Trong bối cảnh hiện nay, phương hướng cơ bản để phát huy vai trò của Nhà nước trong việc thực hiện chính sách ASXH đó là: chính sách ASXH

Một phần của tài liệu Chính sách an sinh xã hội và vai trò của nhà nước trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội ở việt nam (Trang 148 - 151)

Nhà nước trong việc thực hiện chính sách ASXH đó là: chính sách ASXH hướng đến mục tiêu phát triển con người, đảm bảo công bằng xã hội, tiến bộ xã hội và hoàn thiện nền KTTT định hướng XHCN; nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước; xuất phát từ trình độ phát triển KT - XH của nước ta để thực hiện chính sách ASXH; tạo sự đan kết giữa chính sách ASXH với chính sách KT - XH; phát huy vai trò cộng đồng, truyền thống dân tộc, hợp tác quốc tế. Để biến những chủ trương, chính sách đúng đắn thành kết quả cụ thể, Nhà nước cần quan tâm thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp: Tiếp tục hoạch định, đổi mới và hoàn thiện khung chính sách ASXH; hoàn thiện tổ chức bộ máy và hoạt động quản lý của các đơn vị sự nghiệp ASXH; đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý đối với các quỹ ASXH; khuyến khích xã hội hoá; kết hợp thực hiện chính sách ASXH với các chính sách KT - XH; tăng cường hợp tác quốc tế về thực hiện chính sách ASXH.

KẾT LUẬN

Thực hiện chính sách ASXH cho người dân luôn là một đòi hỏi khách quan đối với bất kỳ nhà nước nào trên thế giới. Chính sách ASXH có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc duy trì sự ổn định, phát triển bền vững về chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước. Chính vì tầm quan trọng của nó như vậy cho nên khi luận giải về chính sách ASXH đã xuất hiện nhiều quan điểm khác nhau. Tuy vậy, dù còn có những khác biệt về cách tiếp cận hay luận giải vấn đề thì bản chất chung nhất của chính sách ASXH là những chính sách bảo vệ của nhà nước nhằm hạn chế, phòng ngừa và khắc phục rủi ro cho các thành viên của mình khi họ bị mất hoặc giảm thu nhập do các nguyên nhân ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, già cả không còn sức lao động hoặc vì các nguyên nhân khách quan khác thông qua các chính sách BHXH, BHYT, ƯĐXH và TGXH.

Chính sách ASXH tạo ra mạng lưới an toàn nhiều tầng, nhiều lớp nhằm che chắn cho các thành viên trong trường hợp họ bị giảm hoặc mất thu nhập hoặc khi họ gặp phải những rủi ro khách quan khác như thiên tai, địch họa. Chức năng cơ bản của mọi chính sách ASXH là bảo vệ sự an toàn của các thành viên trong xã hội thông qua các biện pháp phòng ngừa, hạn chế và khắc phục rủi ro. Để các chính sách ASXH đi vào cuộc sống, nhà nước luôn phải giữ vai trò chủ yếu trong quá trình hoạch định, triển khai, kiểm tra, giám sát và bảo trợ về tài chính cho các chính sách ASXH.

Trên thế giới, thực tiễn nhà nước thực hiện chính sách ASXH trong những năm qua đã hình thành nhiều mô hình khác nhau. Tiêu biểu nhất trong số những mô hình thực hiện chính sách ASXH phải kể đến các quốc gia phát triển như Đức, Thuỵ Điển, Hoa Kỳ, Nhật Bản. Để có được thành công trong đảm bảo ASXH, các quốc gia này luôn nhấn mạnh vai trò cơ bản của nhà nước; của việc thể chế hoá chủ trương, chính sách thành pháp luật; gắn kết giữa tăng trưởng kinh tế với đảm bảo ASXH; quản lý chặt chẽ các nguồn lực đảm bảo ASXH, v.v. Có thể nói, đây là những hình mẫu sinh động cho các nước phát triển sau có thể tham khảo, học hỏi sáng tạo thành công của các quốc gia này trong việc thực hiện chính sách ASXH.

Ở nước ta, Đảng và Nhà nước khẳng định chính sách ASXH có một vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phát triển. Nhà nước thực hiện chính sách ASXH vừa nhằm bảo vệ sự an toàn cuộc sống cho người dân, vừa tạo động lực cho sự phát triển bền vững, ổn định chính trị - xã hội. Cùng với thành tựu trong phát triển KT - XH, mục tiêu, nội dung của các chính sách ASXH cũng luôn được Nhà nuớc điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện. Kết quả là, trong giai đoạn vừa qua, Nhà nước đã tập trung hoạch định, thể chế hoá được hệ thống chính sách, pháp luật về ASXH, đáp

ứng yêu cầu xây dựng KTTT định hướng XHCN và hội nhập quốc tế; công tác triển khai, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách ASXH được tăng cường; đối tượng và chế độ của chính sách ASXH ngày càng được mở rộng; nguồn lực tài chính cho thực hiện chính sách ASXH được đảm bảo. Những thành công này đã góp phần quan

trọng vào việc thực hiện mục tiêu gắn kết tăng trưởng kinh tế với đảm bảo công bằng và tiến bộ xã hội ở nước ta ngay trong từng bước đi, từng giai đoạn của quá trình phát triển kinh tế.

Bên cạnh những thành công, việc thực hiện chính sách ASXH của Nhà nước cũng đang bộc lộ những hạn chế, thách thức nhất định đòi hỏi phải có giải pháp phù hợp. Các chính sách ASXH của nước ta chưa ổn định, đồng bộ và lâu dài. Công tác triển khai, kiểm tra, giám sát việc thực thi chính sách trong thực tế của Nhà nước còn chưa hiệu quả và nhiều bất cập. Dù đã được cải thiện rất nhiều so với trước đây song phạm vi bao phủ và mức độ tác động của chính sách ASXH đối với người dân còn chưa đáp ứng được đòi hỏi của yêu cầu thực tế. Sự đầu tư, quản lý nguồn lực tài chính cho việc thực hiện chính sách ASXH hiệu quả chưa cao.

Trong điều kiện kinh tế khó khăn, hệ thống ASXH của nước ta lại đang phải đối mặt với những khó khăn, thách thức như: Mặt trái của KTTT ngày càng biểu hiện rõ rệt, thiên tai, bão lụt, biến đổi khí hậu ngày càng ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của hàng triệu nông dân, tác động xã hội của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đô thị hoá, xu hướng già hoá dân số, những thách thức đảm bảo ASXH trong khu vực và trên thế giới, v.v. Đây chính là cơ sở thực tiễn để Nhà nước cần có những phương hướng và giải pháp phù hợp, đồng bộ để phát huy vai trò trong việc thực hiện chính sách ASXH ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Về phương hướng nâng cao vai trò trong việc thực hiện chính sách ASXH, Nhà nước cần: 1) Thực hiện chính sách ASXH hướng đến mục tiêu phát triển con

người Việt Nam, đảm bảo công bằng xã hội, tiến bộ xã hội và hoàn thiện nền KTTT định hướng XHCN; 2) Nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước; 3) Phải xuất phát từ trình độ phát triển KT - XH của nước ta hiện nay để thực hiện chính sách ASXH; 4) Tạo sự đan kết giữa thực hiện chính sách ASXH với các chính sách KT - XH khác; 5) Phải phát huy vai trò cộng đồng, truyền thống dân tộc, hợp tác quốc tế trong thực hiện chính sách ASXH.

Một phần của tài liệu Chính sách an sinh xã hội và vai trò của nhà nước trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội ở việt nam (Trang 148 - 151)