Thực hiện chính sách an sinh xã hội ở một số nước trên thế giới * Thực hiện chính sách ASXH ở Cộng hoà Liên bang Đức

Một phần của tài liệu Chính sách an sinh xã hội và vai trò của nhà nước trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội ở việt nam (Trang 55 - 65)

Mô hình ASXH của Cộng hoà Liên bang Đức chịu ảnh hưởng của trường phái

Bismarck (Otto Von Bismarck (1815 - 1898)) với cơ sở là nền KTTT xã hội và mô

hình "nhà nước phúc lợi". Hiện nay, sau nhiều lần điều chỉnh, cấu trúc và nội dung của chính sách ASXH ở Đức được định hình qua một số phương diện cơ bản sau:

- Về mục tiêu: Nhìn một cách tổng thể, chính sách ASXH của Đức hướng đến sự phát triển bền vững của xã hội, bảo vệ người dân khỏi các rủi ro trong cuộc sống

và những hậu quả của nó như ốm đau, già yếu, thất nghiệp, tai nạn lao động. Trong đó, nhà nước đặc biệt nhấn mạnh đến mục tiêu: 1) Bảo đảm và tăng cường về vật

chất cho tất cả các thành viên bằng cách tạo cho họ cơ hội về việc làm; 2) Thực hiện công bằng xã hội; 3) Duy trì sự ổn định xã hội. Trên cơ sở các mục tiêu này, nhà

nước cụ thể hoá thành các nhiệm vụ: 1) Bảo vệ, phục hồi sức khoẻ cho người lao

động; 2) Nâng cao tay nghề và khả năng làm việc cho người lao động để họ có thể tự làm việc và có thu nhập; 3) Bảo đảm nhân phẩm con người trên nguyên tắc đối xử bình đẳng và công bằng xã hội; 4) Tạo sự an toàn xã hội và điều kiện phát triển tốt nhất cho mỗi cá nhân trước đòi hỏi của thị trường lao động; 5) Cân bằng sự khác biệt về tài sản, thu nhập và những gánh nặng khác thông qua chính sách phân phối lại.

- Về đối tượng thụ hưởng: Chính sách ASXH của Đức có các đối tượng bắt buộc, đối tượng tự nguyện và đối tượng đột xuất. Nếu như đối tượng bắt buộc chủ

yếu là những người lao động phải tham gia BHXH bắt buộc thì đối tượng tự nguyện lại chủ yếu là những người có nhu cầu tham gia các hình thức bảo hiểm nhưng không phải đóng BHXH bắt buộc. Đối tượng đột xuất là những người rơi vào hoàn cảnh khó khăn do bị thiên tai khách quan. Đây là những người bần cùng, họ không thể tự

khắc phục được tình trạng khó khăn bằng khả năng của bản thân và cần có sự hỗ trợ từ nhà nước và xã hội thông qua các chính sách TGXH.

- Về các chính sách: Trong mô hình ASXH của Đức thì chính sách BHXH là trụ

cột quan trọng nhất. Chính sách BHXH quy định các chế độ chủ yếu là: BHYT

(1883); Bảo hiểm tai nạn lao động (1884); Bảo hiểm hưu trí (1889); BHTN (1927); Bảo hiểm thân thể (1995).

a) Chế độ BHYT: Theo quy định của pháp luật Cộng hòa Liên bang Đức, người

lao động có mức lương nhất định bắt buộc phải tham gia BHYT. Tuy nhiên, hiện nay, do những biến động về KT - XH nên chính sách BHYT cũng được điều chỉnh trở thành chế độ bảo hiểm công dân. Nghĩa là, nhà nước khuyến khích mọi người tham gia BHYT trên cơ sở quy định mức phí linh hoạt và một số nghĩa vụ bắt buộc. Nhà nước yêu cầu các quỹ BHYT phải cho phép mọi người đóng BHYT mà không đòi hỏi phải kiểm tra sức khỏe trước. Đồng thời, mọi nhu cầu về dịch vụ y tế đều được bảo hiểm 100% và với chất lượng tốt theo nguyên tắc "mọi bệnh nhân đều

được hưởng dịch vụ ngay và không cần phải trả tiền trước".

b) Chế độ bảo hiểm tai nạn lao động: Đối tượng được hưởng là những người

lao động bị thương tật hoặc không còn khả năng lao động do tai nạn lao động gây ra. Qua một số lần điều chỉnh (Luật BHXH nói chung (1911 và 1993)), đối tượng bảo hiểm tai nạn lao động đã được mở rộng sang cả những người làm việc tại nhà và thành viên gia đình họ; người hoạt động nghệ thuật, người mẫu, diễn viên làm việc theo hợp đồng, nông dân, thợ thủ công và cả người thất nghiệp. Từ năm 1971, chính phủ Đức bắt đầu thực thi chế độ bảo hiểm tai nạn cho trẻ em học tại các vườn trẻ và trường mẫu giáo, học sinh và sinh viên trong thời gian học tập tại trường. Điều này đã cho thấy phạm vi bao phủ của chế độ bảo hiểm tai nạn nói riêng và chính sách ASXH nói chung của Đức là rất rộng và rất phù hợp với tiêu chí đa tầng, linh hoạt của một hệ thống ASXH hiện đại.

Nhà nước uỷ quyền quản lý và tổ chức thực hiện chế độ bảo hiểm tai nạn cho các hiệp hội chuyên nghiệp. Các tổ chức này thực hiện 2 chức năng cơ bản là: 1)

Kiểm tra an toàn trong các doanh nghiệp để phòng tránh tai nạn; 2) Xử phạt đối với những trường hợp vi phạm pháp luật.

khác nhau như: bảo hiểm hưu trí theo luật định (bắt buộc); bảo hiểm hưu trí do

doanh nghiệp lập ra (không bắt buộc); bảo hiểm hưu trí tư nhân. Đây là chế độ bảo

hiểm được thực hiện theo nguyên tắc đóng - hưởng.

d) Chế độ BHTN: BHTN giữ vai trò hỗ trợ trực tiếp đối với người lao động

khi họ bị mất việc làm thông qua quỹ BHTN. Quỹ BHTN được hình thành từ 3 nguồn chủ yếu: 1) Người lao động và người sử dụng lao động đóng góp (mỗi bên đóng 50%; 2) Các khoản bồi hoàn; 3) Tiền từ ngân sách liên bang bổ sung (nếu thiếu). Quỹ BHTN được dùng để chi trả cho đối tượng và cho các hoạt động nhằm đưa người thất nghiệp mau chóng trở lại thị trường lao động và có việc làm như: đào tạo, đào tạo lại, chi phí tìm kiếm và môi giới việc làm và chi cho tổ chức hoạt động của BHTN, v.v.

e) Chế độ bảo hiểm thân thể: Đây là chế độ bắt buộc đối với mọi công dân. Các

dịch vụ của bảo hiểm thân thể được chia làm 3 loại: dịch vụ dưới dạng đồ vật; dịch

vụ tiền và dịch vụ gắn với BHYT. Ngoài các dịch vụ cơ bản nêu trên, chế độ bảo hiểm

thân thể còn có các hoạt động giúp cho người bị rủi ro làm quen và hoà nhập cộng đồng. Chi phí thanh toán dịch vụ và lương hưu cho đối tượng này đều do cơ quan bảo hiểm chi trả. Quỹ bảo hiểm thân thể được hình thành trên cơ sở đóng góp của người tham gia. Mức đóng góp cũng được xác định trên cơ sở thu nhập ròng của người lao động với mức cố định là 1,7% và được chia đều cho người lao động và người sử dụng lao động.

Ngoài các hình thức bảo hiểm thì chính sách trợ cấp xã hội cũng đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống ASXH của Đức. Chính phủ Đức coi trợ cấp xã hội là

lưới an toàn cuối cùng hỗ trợ cho những người gặp rủi ro có được mức sống tối

thiểu. Hình thức cơ bản của trợ cấp xã hội là trợ giúp chung và trợ giúp đặc biệt.

- Về tổ chức: Nhà nước giữ vai trò và có chức năng tổ chức thực hiện chính

sách ASXH. Các thể chế tương ứng trong hệ thống ASXH của Đức hoạt động theo

cơ chế tự quản, tự chịu trách nhiệm dưới sự giám sát của nhà nước. Cơ sở pháp lý

cho các hoạt động đảm bảo ASXH là luật với các điều chỉnh chung và điều chỉnh cho từng lĩnh vực của cụ thể.

Thụy Điển là hình mẫu trong thực hiện chính sách ASXH theo kiểu Scandivani:

kết hợp giữa phát triển KTTT với đảm bảo ASXH dựa trên cơ sở hệ thống phúc lợi xã hội và trợ cấp xã hội toàn dân do tiền thuế chi trả. Đây là mô hình ASXH "thân thiện với việc làm", vì nó hướng đến đảm bảo việc làm cho tất cả mọi người.

Mặc dù cũng đã có nhiều thay đổi nhưng những đặc trưng trong hệ thống đảm bảo ASXH của Thuỵ Điển vẫn được duy trì thông qua các chính sách như: Chính

sách bảo hiểm hưu trí; chính sách BHTN; chính sách chăm sóc người mẹ cô đơn; chính sách TGXH; chế độ nghỉ phép và chăm sóc trẻ.

a) Chính sách bảo hiểm hưu trí: Bảo hiểm hưu trí của Thuỵ Điển được hình

thành vào năm 1947 và sửa đổi năm 1960. Chế độ bảo hiểm hưu trí là nguồn thu nhập cơ bản của người già và được nhà nước thanh toán qua hình thức trả lương hưu hàng tháng. Trong hệ thống hưu trí của Thụy Điển, trợ cấp hưu trí của mỗi người lao động sẽ dựa trên khoản tiền tích lũy được trong hai tài khoản cá nhân riêng biệt: Tài

khoản danh nghĩa (national account) do Chính phủ thay mặt cá nhân đó quản lý/duy

trì (16%) và Tài khoản cá nhân thông thường do cá nhân quản lý (2,5%) [33, tr44 - 54].

Ngoài hệ thống hưu trí nhà nước, hầu hết người lao động Thụy Điển tham gia vào một chương trình hưu trí tư nhân theo nghề nghiệp. Trong chương trình này, người lao động có thể đóng từ 2% đến 4,5% phần thu nhập của họ vào một tài khoản cá nhân [33, tr44 - 54]. Ngoài ra, để đảm bảo trợ cấp hưu trí đủ sống cho tất cả người dân, chính phủ Thụy Điển đã xây dựng và thực hiện chương trình lưới an toàn xã hội. Chẳng hạn, đối với một người về hưu độc thân, mức trợ cấp hưu trí tối thiểu là khoảng 9.000USD/năm; hai vợ chồng về hưu, nhận được khoảng 16.000USD/năm [33, tr44 - 54].

b) Chính sách BHTN: Chế độ BHTN thuộc sự quản lý của các Liên đoàn

Thương mại và Tài chính dựa trên cơ sở cung cấp của chính phủ và đóng góp của người sử dụng lao động và Liên đoàn. Mức đóng góp BHTN được tính theo phần trăm của tổng quỹ lương. Để bao phủ hết những đối tượng có nguy cơ thất nghiệp và không còn thu nhập, năm 1998, chính phủ Thuỵ Điển có cơ chế chăm sóc đặc biệt đối với tất cả các thành viên không thuộc các Liên đoàn quản lý. Có thể nói, chính

sách BHTN của Thuỵ Điển đã trở thành một giá đỡ quan trọng cho người lao động và hiện nay, gần 80% người lao động tham gia các quỹ BHTN.

c) Chính sách trợ cấp gia đình và chăm sóc người mẹ cô đơn: Đây là khoản trợ

cấp xã hội để hỗ trợ cho các gia đình nuôi con và giải phóng cho các bà mẹ. Mọi công dân có từ 1 con trở lên đều được hưởng loại hình trợ cấp này và toàn bộ chi phí do chính phủ đảm nhận. Ủy ban BHXH quốc gia chịu trách nhiệm quản lý và giám sát ở cấp trung ương. Các cơ quan bảo hiểm khu vực và địa phương có trách nhiệm quản lý thực hiện chương trình.

Đối với chế độ chăm sóc bà mẹ cô đơn, dù không có mức thu nhập tối thiểu đảm bảo cho người mẹ cô đơn nhưng các khoản thanh toán vẫn đảm bảo mức sống tối thiểu. Việc thanh toán chế độ ASXH cho các bà mẹ cô đơn nhằm giúp các bậc cha mẹ đảm bảo đúng các chức năng gia đình của mình. Ngoài ra, người mẹ cô đơn còn nhận được phúc lợi từ chính sách cải cách gia đình toàn diện, đặc biệt là các dịch vụ chăm sóc trẻ trước độ tuổi đến trường.

d) Chính sách TGXH: Đây là một bộ phận của chính sách việc làm xã hội áp

dụng đối với những người gặp hoàn cảnh khó khăn do thiên tai và những rủi ro xã hội khác (già cả, cô đơn, không thu nhập, người nghèo). Chính sách TGXH là biện pháp hỗ trợ mang tính ngắn hạn và số người được hưởng lợi từ các chương trình này cũng không phổ biến (dưới 10% người được hưởng trên 1 năm). Nhìn chung, so với các nhà nước phúc lợi khác thì có thể nói Thuỵ Điển là nước chi tiêu cho TGXH khiêm tốn hơn cả.

e) Chế độ nghỉ phép và chăm sóc trẻ: Chế độ nghỉ phép và chăm sóc trẻ em

được phát triển theo hai hướng: Thứ nhất, trao cho người mẹ những quyền lợi pháp lý cơ bản để được nghỉ phép, chăm sóc trẻ em; Thứ hai, tăng cường đầu tư công cộng cho việc chăm sóc trẻ em. Để chính sách này mang lại hiệu quả thiết thực, chính phủ Thuỵ Điển đã cụ thể hoá bằng nhiều quy định và dành nhiều nguồn lực tài chính. Chính vì vậy mà hiện nay, phần lớn trẻ em thuộc diện điều chỉnh của chế độ này đều được hưởng các dịch vụ chăm sóc công cộng tốt nhất từ nhà nước và xã hội.

Vào năm 1999, chính phủ Thụy Điển đã thực hiện các chiến lược hiện đại hoá hệ thống ASXH với mục tiêu quan trọng nhất là tạo ra nhiều việc làm để nâng cao

về tài chính và tổ chức hệ thống ASXH mà còn góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đây là những cải cách cần thiết để BHTN thích ứng với điều kiện mới và giảm gánh nặng tài chính cho ngân sách nhà nước.

* Thực hiện chính sách ASXH ở Hoa Kỳ

Mô hình ASXH của Hoa Kỳ được thực hiện theo cơ chế "thị trường tự do" và

chịu ảnh hưởng của trường phái Beveridge (William Beveridge). Theo đó, chính sách ASXH được thực hiện dựa trên nguyên tắc cơ bản là: bao phủ toàn diện (tất cả mọi

người đều được hưởng ASXH và đây là một quyền con người); mức chi trả tương đương; nhà nước quản lý tập trung, thống nhất và có thể trực tiếp cung cấp dịch vụ hoặc uỷ thác cho tư nhân.

Năm 1935, Quốc hội Hoa Kỳ ban hành Đạo luật ASXH. Đây được coi là cơ sở pháp lý chính thức của quá trình xây dựng và triển khai thực hiện chính sách ASXH hiện đại ở Hoa Kỳ hiện nay. Sự ra đời của Luật ASXH đã đánh dấu một bước chính

sách can thiệp của nhà nước vào lĩnh vực ASXH. Mặc dù chính sách ASXH của Hoa

Kỳ đã trải qua nhiều lần điều chỉnh song những chương trình ASXH do chính quyền Roosevelt đưa ra vẫn đóng vai trò nền tảng. Các chính sách ASXH vẫn là chỗ dựa quan trọng đối với người lao động, vì thế, các đảng phái chính trị luôn coi chính sách ASXH là một công cụ để thuyết phục các cử tri Mỹ trong các lần bầu cử.

Để đảm bảo bền vững về tài chính và nâng cao trách nhiệm của các chủ thể, chính phủ Hoa Kỳ quy định nguồn tài chính hình thành các loại quỹ ASXH gồm: 1)

Đóng góp của các bên tham gia; 2) Thuế thu nhập cá nhân; 3) Ngân sách nhà nước.

Hiện nay, dưới tác động của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu và tình trạng già hoá dân số, hệ thống chính sách ASXH của Hoa Kỳ cũng đang gặp rất nhiều khó khăn. Niềm tin của người dân Mỹ vào sự hỗ trợ từ các chương trình ASXH của chính quyền bị suy giảm nghiêm trọng. Do đó, nhiệm vụ của các đảng chính trị và chính phủ hiện nay là phải tiếp tục cải cách chính sách ASXH theo hướng sử dụng hiệu quả hơn nguồn tài tài chính ngày càng hạn hẹp và khuyến khích các tổ chức tư nhân tham gia cung cấp dịch vụ ASXH. Chiến lược về ASXH có tên là "Kế hoạch an sinh hưu

trí thế kỷ XXI" đã xác định ba nguyên tắc cơ bản trong quá trình cải cách là: 1) Đảm bảo lợi ích cho tất cả những người về hưu và sắp về hưu; 2) Tạo ra sự cân bằng về tài chính; 3) Khuyến khích tiết kiệm cá nhân trong những người trẻ tuổi. Nội dung kế

hoạch tập trung vào các nhiệm vụ như: khôi phục lại khả năng thanh toán dài hạn

của hệ thống BHXH, xây dựng qũy BHXH bền vững, tăng quỹ hưu trí bằng cách mở rộng đối tượng tham gia BHXH và cơ cấu lại mức đóng – hưởng, khuyến khích người lao động ở lại làm việc lâu hơn (kéo dài thời gian làm việc, rút ngắn thời gian nghỉ hưu), mở rộng hơn nữa các loại hình bảo hiểm hưu trí, nhất là quỹ hưu trí tư nhân thông qua các hình thức bảo hiểm thương mại, cải tổ quỹ tiết kiệm và hình thức tiết kiệm hiệu quả hơn, v.v.

Với những điều chỉnh như trên, một mặt cho thấy sự "phản ứng" của chính quyền đối với những vấn đề mới nảy sinh, nhưng mặt khác cũng thể hiện sự thay đổi quan điểm thực hiện chính sách ASXH của nhà nước trong tình hình mới. Những thay đổi này được bắt đầu từ việc: Thứ nhất, nhà nước trung ương can thiệp trực tiếp vào quá trình thiết kế và thực hiện chính sách ASXH (vốn trước đây được uỷ quyền

Một phần của tài liệu Chính sách an sinh xã hội và vai trò của nhà nước trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội ở việt nam (Trang 55 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(170 trang)
w