nghiệp an sinh xã hội
Ở nước ta hiện nay, chính sách ASXH được phân cấp triển khai và giao trách nhiệm quản lý nhà nước cho Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và một số đơn vị khác như Ủy ban Dân tộc, BHXH Việt Nam, v.v. Do vậy, để phát huy vai trò của Nhà nước trong việc thực hiện chính sách ASXH thì vấn đề hoàn thiện bộ máy tổ chức và hoạt động quản lý của các đơn vị sự nghiệp ASXH cần quan tâm đến các phương diện:
Một là, đổi mới mô hình tổ chức của BHXH Việt Nam
Về tổ chức, hiện nay, BHXH Việt Nam là đơn vị sự nghiệp độc lập thuộc
Chính phủ, chịu trách nhiệm tổ chức và quản lý thực hiện chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN, với một loạt chế độ như ốm đau, hưu trí, thai sản, tai nạn
là phù hợp với yêu cầu cải cách hành chính, bước đầu đã tách bạch chức năng quản lý nhà nước với hoạt động sản xuất kinh doanh và sự nghiệp dịch vụ công.
Về quản lý nhà nước, hiện nay, cơ quan BHXH Việt Nam chịu quản lý nhà nước về chuyên môn của nhiều Bộ, Ngành khác nhau như Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Y tế. Điều này đã gây ra nhiều khó khăn cho công tác quản lý và thực thi chính sách. Vì vậy, trong tương lai cần tổ chức lại cơ quan BHXH Việt Nam theo hướng hình thành cơ quan quản lý thống nhất và duy nhất về BHXH, BHYT, BHTN cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ. Chỉ có như vậy, việc thực hiện chính sách, pháp luật về BHXH ở nước ta mới đảm bảo được tính đồng bộ, giảm tối đa tình trạng chồng chéo, phiền hà do phân cấp, phân quyền như hiện nay.
Bên cạnh đó, Nhà nước cần nghiên cứu thí điểm hình thành các đơn vị được tổ chức theo loại hình bảo hiểm bắt buộc và tự nguyện. Đối với BHXH và BHYT cho đối tượng lao động thuộc khu vực chính thức được xác định là loại hình bảo hiểm bắt buộc thì giao cho các tổ chức thuộc Nhà nước thực hiện. Còn đói với chính sách BHXH và BHYT tự nguyện cho đối tượng lao động ngoài khu vực chính thức, có thể giao cho các tổ chức tư nhân triển khai theo cơ chế tự quản.
Về hoạt động, một trong những nhiệm vụ quan trọng và cấp bách hiện nay
chính là tiếp tục phải hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH, hạn chế tối đa tình trạng nợ, trốn đóng BHXH. Nhà nước cần có chế tài mạnh hơn để BHXH Việt Nam có cơ sở pháp lý trong việc quản lý đầy đủ, chính xác, kịp thời các đối tượng tham gia BHXH và quỹ tiền lương làm cơ sở trích nộp BHXH. Về phía BHXH Việt Nam cần triển khai các giải pháp như: 1) Phối hợp với các cơ quan quản lý liên quan
thống kê toàn bộ các đơn vị và người lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện. 2) Trực tiếp cấp sổ BHXH cho người lao động để theo dõi và kiểm tra giám sát việc thực hiện việc đóng BHXH của người sử dụng lao động dễ dàng hơn; 3) Sử dụng công nghệ quản lý mới để thay thế cho phương pháp theo dõi đối tượng thủ công hiện nay. 4) Phân loại đơn vị tham gia BHXH theo quy mô, loại hình để thuận lợi cho việc quản lý và xây dựng chế tài. 5) Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc kê khai lao động, quỹ tiền lương và đóng BHXH của các cơ quan nhà nước. 6) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giải thích các chế độ, chính
sách, quyền lợi và trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động khi tham gia BHXH để họ hiểu và tự giác tham gia, đóng góp đầy đủ, kịp thời.
Bên cạnh đó, công tác chi trả và giải quyết kịp thời, chính xác, đúng đối tượng, đảm bảo an toàn, tránh thất thoát quỹ BHXH cũng là một nhiệm vụ trọng tâm trong tổng thể nội dung đổi mới hoạt động của BHXH Việt Nam. Phối hợp với hệ thống ngân hàng, kho bạc và cá nhân để thực hiện thí điểm mô hình chi trả chế độ bảo hiểm qua tài khoản cá nhân. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm toán việc chi trả chế độ cho người lao động tại đơn vị sử dụng lao động do BHXH tỉnh, huyện được ủy quyền thanh toán.
Hai là, đổi mới công tác quản lý thực hiện chính sách BHYT
Ở nước ta, mặc dù BHYT là một thể chế chính sách độc lập về tài chính và nội dung song về tổ chức lại do BHXH Việt Nam chịu trách nhiệm triển khai trên cơ sở quản lý nhà nước của Bộ Y tế. Chính cơ chế này đã gây ra nhiều khó khăn cho việc thực hiện chính sách BHYT trong thực tiễn. Vì vậy, vấn đề đổi mới tổ chức thực hiện chính sách BHYT đòi hỏi phải mang tính liên ngành với vai trò chỉ đạo, điều hành của Nhà nước.
Trước hết, Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện mô hình BHYT cho phù hợp với
điều kiện thực tế ở Việt Nam. Trong đó, ưu tiên các giải pháp có sự tham gia của chủ sử dụng lao động và người lao động trong việc thực hiện chính sách BHYT. Cụ thể, Bộ Y tế cần tăng cường phân cấp quản lý và có cơ chế phân cấp mạnh trong quản lý ngân sách nhà nước dành cho thực hiện chính sách BHYT, quản lý hệ thống cung ứng dịch vụ phòng bệnh, chữa bệnh, tạo sự chủ động, tích cực của từng địa phương trong việc tổ chức thực hiện chính sách BHYT phù hợp với hoàn cảnh địa lý, kinh tế và xã hội nước ta.
Thứ hai, nâng cao năng lực quản lý của hệ thống BHYT bằng cách thực hiện
chuyên nghiệp/chuyên môn hóa hoạt động BHYT và áp dụng mô hình quản lý phân cấp phù hợp. Bộ Y tế cần khẩn trương ban hành văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn triển khai thực hiện chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận, từng cơ quan trong hệ thống BHYT theo chức trách và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành liên quan trong việc tổ chức, thực hiện chính sách.
Thứ ba, Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng và hoàn
chỉnh các văn bản quy phạm pháp luật về BHYT, tạo cơ sở pháp lý đầy đủ cho việc thực hiện chính sách BHYT. Xây dựng, triển khai các chương trình bảo đảm chất lượng khám chữa bệnh, củng cố hệ thống tổ chức y tế, tiếp đưa khám chữa bệnh BHYT về trạm y tế cơ sở, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong công tác phát hành thẻ, thu phí, thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT, tạo thuận lợi cho người tham gia BHYT.
Phối hợp với các bộ ngành nghiên cứu, xây dựng các hình thức thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT, mức đóng BHYT của nhóm đối tượng và cơ chế quản lý, đảm bảo an toàn, hiệu quả, đúng mục đích trong sử dụng quỹ BHYT. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, kịp thời bổ sung, hoàn thiện chính sách BHYT, khắc phục những vướng mắc, bất cập trong thực hiện chính sách, chế độ, bảo đảm quyền lợi của người tham gia BHYT.
Tăng cường công tác giám định tại cơ sở khám chữa bệnh, kịp thời phát hiện các biểu hiện lạm dụng, phối hợp với cơ sở khám chữa bệnh giải quyết dứt điểm tình trạng lạm dụng Quỹ BHYT, chú trọng đánh giá chất lượng điều trị, thường xuyên tiếp xúc với người bệnh để tiếp nhận ý kiến góp ý và giải quyết các vướng mắc, đảm bảo quyền lợi BHYT.
Thứ tư, BHXH Việt Nam phối hợp với Ủy ban nhân dân các cấp chỉ đạo triển
khai chính sách BHYT trên địa bàn. Đồng thời, cung cấp kịp thời kinh phí hỗ trợ cho các đối tượng chính sách tham gia BHYT theo quy định chung của Nhà nước. Kiểm tram giám sát và giải quyết các vướng mắc trong việc khám chữa bệnh cho người có thẻ BHYT và việc thực hiện các quy định của pháp luật về BHYT trên địa bàn. Tổ chức, phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành chức năng có liên quan ở địa phương có giải pháp cụ thể để thực hiện BHYT toàn dân trên địa bàn. Chính quyền địa phương tạo điều kiện để cơ quan BHXH thực hiện công tác tuyên truyền vận động nhân dân tham gia BHYT.
Ba là, đổi mới công tác quản lý thực hiện chính sách TGXH và ƯĐXH
Nhà nước cần phải có biện pháp nhằm hoàn thiện bộ máy tổ chức thực hiện chính sách TGXH và ƯĐXH từ Trung ương đến cơ sở, nâng cao năng lực của cán bộ
phụ trách công tác xã hội để thực hiện nhiệm vụ của ngành Lao động, Thương binh và Xã hội tại cấp cơ sở về TGXH và ƯĐXH. Nhà nước sớm xây dựng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, phát triển nguồn nhân lực ASXH, phát triển hệ thống mạng lưới nhân viên làm công tác đảm bảo ASXH chuyên nghiệp, hoạt động có hiệu quả hơn. Xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức ngành ASXH theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại. Đổi mới nội dung và phương phức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, viên chức đạt các tiêu chuẩn ngạch bậc và đảm bảo vận hành hệ thống quản lý theo yêu cầu điện tử hóa. Nhà nước có chế độ, chính sách đặc thù cho đội ngũ cán bộ, viên chức làm công tác TGXH và ƯĐXH.
Thiết lập bộ chỉ số giám sát đánh giá việc thực chính sách TGXH và ƯĐXH, thông qua đó cảnh báo cho các cấp, các ngành, các địa phương hiểu rõ hơn chất lượng và hiệu quả thực hiện chính sách và quan trọng hơn là đo lường được mức độ tiến bộ của hệ thống chính sách ASXH. Bộ chỉ số này tối thiểu phải bao gồm được ba nhóm chỉ tiêu cơ bản: (i) độ bao phủ, bao gồm cả việc so sánh tổng số đối tượng với
dân số và số được trợ cấp xã hội so với tổng đối tượng; (ii) chỉ số tác động (so sánh mức trợ cấp bình quân với mức sống trung bình của dân cư); (iii) chỉ số về tài chính (so tổng nguồn chi với GDP hoặc ngân sách nhà nước hoặc chi tiêu của Chính phủ).
Tăng cường việc hướng dẫn triển khai thực hiện các chính sách hiện có, nhất là các chính sách mới ban hành. Cần xây dựng các tài liệu hướng dẫn thực hiện chính sách theo hướng gọn nhẹ để thực hiện đúng đối tượng, đúng mục tiêu, hạn chế sai sót và thất thoát nguồn lực. Cần sớm nghiên cứu và đưa vào sử dụng công nghệ quản lý mới để được nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về ASXH.