Luật pháp phải nằm trong mối tương quan với các sự vật

Một phần của tài liệu Nội san khoa học và đào tạo văn hiến số 5 - 2011 (Trang 127 - 128)

- Nguyên nhân khác

B. Luật pháp phải nằm trong mối tương quan với các sự vật

Montesquieu cho rằng “Luật, theo nghĩa rộng nhất, là những quan hệ tất yếu trong bản chất của sự vật.” Như vậy ông cho rằng luật pháp phải liên quan tới các sự vật xung quanh và mọi vật đều có luật của nó. “Nói rằng một định mệnh mù quáng làm nên mọi việc trên thế giới này, thế là nói quàng xiên, vì cón gì phi lý hơn là cái mù quáng lại tạo ra cái thông minh” [1, tr 37]. Theo ông, phải có một cái lý nguyên thủy và các quy luật, tức là phải có mối tương quan giữa cái lý nguyên thủy ấy với các sự vật, và giữa sự vật với nhau.

Montesquieu không nghiên cứu pháp luật như một hiện tượng cô lập, tách biệt, mà đặt nó trong mối tương quan chặt chẽ với các sự vật, hiện tượng khác để tìm và lý giải nguồn gốc và bản chất của pháp luật. Ông tìm hiểu pháp luật trong các mối quan hệ phong phú, từ các hiện tượng tự nhiên như khí hậu tự nhiên, tính chất đất đai… đến các hiện tượng xã hội như thương mại, tiền tệ, tôn giáo, dân số... Trong từng mối quan hệ, Montesquieu không dừng ở việc lý giải bản chất và đặc điểm của mối quan hệ đó, mà còn chỉ ra những tương đồng và dị biệt có nó theo thời gian, để cuối cùng tìm ra nguyên lý vận động nội tác của chính nó, từ đó đề xuất cách soạn thảo luật và ứng dụng luật trong các lĩnh vực xã hội khác nhau.

Không chỉ các sự vật, Montesquieu còn khẳng định con người cũng bị chi phối bởi các mối quan hệ đan xen phức tạp trong cả tự nhiên và xã hội “con người, như một thực thể vật lý, cũng bị các quy luật bất biến cai trị, giống như mọi vật thể khác. Nhưng con người là một thực thể có trí tuệ, lại không ngừng vi phạm các luật do thượng đế quy định, và thay đổi ngay cả các quy định do chính mình quy định ra” [1, tr 40]. Và ông cũng nhắc nhở các nhà lập pháp rằng phải luôn nhắc nhở con người nhớ đến nghĩa vụ bằng các luật chính trị và dân sự.

Những luận điểm của ông mang tính biện chứng rõ ràng, có nghĩa là có sự tương quan qua lại với nhau, “Các quy luật có mối quan hệ tất yếu. Giữa hai vật vận động khác nhau đều phải theo những quan hệ về khối lượng và tốc độ mà mọi sự vận động đều có: tăng, giảm, hay đình chỉ. Mọi sự khác nhau đều nhất quán. Mọi sự thay đổi đều là kiên định” [1, tr 38].

Một phần của tài liệu Nội san khoa học và đào tạo văn hiến số 5 - 2011 (Trang 127 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)