Nội dung chính sách an sinh xã hội của Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Chính sách an sinh xã hội và vai trò của nhà nước trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội ở việt nam (Trang 77 - 83)

Chính sách ASXH của Việt Nam hiện nay được thực hiện thông qua các trụ cột cơ bản là: chính sách BHXH, chính sách BHYT, chính sách BHTN, chính sách

ƯĐXH và chính sách TGXH. Về thực chất, các chính sách này là nhằm thực hiện 3

chức năng cơ bản là phòng ngừa rủi ro, giảm thiểu rủi ro và khắc phục rủi ro. So với mô hình phổ biến trên thế giới, chính sách ASXH ở nước ta có một cấu phần đặc thù, đó là chính sách ƯĐXH. Chính sách này nhằm thực hiện mục tiêu cao cả là đền ơn, đáp nghĩa đối với sự hy sinh, công lao đặc biệt và cống hiến to lớn của những người có công với cách mạng, với đất nước; thể hiện trách nhiệm của Nhà nước, của xã hội trong việc chăm lo và bảo đảm cuộc sống ổn định và ngày càng được cải thiện cho người có công.

* Nội dung chủ yếu của chính sách BHXH

Trước hết, cần khẳng định rằng ở Việt Nam BHXH là một trong những thành tố của chính sách ASXH và không phải là một khái niệm nằm ngoài hoặc có phạm vi, nội dung rộng hơn chính sách ASXH. Chính sách BHXH hiện nay của Việt Nam là chính sách lớn nhất và quan trọng nhất trong hệ thống ASXH, được xây dựng theo hai loại hình BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện.

Nội dung cơ bản của chính sách BHXH được quy định tại các văn bản chủ yếu như: Luật BHXH, Nghị định 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ

hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc và Thông tư số 03/2007/TT - BLĐTBXH ngày 30/01/2007 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 152/2006/NĐ-CP; Nghị định số 190/2007/NĐ – CP ngày 28/12/2007 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật BHXH về BHXH tự nguyện. Mặc dù các văn bản được ban hành với mức độ pháp lý

khác nhau song đều tập trung vào: Xác định đối tượng tham gia, mức đóng và mức

chi trả chế độ.

Về đối tượng tham gia BHXH: Điều 2, Luật BHXH quy định cụ thể, chi tiết đối

tượng tham gia BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện. Có thể nói, các quy định về đối tượng tham gia BHXH bắt buộc và tự nguyện hiện nay là phù hợp với trình độ phát triển KT - XH của đất nước, năng lực quản lý của các cơ quan BHXH cũng như với khả năng chi trả của quỹ BHXH hiện hành.

Về mức đóng BHXH: Được quy định chi tiết, cụ thể tại Điều 90 và Điều 91

Luật BHXH. Từ 01/01/2012, tỷ lệ đóng BHXH sẽ là 24% mức tiền lương, trong đó: 3% đóng góp vào quỹ ốm đau, thai sản; 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và 20% vào quỹ hưu trí, tử tuất. Những người tham gia BHXH tự nguyện đóng góp bằng 20% mức thu nhập người lao động lựa chọn đóng BHXH.

Về chế độ chi trả: Hiện nay, chính sách BHXH bắt buộc thực hiện 6 chế độ chi

trả là: Ốm đau, thai sản, tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất và thất

nghiệp. Trong khi đó, chính sách BHXH tự nguyện thực hiện chi trả cho 2 loại chế độ

là hưu trí và tử tuất.

Về quản lý và sử dụng quỹ BHXH: Quỹ BHXH được hình thành chủ yếu dựa

vào sự đóng góp của người sử dụng lao động và người lao động. Điều 88, Luật BHXH xác định nguồn hình thành quỹ BHXH gồm: 1) Người sử dụng lao động đóng

theo quy định tại Điều 92 của Luật BHXH; 2) Người lao động đóng theo quy định tại Điều 91 của Luật BHXH; 3) Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ; 4) Hỗ trợ của Nhà nước; 5) Các nguồn thu hợp pháp khác. Trong đó, Nhà nước chỉ đóng vai trò hỗ

trợ một phần nguồn tài chính và vai trò bảo trợ cho sự an toàn về tài chính của quỹ. Quỹ BHXH được tách khỏi ngân sách nhà nước, hạch toán độc lập. Nhà nước có cơ chế, chính sách quản lý và cho phép cơ quan BHXH được thực hiện các biện pháp để bảo tồn và tăng trưởng. Quỹ BHXH đảm bảo thu đủ để chi và có phần kết dư, bảo đảm tính chất của BHXH là đoàn kết, tương trợ giữa tập thể người lao động và giữa các thế hệ, đồng thời đảm bảo cho việc thực hiện chính sách BHXH luôn được ổn định lâu dài.

* Nội dung chủ yếu của chính sách BHYT

Có thể nói, nội dung của chính sách BHYT hiện nay được thể hiện tập trung nhất trong Luật BHYT và một số văn bản hướng dẫn thi hành. Chính sách BHYT quy định 2 loại hình cơ bản là: BHYT bắt buộc và BHYT tự nguyện.

Về đối tượng tham gia BHYT: Đối tượng tham gia BHYT bắt buộc được Nhà

nước quy định cụ thể tại Điều 12 của Luật BHYT. Trong chính sách BHYT thì loại hình BHYT tự nguyện là một trong những biện pháp nhằm hướng đến mục tiêu thực hiện BHYT toàn dân. Theo quy định tại Điều 4 của Nghị định số 63/2005/NĐ - CP, BHYT tự nguyện được áp dụng đối với mọi đối tượng có nhu cầu, tự nguyện tham

gia BHYT, kể cả đối tượng tham gia BHYT bắt buộc để được hưởng mức thanh toán cao hơn BHYT bắt buộc.

Về mức đóng BHYT: Được Nhà nước quy định chi tiết tại khoản 1, Điều 13,

Luật BHYT.

Về chế độ và phương thức chi trả: Người tham gia BHYT được quỹ BHYT chi

trả các chi phí sau: a) Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con; b) Khám bệnh để sàng lọc, chẩn đoán sớm một số bệnh; c) Vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên. Mức thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được quy định chi tiết tại Điều 22, Luật BHYT. Việc thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT được thực hiện theo các phương thức: a)

Thanh toán theo định suất; b) Thanh toán theo giá dịch vụ; c) Thanh toán theo trường hợp bệnh. Tổ chức BHYT có trách nhiệm thanh toán chi phí khám bệnh, chữa

bệnh BHYT với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh BHYT.

Về quản lý và sử dụng quỹ BHYT: Quỹ BHYT được hình thành từ nguồn đóng

BHYT theo quy định của pháp luật; tiền sinh lời từ hoạt động đầu tư; tài trợ, viện trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài và các nguồn thu hợp pháp khác. Quỹ BHYT được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch và có sự phân cấp quản lý trong hệ thống tổ chức BHYT. Chính phủ quy định cụ thể việc quản lý quỹ BHYT; quyết định nguồn tài chính để bảo đảm việc khám bệnh, chữa bệnh BHYT trong trường hợp mất cân đối thu, chi quỹ BHYT.

* Nội dung chủ yếu của chính sách ƯĐXH

Chính sách ƯĐXH là một "đặc thù" trong hệ thống chính sách ASXH của Việt Nam. Mục tiêu của chính sách ƯĐXH là nhằm đảm bảo cuộc sống bình thường cho những người đã có công với nước, thể hiện truyền thống đạo lý "uống nước nhớ

nguồn" của dân tộc Việt Nam. Nội dung cơ bản của chính sách được thể hiện chủ yếu

trong Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL - UBTVQH

ngày 28/6/2005 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điềucủa pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16/7/2012, v.v.

- Đối tượng thụ hưởng: Đối tượng được hưởng ƯĐXH của Nhà nước là:

Thương binh và người hưởng chính sách như thương binh; bệnh binh; liệt sỹ và thân nhân của họ; Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng Lao động; người hoạt động cách mạng trước Cách mạng tháng Tám năm 1945; người hoạt động kháng chiến, hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt, tù đầy; người có công giúp đỡ cách mạng; người tham gia kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hoá học. Ngoài các đối tượng nêu trên,

thanh niên xung phong cũng là đối tượng được hưởng ƯĐXH.

- Chế độ ƯĐXH: Mức trợ cấp ƯĐXH được quy định cụ thể tại Nghị định số

47/2012/NĐ - CP ngày 28/5/2012 của Chính phủ quy định về mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng. Các hình thức trợ cấp được quy định là hàng tháng, một lần và phụ cấp chế độ mai táng phí. Tuỳ thuộc vào mức độ đóng góp mà Nhà nước quy định các chế độ hưởng khác nhau. Bên cạnh các chế độ ưu đãi bằng vật chất, chính sách ƯĐXH của nước ta còn quy định các hình thức ưu đãi khác như: giáo dục và đào tạo, việc làm, dạy nghề, vốn, chăm sóc sức khoẻ, xây nhà tình

nghĩa, hỗ trợ kinh phí mua, sửa chữa nhà thuộc sở hữu nhà nước, thăm hỏi, tặng quà vào các dịp lễ tết, các ngày kỷ niệm, ngày truyền thống, v.v.

- Nguồn tài chính: Việc chăm sóc, nuôi dưỡng và ưu đãi người có công với

nước được xác định là trách nhiệm của Nhà nước và toàn xã hội, trong đó Nhà nước là chủ thể quan trọng hàng đầu. Hàng năm, Nhà nước bố trí ngân sách để thực hiện chính sách ƯĐXH. Ngoài ra, Nhà nước khuyến khích mọi thành viên trong xã hội tham gia công tác đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc người có công, gia đình thương binh, liệt sỹ.

* Nội dung chủ yếu của chính sách TGXH

Trong những năm gần đây, Việt Nam là một quốc gia bị tác động năng nề bởi tình trạng biến đổi khí hậu, hàng năm phải gánh chịu hậu quả của hàng chục cơn bão, tình trạng đói nghèo còn cao, cho nên Nhà nước luôn coi thực hiện chính sách TGXH là một nhiệm vụ quan trọng góp phần đảm bảo sự ổn định và phát triển xã hội. Nội dung cơ bản của chính sách TGXH được thể hiện ở các quy định về: Phạm vi và đối

- Phạm vi và đối tượng thụ hưởng: Chính sách TGXH ở nước ta không giới hạn

phạm vi không gian trong quy định hưởng chế độ TGXH. Điều đó có nghĩa là, mọi thành viên trong xã hội, ở mọi địa bàn khi rơi vào hoàn cảnh khó khăn phù hợp với quy định của pháp luật thì đều có thể nhận được sự trợ giúp của Nhà nước và cộng đồng. Điều này thể hiện tính chất không loại trừ, bình đẳng, tương thân tương ái của chính sách TGXH nói riêng và chính sách ASXH nói chung của nước ta.

Chính sách TGXH của nước ta quy định những đối tượng sau đây thuộc diện có thể hưởng TGXH: người già cô đơn, trẻ mồ côi, người tàn tật nặng, người gặp rủi ro

do thiên tai và các lý do bất khả kháng khác mà bản thân họ và người thân không thể tự khắc phục được. Những đối tượng này lại được phân làm hai nhóm khác nhau và

được quy định cụ thể như sau:

Nhóm đối tượng hưởng trợ giúp thường xuyên được quy định cụ thể tại Điều 4

của Nghị định số 67/2007/NĐ – CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội, bao gồm: 1) Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em bị

bỏ rơi, mất nguồn nuôi dưỡng; trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại là mẹ hoặc cha mất tích theo quy định tại Điều 78 của Bộ luật Dân sự hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật; trẻ em có cha và mẹ, hoặc cha hoặc mẹ đang trong thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam, không còn người nuôi dưỡng; trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ gia đình nghèo. Người chưa thành niên từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi nhưng đang đi học văn hóa, học nghề, có hoàn cảnh như trẻ em nêu trên; 2) Người cao tuổi cô đơn, thuộc hộ gia đình nghèo; người cao tuổi còn vợ hoặc chồng nhưng già yếu, không có con, cháu, người thân thích để nương tựa, thuộc hộ gia đình nghèo (theo chuẩn nghèo được Chính phủ quy định cho từng thời kỳ); 3) Người từ 85 tuổi trở lên không có lương hưu hoặc trợ cấp BHXH; 4) Người tàn tật nặng không có khả năng lao động hoặc không có khả năng tự phục vụ, thuộc hộ gia đình nghèo; 5) Người mắc bệnh tâm thần thuộc các loại tâm thần phân liệt, rối loạn tâm thần đã được cơ quan y tế chuyên khoa tâm thần chữa trị nhiều lần nhưng chưa thuyên giảm và có kết luận bệnh mãn tính, sống độc thân không nơi nương tựa hoặc gia đình thuộc diện hộ nghèo; 6) Người nhiễm HIV/AIDS không còn khả năng lao động, thuộc hộ gia đình nghèo; 7) Gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi; 8) Hộ gia đình có từ 02 người trở lên tàn

tật nặng, không có khả năng tự phục vụ; 9) Người đơn thân thuộc diện hộ nghèo, đang nuôi con nhỏ dưới 16 tuổi; trường hợp con đang đi học văn hoá, học nghề được áp dụng đến dưới 18 tuổi.

Nhóm đối tượng hưởng trợ giúp đột xuất được quy định cụ thể tại Điều 6 của Nghị định số 67/2007/NĐ – CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp

các đối tượng bảo trợ xã hội, bao gồm: 1) Hộ gia đình có người chết, mất tích; 2) Hộ

gia đình có người bị thương nặng; 3)Hộ gia đình có nhà bị đổ, sập, trôi, cháy, hỏng nặng; 4) Hộ gia đình bị mất phương tiện sản xuất, lâm vào cảnh thiếu đói; 5) Hộ gia đình phải di dời khẩn cấp do nguy cơ sạt lở đất, lũ quét; 6) Người bị đói do thiếu lương thực; 7) Người gặp rủi ro ngoài vùng cư trú dẫn đến bị thương nặng, gia đình không biết để chăm sóc; 8) Người lang thang xin ăn trong thời gian tập trung chờ đưa về nơi cư trú.

Ngoài các nhóm đối tượng điều chỉnh chính thức như trên, chính sách TGXH ở nước ta còn mở rộng thêm một số nhóm đối tượng khác như: đối tượng thuộc diện đói nghèo và đội tượng tệ nạn xã hội. Tuy nhiên, đây không phải là những đối tượng chủ yếu mà chính sách này hướng đến.

- Chế độ TGXH: Những đối tượng hưởng TGXH thường xuyên nếu thuộc diện

"đặc biệt khó khăn không tự lo được cuộc sống" thì được tiếp nhận vào các cơ sở bảo trợ xã hội để nuôi dưỡng hoặc chăm sóc. Riêng đối với những đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt như người tàn tật, trẻ mồ côi, trẻ em bị nhiễm chất độc da cam, v.v. bên cạnh việc trợ giúp bằng tiền mặt ở mức cao hơn so với những đối tượng khác thì Nhà nước còn có thêm các hình thức trợ giúp khác như hỗ trợ đào tạo nghề, tìm kiếm việc làm, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, khám chữa bệnh, chỉnh hình, phục hồi sức khoẻ, hỗ trợ điều kiện cần thiết để tiếp cận tới các dịch vụ văn hoá, giáo dục.

- Nguồn tài chính: Theo quy định của pháp luật hiện hành, nguồn tài chính

TGXH trước hết được lấy từ ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng khuyến khích và tạo cơ chế để huy động sự tham gia đóng góp của cộng đồng và tài trợ của các tổ chức quốc tế.

Để thực hiện các chế độ trợ giúp thường xuyên, Nhà nước đảm bảo trợ cấp cho các đối tượng được nuôi dưỡng tại các trung tâm bảo trợ xã hội của Nhà nước. Nguồn kinh phí dành cho hoạt động của các cơ sở bảo trợ xã hội này cũng lấy từ

ngân sách nhà nước. Với các đối tượng được nuôi dưỡng tại các gia đình hoặc cộng đồng, tài chính chi trả chế độ cho những đối tượng này được cân đối giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương.

Đối với việc thực hiện chế độ trợ giúp đột xuất, nguồn tài chính đảm bảo thực hiện được trích từ ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Ngoài ra, còn có sự ủng hộ của các tổ chức và cá nhân trong nước và quốc tế. Quy

Một phần của tài liệu Chính sách an sinh xã hội và vai trò của nhà nước trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội ở việt nam (Trang 77 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(170 trang)
w