Đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý đối với các quỹ an sinh xã hộ

Một phần của tài liệu Chính sách an sinh xã hội và vai trò của nhà nước trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội ở việt nam (Trang 130 - 135)

Giai đoạn vừa qua, Nhà nước đã có nhiều biện pháp nhằm hoàn thiện cơ chế huy động, điều hành và sử dụng các quỹ ASXH cho phù hợp với điều kiện mới, song do nhiều nguyên nhân khác nhau nên khả năng cân đối và sử dụng tài chính cho đảm bảo ASXH, đặc biệt là các quỹ BHXH, BHYT, BHTN và các chế độ bảo trợ xã hội còn hạn chế và gặp thách thức lớn cả trước mắt và lâu dài. Để các chính sách ASXH có đầy đủ các nguồn lực, đủ khả năng chi trả Nhà nước cần:

Nhà nước cần nhanh chóng tạo lập cơ chế tài chính độc lập, tăng trưởng nhanh, có khả năng đảm bảo thực hiện cân đối thu – chi cho các quỹ ASXH như BHXH, BHYT và BHTN. Phương hướng cơ bản là Nhà nước cần tập trung cải cách chính sách tài chính theo hướng giảm dần sự hỗ trợ của Nhà nước và tăng dần sự đóng góp của người dân để hướng đến cân đối, bền vững quỹ ASXH trong tương lai trung và dài hạn. Có lộ trình quy định tăng mức đóng bảo hiểm nhằm mở rộng quỹ cho phù hợp với trình độ phát triển KT - XH của đất nước và thực tế nhu cầu thanh toán của người tham gia. Đây là một đòi hỏi rất cấp bách hiện nay, nếu không có những giải pháp kịp thời thì chính sách bảo hiểm của nước ta sẽ không theo kịp với nhu cầu thực tế, làm giảm tác dụng của nó trong việc đảm bảo sự an toàn của xã hội. Nhà nước có biện pháp mở rộng tỷ lệ bao phủ, đảm bảo lưới ASXH của nước ta bao phủ ít nhất 80% dân số. Chỉ có như vậy, các quỹ ASXH mới có được độ an toàn cao và đáp ứng được nhu cầu của người dân.

Ngoài ra, Nhà nước với tư cách là chủ thể quản lý cao nhất cần tiếp tục nâng cao vai trò "bảo trợ" và đầu tư trực tiếp đối với các chương trình ASXH. Đây cũng được xem là một biện pháp trọng tâm trong công tác quản lý nhà nước góp phần đảm bảo an toàn cho các quỹ ASXH trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế - tài chính diễn ra ngày càng tăng như hiện nay. Trước mắt, Nhà nước tiếp tục đảm bảo ngân sách đầu tư cho ASXH để củng cố và nâng cấp chất lượng thực hiện chính sách ASXH cho người dân. Trong đó cần có chính sách hỗ trợ tài chính phù hợp cho các đối tượng nông dân, học sinh, sinh viên, cận nghèo, lao động tự do và thu nhập không ổn định nhằm tạo nên sự công bằng trong đảm bảo ASXH. Về lâu dài, Nhà nước nên có biện pháp huy động và mở rộng nguồn quỹ cho các chương trình ASXH dài hạn. Đồng thời, Nhà nước phải điều chỉnh căn bản cơ chế lập dự toán và phân bổ định mức chi tiêu ngân sách nhà nước về ASXH theo hướng công khai, minh bạch và xuất phát từ nhu cầu thực tế; khắc phục tình trạng thiếu nguồn chi cho các chương trình ASXH cấp thiết như: trợ cấp xã hội, ƯĐXH và hưu trí, v.v.

Thứ hai, mở rộng nguồn thu cho các quỹ bảo hiểm chính thức

Nhà nước cần thực hiện ngay các biện pháp để tăng tỷ lệ thu BHXH, BHYT và BHTN bằng cách tăng hiệu lực thực thi pháp luật để tỷ lệ đóng bảo hiểm các đơn vị sử dụng lao động, nhất là đối với doanh nghiệp. Từng bước điều chỉnh mức đóng

luật định và phù hợp với tiến trình cải cách tiền lương, thu nhập. Điều chỉnh mức đóng BHYT phù hợp với mức hưởng chất lượng dịch vụ y tế để đảm bảo cân đối và an toàn quỹ BHYT. Mức phí đóng BHYT cần được xác định theo nguyên tắc "thanh

toán được nhu cầu chăm sóc sức khỏe cơ bản nhất và bảo đảm bù đắp chi phí điều trị". Tuy nhiên, Nhà nước cũng cần cân nhắc đến mức đóng, mức sử dụng dịch vụ

của các nhóm tham gia BHYT (đặc biệt là BHYT tự nguyện) và khả năng ngân sách nhà nước để quy định mức đóng góp cho các nhóm thuộc diện chính sách xã hội.

Thứ ba, nâng cao hiệu quả sử dụng quỹ ASXH

Bên cạnh việc đảm bảo quyền lợi của người tham gia thì vấn để sử dụng hiệu quả các quỹ ASXH thông qua hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ cũng là một nhiệm vụ quan trọng. Trong lĩnh vực BHYT, Nhà nước cần nhanh chóng có những quy định phù hợp đối với việc chuyển đổi phương thức thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT theo phí dịch vụ sang thanh toán theo định suất. Đồng thời, nghiên cứu thực hiện việc chuyển đổi cơ chế cấp ngân sách nhà nước theo tinh thần Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18/04/2005 của Chính phủ. Trong đó, Nhà nước giao quyền cho các cơ sở khám chữa bệnh được thu viện phí đầy đủ, thực hiện cơ chế tự cân đối lấy thu bù chi. Đổi mới cơ chế sử dụng ngân sách trong lĩnh vực y tế theo hướng chuyển phần kinh phí nhà nước hỗ trợ cho các cơ sở y tế công lập sang hình thức hỗ trợ trực tiếp cho người hưởng thụ thông qua hình thức hỗ trợ mệnh giá thẻ BHYT. Từng bước tạo điều kiện để người thụ hưởng dịch vụ y tế được lựa chọn cơ sở dịch vụ y tế, không phân biệt công lập hay ngoài công lập. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ bởi các cơ sở khám chữa bệnh, tăng cường tính cạnh tranh về giá và chất lượng phục vụ người bệnh tham gia BHYT. Đồng thời, với cơ chế này, Nhà nước sẽ dành ra được một khoản ngân sách để hỗ trợ cho nhóm người nghèo, cận nghèo, nhóm ưu đãi xã hội, nông dân và các nhóm đối tượng khác tham gia BHYT. Đây là giải pháp mang tính đột phá trong việc mở rộng đối tượng tham gia BHYT, thực hiện quy luật số đông, tăng thu quỹ BHYT. Bên cạnh đó, Nhà nước cần tiếp tục đảm bảo ngân sách đầu tư cho y tế để củng cố và nâng cấp hạ tầng, trang thiết bị để đảm bảo cơ sở và điều kiện khám chữa bệnh cho nhân dân.

Trong lĩnh vực BHXH: Nhằm cân đối quỹ BHXH trong tương lai trung và dài

tiếp tục tăng mức đóng góp vào các quỹ BHXH để đảm bảo sự bền vững của quỹ; cho phép đóng BHXH trên thu nhập thực tế của người lao động ở các khối doanh nghiệp nhà nước và đơn vị sự nghiệp; thay đổi cách tính mức hưởng BHXH nhằm đảm bảo tính công bằng tương đối giữa mức đóng góp và mức lợi ích được hưởng của các đối tượng. Đặc biệt, cần từng bước xoá bỏ chế độ nghỉ hưu trước tuổi và xem xét kéo dài thời gian lao động và đóng góp BHXH; có kế hoạch tổng thể về trích ngân sách nhà nước để đóng vào quỹ BHXH cho cán bộ, công nhân, viên chức đã có thời gian làm việc trước năm 1995 theo quy định của Luật BHXH.

Trong lĩnh vực TGXH và ƯĐXH: Nhà nước cần nâng cao trách nhiệm của

chính quyền địa phương trong việc triển khai thực hiện chính sách; xây dựng cơ sở dữ liệu về đối tượng bảo trợ xã hội của các địa phương để phục vụ cho việc hoạch định chính sách và bố trí kinh phí trợ cấp. Mức chuẩn trợ cấp xã hội phải được điều chỉnh kịp thời phù hợp với diễn biến của tình hình KT - XH; đảm bảo đáp ứng mức sống tối thiểu của đối tượng hưởng trợ cấp xã hội. Cùng với việc thực hiện chính sách trợ cấp xã hội từ ngân sách nhà nước, cần có biện pháp huy động tài trợ của các tổ chức phi lợi nhuận, các tổ chức quốc tế cho các đối tượng bảo trợ xã hội.

Thứ tư, nâng cao hiệu quả đầu tư tăng trưởng quỹ ASXH

Với nguyên tắc hoạt động tự cân đối thu - chi, các quỹ ASXH chính thức phải thường xuyên được bổ sung các nguồn tài chính từ các hoạt động đầu tư. Hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ là cần thiết nhưng cũng chứa đựng nhiều rủi ro. Vì thế, bên cạnh việc quản lý, giám sát của Nhà nước và các cơ quan chức năng thì vấn đề tìm ra cơ chế phù hợp để các quỹ ASXH khi được đầu tư sẽ sinh lợi cao là vấn đề lâu dài. Trên cơ sở những quy định hiện hành và thực tiễn hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ ASXH trong giai đoạn vừa qua, Nhà nước cần có những giải pháp cụ thể:

Trước hết, Nhà nước cần tạo lập hành lang pháp lý đầy đủ cho hoạt động đầu

tư quỹ ASXH. Trong đó cần có quy định cụ thể hơn về phân cấp thẩm quyền quyết

định đối với việc sử dụng, đầu tư các quỹ (BHXH, BHYT, BHTN) đối với các chủ

thể như Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng quản lý và Tổng giám đốc BHXH Việt Nam, v.v. Đặc biệt cần sớm có quy định và có biện pháp giám sát đối với việc đầu tư ra ngoài ngành. Quy định cụ thể hơn quy trình xây dựng, thẩm định và quyết định phương án đầu tư và quản lý đầu tư; quy định cụ thể tỷ lệ đầu tư vào từng lĩnh vực,

mức độ đầu tư, thời hạn đầu tư và lãi suất tối thiểu khi vừa đảm bảo sự an toàn vừa nâng cao hiệu quả tăng trưởng của quỹ.

Các cơ quan nhà nước cần tăng cường chức năng quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động đầu tư quỹ BHXH nhằm đảm bảo sự an toàn, tiết kiệm và có hiệu quả KT - XH cao. Về phía cơ quan BHXH Việt Nam cũng phải có những đổi mới, cải cách nhằm giảm chi phí hành chính của công tác quản lý, vận hành quỹ theo hướng tiết kiệm và hiệu quả. Tăng cường công tác phân tích dự báo tài chính, đặc biệt là thẩm định tài chính đối với các phương án đầu tư của quỹ. Thực hiện đúng nguyên tắc thỏa thuận 3 bên: Đại diện Nhà nước - người sử dụng lao động - người lao động trong hoạt động thu, chi và đầu tư quỹ BHXH trong thực tế.

Ngoài ra, đối với công tác quản lý các quỹ BHXH, BHYT và BHTN, Nhà

nước cần có chính sách khuyến khích và ưu đãi đối với hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ: Có cơ chế phù hợp để cơ quan BHXH Việt Nam có quyền chủ động trong việc

lựa chọn các dự án đầu tư theo cơ chế thị trường, phù hợp với năng lực và nhu cầu thực tế; cho phép và ưu tiên đầu tư các quỹ này vào một số lĩnh vực, dự án mà ở đó vốn đầu tư có độ an toàn cao, ít rủi ro và có hiệu quả cao về mặt KT - XH; không đánh thuế thu nhập vào phần lợi nhuận thu được từ các hoạt động đầu tư sinh lời của quỹ đem lại, v.v.

Bước đầu có thể thử nghiệm hình thành tổ chức đầu tư độc lập và chuyên nghiệp trực thuộc BHXH Việt Nam để thực hiện các nghiệp vụ đầu tư trực tiếp vào các lĩnh vực có tiềm năng sinh lợi cao như kinh doanh bất động sản, sản xuất, kinh doanh, thuê, mua tài chính. Chỉ có như vậy, hiệu quả đầu tư tăng trưởng quỹ mới được nâng lên, từ đó, quỹ ASXH sẽ có thêm nguồn lực, nâng cao khả năng tự cân đối thu – chi và có cơ sở để thực hiện các chế độ chính sách mới, đáp ứng các nhu cầu và cải thiện đời sống, đặc biệt là đối với người lao động bị bệnh nghề nghiệp, bị tai nạn lao động, đời sống khó khăn.

Thứ năm, đa dạng hóa và mở rộng các loại hình quỹ ASXH phi chính thức trong cộng đồng

Có thể khẳng định rằng, đa dạng hóa và mở rộng các loại hình quỹ ASXH phi chính thức phải gắn liền với việc phát triển các loại hình bảo hiểm tự nguyện và bảo hiểm thương mại. Hiện nay, ở nước ta, BHXH tự nguyện còn phát triển rất khiêm tốn, cho nên trong những năm tới Nhà nước cần có những chính sách và biện pháp để

mở rộng loại hình bảo hiểm này. Vì vậy, một mặt, Nhà nước cần có chính sách ưu đãi về vốn, thuế và môi trường hoạt động bình đẳng nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ của bảo hiểm tự nguyện. Mặt khác, cần đa dạng hóa quỹ bảo hiểm tự nguyện dưới nhiều hình thức như: quỹ bảo hiểm tự nguyện theo luật định, bảo hiểm tự nguyện cổ phần và bảo hiểm tự nguyện tư nhân, v.v. để tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, chống độc quyền trong cung cấp dịch vụ an sinh. Nhà nước tạo môi trường và khuyến khích hình thành các tổ chức ngoài công lập cung cấp dịch vụ an sinh theo mô hình doanh nghiệp, được thu phí để hoạt động và được hưởng lợi theo kết quả kinh doanh. Nhà nước không bù lỗ mà chỉ thực hiện chức năng quản lý nhà nước thông qua tạo hành lang pháp luật.

Gắn liền với đa dạng hóa mô hình chính sách và tổ chức thực hiện chính sách là đa dạng hóa nguồn tài chính. Trong đó cần đẩy mạnh phát triển các quỹ ASXH phi chính thức ở cả 3 cấp độ: quỹ tập trung của Nhà nước; quỹ của các doanh

nghiệp, đơn vị kinh doanh; quỹ của các tập thể và cộng đồng. Ở đây, Nhà nước cần (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thực hiện nguyên tắc ba bên đóng góp là cá nhân người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước. Quá trình đổi mới khung chính sách ASXH phải dựa trên quan điểm Nhà nước là chủ thể tạo dựng cơ chế, trực tiếp vận hành một số chính sách cơ bản như BHXH, BHYT, BHTN với một số đối tượng nhất định. Còn lại Nhà nước phải tạo cơ chế để cho từng thành viên trong xã hội bảo vệ mình thông qua quá trình tự tích lũy.

Một phần của tài liệu Chính sách an sinh xã hội và vai trò của nhà nước trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội ở việt nam (Trang 130 - 135)