Vai trò của chính sách an sinh xã hộ

Một phần của tài liệu Chính sách an sinh xã hội và vai trò của nhà nước trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội ở việt nam (Trang 38 - 41)

Khi đánh giá về vai trò của chính sách ASXH, Ngân hàng Thế giới cho rằng, một chính sách ASXH được thiết kế tốt sẽ góp phần quan trọng vào sự phát triển của mỗi quốc gia. Thông qua chính sách ASXH, nhà nước có thể phân phối lại thu nhập cho người nghèo và những người dễ bị tổn thương, nhanh chóng tác động lên nghèo đói và bất bình đẳng xã hội. Để thấy được vai trò của chính sách ASXH chúng ta xem xét trên hai khía cạnh:

Thứ nhất, vai trò của chính sách ASXH đối với nhà nước và cộng đồng

Chính sách ASXH là một trong những hợp phần quan trọng trong chương trình xã hội của một quốc gia và là một công cụ quản lý của nhà nước. Thông qua hệ thống luật pháp, biện pháp và chương trình hành động, nhà nước đảm bảo ASXH cho người dân, qua đó giữ gìn sự ổn định về chính trị - kinh tế - xã hội, giảm bất bình đẳng,

phân hoá giàu nghèo, phân tầng xã hội; tạo sự đồng thuận giữa các giai tầng, các

Nhà nước thông qua chính sách ASXH để cân đối, điều chỉnh nguồn lực cho các vùng nghèo, vùng chậm phát triển, tạo ra sự hài hoà, giảm bớt chênh lệch giữa các khu vực, hạn chế bất bình đẳng giữa các nhóm dân cư. Thông qua chính sách ASXH để Nhà nước thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế hiệu quả và bền vững. Thực hiện chính sách ASXH sẽ góp phần đảm bảo xã hội không có sự loại trừ và hạn chế các nguyên nhân nảy sinh mâu thuẫn từ quá trình phát triển kinh tế, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.

Một chính sách ASXH ổn định và bao phủ rộng có thể giúp cho nhà nước tái

phân phối của cải xã hội nhằm giải phóng tối đa các nguồn lực trong dân cư. Chính

vì thế, hệ thống ASXH hiện đại không chỉ là những cơ chế đơn giản nhằm thay thế thu nhập mà đã trở thành những "véctơ hỗn hợp" thực hiện chức năng “chuyển giao

xã hội”, tức là những công cụ, những biện pháp phân phối lại tiền bạc, của cải và các

dịch vụ xã hội có lợi cho những nhóm người “yếu thế” hơn. Thực hiện chính sách ASXH đã trở thành chức năng cơ bản của các nhà nước, nhằm tạo ra điều kiện cần

và đủ cho sự phát triển KT - XH bền vững.

Hệ thống chính sách ASXH được thiết kế dựa trên nguyên tắc công bằng, đoàn kết còn thể hiện giá trị và định hướng phát triển KT - XH của mỗi quốc gia. Thông qua cách thức thiết kế và thực hiện chính sách ASXH còn cho thấy mô hình phát

triển xã hội, quan điểm lựa chọn đầu tư cho con người của mỗi nhà nước. Mục tiêu

cuối cùng và cao nhất của chính sách ASXH là vì con người, vì sự tiến bộ xã hội. Nhà nước đề ra và tổ chức thực hiện chính sách ASXH cũng không nhằm mục đích nào khác là phục vụ con người, phục vụ nhân dân. Bảo đảm cho mọi người tự do, hạnh phúc, có việc làm, thu nhập và phát triển toàn diện luôn là mục tiêu phấn đấu của việc đổi mới và hoàn thiện các chính sách ASXH.

Ngoài ra, việc nhận thức và đề ra chính sách ASXH còn thể hiện một bước tiến mới về tư duy phát triển xã hội của các nhà nước. Nhà nước thông qua chính sách ASXH để kích hoạt, định hướng sự phát triển xã hội bền vững. Việc thực hiện chính sách ASXH góp phần tạo ra điều kiện phát triển xã hội, thể hiện sự gắn kết chặt chẽ giữa phát triển nhanh với phát triển bền vững, coi phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt của quá trình phát triển kinh tế. Thực hiện chính sách ASXH hiệu quả góp phần giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với đảm bảo ASXH,

thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. Hiệu quả của chính sách ASXH sẽ góp phần thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của các nhân tố khác trong xã hội. Vì thế, khi nói nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong thực hiện chính sách ASXH thì điều này không chỉ nhấn mạnh đến nguồn lực vật chất mà phải đặt nó – chính sách ASXH - trong sự tác động đến các chính sách KT-XH khác và trong tổng thể phát triển KT - XH nói chung.

Thứ hai, vai trò của chính sách ASXH đối với các cá nhân và hộ gia đình

Mỗi người trong xã hội là những biểu hiện khác nhau về địa vị, chủng tộc, tôn giáo và trình độ kinh tế. Nhưng vượt lên trên tất cả, với tư cách là một con người, họ phải được đảm bảo những điều kiện cơ bản nhất để phát huy hết khả năng của mình mà không có sự phân biệt. Vì thế, vai trò của chính sách ASXH là phải cung cấp cho những người bất hạnh, những người kém may mắn những điều kiện và lực đẩy cần thiết để khắc phục những “rủi ro”, nhanh chóng hoà nhập vào cộng đồng. Chính sách ASXH hợp lý sẽ góp phần kích thích tính tích cực xã hội trong mỗi con người, kể cả những người giàu và người nghèo; người may mắn và người kém may mắn, giúp họ hướng tới những giá trị Chân - Thiện - Mỹ. Ngoài ra, chính sách ASXH còn chống thói ỷ lại vào xã hội cũng như tư tưởng mạnh ai nấy lo, “đèn nhà ai nhà ấy rạng”, v.v. Với tư cách là một trụ cột cơ bản trong hệ thống chính sách xã hội, chính sách ASXH được coi như là một giá đỡ đảm bảo thu nhập cho người dân. Nó hướng đến

bảo đảm mức sống tối thiểu, bảo vệ giá trị cơ bản và là thước đo trình độ phát triển

của một nước trong quá trình phát triển.

Một chính sách ASXH được thiết kế hiệu quả có thể hỗ trợ cho các hộ gia đình "quản lý" được rủi ro và có đủ năng lực vật chất để đương đầu được trong những giai đoạn khó khăn. Đồng thời, chính sách ASXH còn hỗ trợ các hộ gia đình có điều kiện đầu tư tốt hơn cho tương lai, giúp họ tiếp cận được các cơ hội để phát triển. Một chính sách ASXH rộng mở sẽ hỗ trợ người nghèo và đối tượng dễ bị tổn thương, phá vỡ vòng tròn nghèo đói. Đây chính là vai trò "hứng" (không để lọt lưới an toàn dẫn đến bị bần cùng hoá) và "tung" (tạo động lực để vươn lên) của các mạng lưới chính sách ASXH đối với người dân.

Có thể nói, chính sách ASXH có vai trò rất quan trọng đối với sự ổn định và phát triển toàn xã hội cũng như mỗi cá nhân. Từ phương diện tiếp cận quyền, các chính sách và hệ thống ASXH chính là sự phúc đáp của nền quản trị đối với các quyền cơ bản, thiết yếu của con người. Trên bình diện xã hội, chính sách ASXH là một công cụ để cải thiện các điều kiện sống của các tầng lớp dân cư, đặc biệt là đối với những người nghèo khó, những nhóm dân cư “yếu thế”. Trên bình diện kinh tế, chính sách ASXH trở thành một công cụ phân phối lại thu nhập theo hai chiều ngang và dọc giữa các thành viên trong xã hội. Đặc biệt, trong điều kiện hội nhập, những nỗ lực cải thiện hệ thống ASXH còn là một tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ hội

nhập vào khu vực và thế giới của một quốc gia. Với ý nghĩa là thước đo trình độ phát

triển của một quốc gia, đảm bảo ASXH luôn là mục tiêu phấn đấu của tất cả các nước, dù ở bất kỳ thể chế chính trị nào.

Một phần của tài liệu Chính sách an sinh xã hội và vai trò của nhà nước trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội ở việt nam (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(170 trang)
w