây dựng hệ thống chính sách hỗ trợ nông dân phù hợp với điều kiện của đất nước và tương thích với các quy định của WTO thực sự cần thiết và cấp bách. Trong đó, chính sách hỗ trợ việc làm, thu nhập và bảo đảm ASXH cho nông dân cần phải được nhà nước quan tâm hàng đầu.

Khái quát một cách toàn diện vai trò của nhà nước trong phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội, tác giả Nguyễn Văn Mạnh trong cuốn "Vai trò của nhà

nước đối với phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội trong tiến trình đổi mới ở Việt Nam" (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011) đã chỉ ra cơ sở lý luận và thực tiễn

để phát huy vai trò của nhà nước đối với phát triển xã hội và quản lý xã hội trong tiến trình đổi mới ở nước ta hiện nay. Tác giả khẳng định, trong quá trình phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội, Nhà nước giữ vai trò nòng cốt, là chủ thể xây dựng, tổ

chức thực hiện chính sách, pháp luật, chiến lược và các chương trình quốc gia về phát triển xã hội; huy động, quản lý và phân phối các nguồn lực vật chất phục vụ phát triển xã hội. Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng vai trò quản lý phát triển xã hội của nhà nước, tác giả đã đề xuất nhiều quan điểm và giải pháp quan trọng góp phần nâng cao vai trò của nhà nước trên một số lĩnh vực xã hội cụ thể như: việc làm, giáo dục đào tạo, ASXH, an toàn xã hội, xoá đói giảm nghèo, dân tộc, tôn giáo, v.v.

Mặc dù không trực tiếp đề cập đến chính sách ASXH và vai trò của nhà nước trong đảm bảo ASXH ở Việt Nam nhưng trong cuốn "Cơ sở lý luận và thực tiễn xây

dựng nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân" (Nxb Lý

luận chính trị, Hà Nội, 2005) tác giả Trần Hậu Thành đã trình bày những luận điểm về xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, qua đó đã gợi mở cho đề tài nhiều ý tưởng để đưa ra phương hướng và giải pháp nhằm phát huy vai trò của nhà nước trong việc thực hiện chính sách ASXH ở nước ta hiện nay. Trong đó, quan điểm có tính phương pháp luận và nguyên tắc đó là, nhà nước chỉ có thể phát huy cao nhất vai trò của mình trong việc thực hiện chính sách ASXH khi là nhà nước pháp quyền XHCN "của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân".

Cuốn "Cơ chế thị trường và vai trò của nhà nước trong nền kinh tế Việt Nam" (Nxb Thống kê, Hà Nội, 1994) do tác giả Lương Xuân Quỳ chủ biên đã đề ra phương hướng, giải pháp hoàn thiện và nâng cao vai trò của nhà nước trong nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam. Mặc dù nhiều vấn đề cần tiếp tục được kiểm nghiệm thêm từ thực tiễn song điều chắc chắn cần khẳng định rằng, để khắc phục những thất bại của thị trường trong phân phối và đảm bảo công bằng xã hội thì nhà nước phải là chủ thể xây dựng và thực hiện một cách có hiệu quả hệ thống chính sách xã hội, trong đó có chính sách ASXH.

Cuốn "Nhà nước, thị trường và viện trợ: Những vai trò mới định lại" (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1995) của Viện Kinh tế thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam chỉ ra quan hệ giữa nhà nước và thị trường trong quá trình phát triển xã hội. Sự phân định và kết hợp giữa nhà nước và thị trường là nhân tố quyết định đến hiệu quả giải quyết các vấn đề y tế, giáo dục. Cuốn sách khẳng định, chính nhà nước phải tạo ra khuôn khổ cho thị trường để các hộ gia đình, cá nhân và doanh nghiệp có cơ sở đảm bảo phúc lợi, an sinh cho chính bản thân họ và cho xã hội.

Cuốn "Vai trò của nhà nước trong phân phối thu nhập ở nước ta hiện nay" (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004) của tác giả Mai Hữu Thực đã đề cập đến một vai trò hết sức cụ thể và quan trọng của nhà nước đó là "phân phối". Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận chung về phân phối và thực tiễn thực hiện vai trò điều tiết của nhà nước đối với phân phối thu nhập trong thời gian vừa qua ở Việt Nam, tác giả đã đưa ra quan điểm và giải pháp nhằm tăng cường vai trò của nhà nước trong phân phối thu nhập, đảm bảo công bằng và ASXH. Có lẽ, nếu thực hiện tốt các giải pháp này, vai trò của nhà nước sẽ được nâng cao và góp phần vào thực hiện công bằng xã hội và đảm bảo ASXH ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.

Cuốn "Toàn cầu hoá và sự tồn vong của nhà nước" (Nxb Trẻ, Hồ Chí Minh, 2007), tác giả Nguyễn Vân Nam cho rằng: Trong bối cảnh toàn cầu hoá, "mỗi nhà nước quốc gia cần phải có chiến lược xây dựng và thực hiện ASXH, bảo vệ người lao động riêng cho công dân của mình. Đồng thời phải chú ý đến việc quốc tế hoá một số quy định nhất định để đáp ứng với tính năng động ngày càng cao của lực lượng lao động" [83, tr.198]. Tác giả còn nhấn mạnh, "mỗi nhà nước có nhiệm vụ xây dựng hệ thống ASXH trên cơ sở những hệ giá trị quốc gia" [83, tr.198-199. Cùng có chung

quan điểm này, trong cuốn "Vấn đề điều chỉnh chức năng và thể chế của nhà nước

dưới tác động của toàn cầu hoá" (Nxb Khoa học xã hội, 2010) tác giả Phạm Thái

Việt cho rằng: Hiện nay hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có chung nhận định là: toàn cầu hoá không chỉ mang lại cơ hội mà còn có cả những thách thức cho việc thực hiện vai trò của nhà nước. Vì thế, các nhà nước phải thay đổi phương thức cai quản để thích nghi được với tác động của toàn cầu hoá. Đặc biệt, trong khoảng hơn một thập kỷ trở lại đây, tình trạng khủng hoảng nhân đạo ở một số khu vực có nhà nước yếu kém đã dẫn đến tính tất yếu đòi hỏi phải đánh giá lại một cách toàn diện vị thế, vai trò và chức năng của nhà nước. Sự điều chỉnh đó được tác giả trình bày ở các phương diện như: Điều chỉnh các thể chế bên trong nhà nước; điều chỉnh thể chế hỗ

trợ thị trường; điều chỉnh thể chế hỗ trợ xã hội dân sự; điều chỉnh thể chế hợp tác quốc tế, v.v. Chính sự điều chỉnh này sẽ góp phần nâng cao vai trò của nhà nước và ở

một cấp độ nào đó sẽ có tác động đến việc thực hiện chính sách ASXH.

Nhìn nhận và đánh giá về vai trò của nhà nước trong việc thực hiện chính sách xã hội nói chung và chính sách ASXH của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, tác giả

Trần Đình Hoan nhấn mạnh, để đổi mới cơ chế quản lý việc thực hiện chính sách xã hội, Nhà nước cần phải dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận nghiên cứu phù hợp (Trần Đình Hoan, Chính sách xã hội và đổi mới cơ chế quản lý việc thực hiện, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996). Đặc biệt, trong công trình “Đổi mới chính

sách xã hội: Luận cứ và giải pháp” (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997), tác giả

Phạm Xuân Nam nhấn mạnh: Để đổi mới cơ chế quản lý thực hiện chính sách xã hội

ở nước ta, nhà nước cần phải chú ý đến sự chuyển biến cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội trong điều kiện của nền kinh tế nhiều thành phần. Các chính sách xã hội phổ biến như dân số, lao động, việc làm, BHXH, ƯĐXH, v.v. phải phù hợp với từng giai tầng và tầng lớp dân cư.

Cuốn "Trách nhiệm xã hội trong điều kiện KTTT" (Phạm Văn Đức, Josef

Sayer, Đặng Hữu Toàn, Nguyễn Đình Hoà, Ulrich Dornberg đồng chủ biên (Nxb

Khoa học xã hội, Hà Nội, 2010) đã trình bày, làm rõ những vấn đề lý luận chung về

trách nhiệm xã hội của nhà nước trong điều kiện KTTT cũng như trong một số lĩnh

vực kinh tế, xã hội, văn hoá. Trong bài "Trách nhiệm xã hội trong bối cảnh phát triển

KTTT", tác giả Đặng Hữu Toàn đã chỉ ra sự tác động tiêu cực của KTTT đối với xã

hội như tình trạng phân hoá giàu nghèo, sự hi sinh của con người cho phát triển kinh tế. Do đó, tác giả nhấn mạnh, muốn phát triển kinh tế đất nước nhanh, ổn định, bền vững, ASXH được đảm bảo và ngày càng chắc thì đặc biệt đề cao trách nhiệm xã hội của các chủ thể như nhà nước, doanh nghiệp, v.v. Trong bài “Vấn đề trách nhiệm xã

hội của các cơ quan quản lý nhà nước theo định hướng XHCN”, tác giả Vũ Văn Viên

nêu: trong nền KTTT, nhà nước phải có sự dự báo và giải quyết những biến động phức tạp, hạn chế các nguy cơ dẫn đến khủng hoảng KT - XH. Tác giả Phạm Văn Đức nhấn mạnh, để đảm bảo công bằng xã hội trong thực hiện trách nhiệm xã hội thì các chủ thể cần chú ý tới các mối quan hệ giữa: thị trường và người tiêu dùng, doanh nghiệp và người lao động, trong nước và thế giới, v.v.

Từ góc nhìn của xã hội hoá, trong công trình "Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, y

tế ở Việt Nam" (Nxb Chính trị quốc gia, 2012) tác giả Nguyễn Minh Phương khẳng

định "vai trò, chức năng của Nhà nước trong tổ chức cung ứng các dịch vụ giáo dục,

dụng của giáo dục, y tế trong phát triển xã hội và vai trò của Nhà nước trong quản lý phát triển xã hội" [94, tr.43]. Để phát huy vai trò của nhà nước trong việc đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, y tế nói riêng và đảm bảo ASXH nói chung, nhà nước cần: từng

bước tạo lập đồng bộ cơ sở pháp lý; hoàn thiện công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch; bố trí ngân sách hợp lý; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chính sách của Nhà nước; khuyến khích, phát huy vai trò của các tổ chức xã hội, v.v.

Trên góc độ phân tích báo chí, chúng ta còn thấy có nhiều bài viết luận giải về vai trò của nhà nước trong việc đảm bảo ASXH nói chung và trên các lĩnh vực cụ thể: bài "Vai trò của nhà nước trong việc thực hiện mục tiêu giảm đói nghèo ở Việt Nam" của tác giả Đinh Thị Minh Tuyết (tạp chí Quản lý nhà nước, số 12/2004); bài "Vai trò

của nhà nước trong việc thực hiện công bằng xã hội" của tác giả Dương Xuân Ngọc

và Nguyễn Văn Nhớn (Tạp chí Triết học, số 7 (134)/2002); bài "Vai trò của nhà

nước đối với việc thực hiện công bằng xã hội trong tiến trình hiện đại hoá" của tác

giả Nguyễn Đình Hoà (Tạp chí Triết học, số 12 (139)/2002); bài "Vai trò của nhà

nước trong việc kết hợp tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội ở nước ta hiện nay" của tác giả Trần Thành (Tạp chí Triết học, số 2/2006); bài "Vai trò của nhà nước trong điều tiết phân phối thu nhập" của tác giả Tô Đức Hạnh (tạp chí Thương

Mại, số 42/2004); bài "Đổi mới vai trò của nhà nước: Cơ sở quan trọng cho việc

hình thành những tư tưởng chủ đạo trong hoạch định cơ chế chính sách giai đoạn 2006-2010" của tác giả Đinh Văn Ân (tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 12/2005); bài

"Tiếp tục chăm lo xây dựng nhà nước thật sự của nhân dân, do nhân dân, vì nhân

dân" của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng (Tạp chí Cộng

sản, số 9/2011); v.v.

Kết luận Chương 1

Những vấn đề liên quan đến chính sách ASXH và vai trò của nhà nước trong việc thực hiện chính sách ASXH đã được nhiều công trình nghiên cứu, giải quyết ở nhiều phương diện và mức độ khác nhau. Các công trình này đã bàn luận và làm rõ được nhiều nội dung như: Khái niệm ASXH; ý nghĩa của việc đảm bảo ASXH; giới

thiệu mô hình ASXH trên thế giới và đề xuất mô hình ASXH cho Việt Nam; đề xuất quan điểm, giải pháp và điều kiện trong việc đổi mới và hoàn thiện hệ thống ASXH ở nước ta hiện nay; vai trò của nhà nước trong phát triển KT - XH, v.v. Tuy nhiên,

cũng còn tồn tại một "khoảng trống" nhất định mà các công trình đã nêu chưa đề cập đến như: Luận giải vấn đề "Chính sách ASXH và vai trò của nhà nước trong việc

thực hiện chính sách ASXH" từ góc nhìn của khoa học triết học; vai trò cụ thể, trực tiếp của nhà nước trong đảm bảo ASXH; phương hướng và giải pháp toàn diện để nâng cao vai trò của nhà nước trong thực hiện chính sách ASXH ở Việt Nam hiện nay, v.v. Đây chính là một trong những xuất phát điểm để luận án xác định mục tiêu

và nhiệm vụ nghiên cứu riêng của mình.

Mặc dù còn khác nhau về chủ đích và góc độ tiếp cận nhưng mỗi công trình đã nêu đều có những đóng góp nhất định cho luận án. Để thực hiện luận án, tác giả xin tiếp thu, kế thừa có chọn lọc một số quan điểm, nội dung trong các công trình khoa học có liên quan đến đề tài như: Khái niệm, mục tiêu, mô hình và giải pháp hoàn

thiện chính sách ASXH ở Việt Nam hiện nay; vai trò của nhà nước; hệ thống quan điểm, giải pháp nâng cao vai trò của nhà nước trong giai đoạn hiện nay. Đối sánh

với mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu, luận án xác định cần tiếp tục làm rõ thêm một số nội dung như: Làm sáng tỏ hơn lý luận về chính sách ASXH; chỉ ra thực trạng vai

trò của nhà nước trong việc thực hiện chính sách ASXH ở Việt Nam hiện nay; đề xuất một số phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trò của nhà nước trong việc thực hiện chính sách ASXH ở Việt Nam hiện nay.

Trên cơ sở mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đã xác định, có thể khẳng định rằng, cho đến thời điểm này chưa có công trình nào đề cập một cách hệ thống và trực tiếp tới

vấn đề "chính sách ASXH và vai trò của nhà nước trong việc thực hiện chính sách ASXH" từ góc độ triết học. Vì thế, luận án tiến sĩ triết học "Chính sách ASXH và vai

trò của Nhà nước trong việc thực hiện chính sách ASXH ở Việt Nam" có góc độ tiếp

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Chính sách an sinh xã hội và vai trò của nhà nước trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội ở việt nam (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(170 trang)
w