Chủ động và tăng cường hợp tác quốc tế về thực hiện chính sách an sinh xã hộ

Một phần của tài liệu Chính sách an sinh xã hội và vai trò của nhà nước trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội ở việt nam (Trang 146 - 148)

sinh xã hội

Hội nhập quốc tế để giải quyết các vấn đề ASXH là xu thế tất yếu đối với các quốc gia trong giai đoạn hiện nay. Đảng và Nhà nước chủ trương "đa phương hoá,

đa dạng hoá quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế " [51, tr.83], để tranh thủ nguồn lực cho việc thực hiện tốt nhất mục tiêu đảm bảo ASXH. Trong điều kiện các nguồn lực dành cho thực hiện chính sách ASXH còn hạn chế thì hợp tác quốc tế được xem là giải pháp quan trọng.

Một là, Nhà nước cần xây dựng chiến lược toàn diện về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đảm bảo ASXH

Nhà nước cần sớm xây dựng Chiến lược tổng thể về đảm bảo ASXH trong

tình hình mới. Cùng với các quốc gia xây dựng một tầm nhìn chung về sự phát triển,

xu hướng và vai trò của hệ thống ASXH trong điều kiện hội nhập và toàn cầu hoá. Tập trung xây dựng chiến lược tổng thể ASXH quốc gia, đảm bảo hài hòa giữa khung định hướng phát triển dài hạn với giải quyết những vấn đề có tính chất ưu tiên trước mắt. Có như vậy, hệ thống chính sách ASXH mới phát triển bền vững, đảm bảo tính mục tiêu, tính hướng đích và hiệu quả cao trong quá trình hội nhập.

Nhà nước cần nghiên cứu, đánh giá một cách toàn diện và chính xác tác động của hội nhập quốc tế, của toàn cầu hoá đến đảm bảo ASXH để có chính sách ứng phó phù hợp, giảm thiểu tác động tiêu cực. Tiếp tục nghiên cứu và cải cách tổng thể hệ

thống chính ASXH quốc gia cho phù hợp với quá trình hội nhập quốc tế. Tạo sự liên thông và hiệu quả giữa chính sách ASXH với hệ thống các chính sách KT - XH khác. Từ đó đề xuất hình thành hệ thống chính sách ASXH mới, phù hợp với quá trình hội nhập quốc tế của nước ta.

Hai là, chủ động, tích cực và thực hiện có hiệu quả các điều ước và thoả thuận quốc tế trong đảm bảo ASXH mà Việt Nam đã tham gia

Chủ động đề xuất các diễn đàn khu vực và quốc tế nhằm nâng cao vai trò của Nhà nước trong việc giải quyết những vấn đề ASXH trong khu vực và toàn cầu. Vận động chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế ủng hộ và đầu tư vào các lĩnh vực KT - XH gắn với đảm bảo ASXH của Việt Nam.

Chủ động cùng với các đối tác thúc đẩy và đề xuất những phương hướng và quyết sách đúng đắn nhằm củng cố đoàn kết, tăng cường hợp tác và liên kết khu vực; tiếp tục mở rộng và làm sâu sắc thêm quan hệ giữa Việt Nam với các Đối tác, qua đó, giữ vững vai trò nước ta trong các tiến trình đối thoại và hợp tác về đảm bảo ASXH. Mở rộng tham gia và đóng góp tích cực, chủ động, trách nhiệm vào các cơ chế, tổ chức, diễn đàn khu vực, đa phương và toàn cầu, đặc biệt là Liên Hợp quốc, ASEAN về đảm bảo ASXH. Cùng với các nước, các tổ chức quốc tế đối phó với các thách thức trong đảm bảo ASXH như nghèo đói, bệnh tật, v.v.

Tăng cường trao đổi và tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia có mạng lưới ASXH hiện đại, đặc biệt là kinh nghiệm về ứng phó với các tác động xã hội, trong đó có việc duy trì lưới an toàn nhằm nâng cao tính công bằng về mặt cơ hội, phân bổ nguồn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững, giảm đói nghèo và ổn định kinh tế vĩ mô.

Ba là, cải cách thể chế ASXH cho phù hợp với các tiêu chí quốc tế trên cả 3 phương diện: Thể chế chính sách, thể chế bộ máy và thể chế tài chính.

Trong điều kiện hiện nay, việc cải cách thể chế ASXH trong điều kiện hội nhập quốc tế cần đảm bảo tính toàn diện, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, bắt kịp với xu hướng phát triển của thế giới. Muốn đạt được mục đích như vậy thì, Nhà nước cần phải xử lý được 2 vấn đề chính yếu: 1) Cần nhận diện đầy đủ hệ thống thể chế ASXH của quốc tế và vai trò của Nhà nước trong việc thực thi các tiêu chuẩn đó (Mục tiêu

2) Trên cơ sở thể chế ASXH quốc tế, Nhà nước hình thành các tiêu chí đảm bảo ASXH của Việt Nam. Chính việc nhận diện đầy đủ các yếu tố này sẽ giúp cho các cơ quan hoạch định chính sách có cơ sở để xây dựng chính sách ASXH phù hợp và có thể khai thông được các quan hệ với các đối tác và thích ứng được với quá trình vận động của cộng đồng quốc tế.

Bên cạnh đó, Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện các văn bản pháp lý trong lĩnh vực ASXH cho phù hợp với chuẩn mực và thông lệ của luật pháp quốc tế. Sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hợp tác quốc tế về đảm bảo ASXH. Có văn bản hướng dẫn kịp thời và kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực ASXH.

Kết luận Chương 4

Một phần của tài liệu Chính sách an sinh xã hội và vai trò của nhà nước trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội ở việt nam (Trang 146 - 148)