Thuật ngữ tiếp xúc và giao lưu văn hoá được sử dụng khá rộng rãi trong nhiều ngành khoa học xã hội như nhân học, văn hoá học, xã hội học…. Khái niệm này được dịch từ thuật ngữ “cultural contacts”, “cultural exchanges” hay “acculturation” của các nước phương Tây. Nhưng cũng tại đây, khái niệm này được dùng bởi các từ rất khác nhau. Ở Anh, người ta thích dùng từ “cultural exchange” (tạm dịch là “trao đổi văn hoá”), người Mỹ thích dùng từ “acculturation”, người Pháp có thuật ngữ “Interpénétration des civilisations” (có nghĩa là “sự hoà nhập giữa các nền văn minh”)
Các nhà nghiên cứu ở Việt Nam dùng khái niệm “acculturation” để chỉ sự tiếp xúc và giao lưu văn hoá, song họ dịch cũng không giống nhau. Có tác giả dịch là “đan
xen văn hoá”, có tác giả lại dịch là “giao thoa văn hoá”… Cách dịch được nhiều người chấp nhận là “giao lưu văn hoá”, “tiếp” (xúc) và “biến” (đổi) văn hoá [16; 50].
Theo GS. Hà Văn Tấn, vào năm 1936 nhóm các nhà khoa học Mỹ là R.Redifield, R.Linton và M.Herkovits định nghĩa khái niệm “acculturation” như sau: “Dưới từ “acculturation”, ta hiểu hiện tượng này xảy ra khi những nhóm có văn hoá khác nhau, tiếp xúc lâu dài và trực tiếp, gây ra sự biến đổi mô thức (pattern) văn hoá ban đầu của một hay của cả hai nhóm [2; 50].
Trong bài viết này chúng tôi tạm chia thành ba dòng văn hoá của ba cộng đồng người được xem là giữ vai trò chủ đạo trong bức tranh văn hoá Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh. Đó là dòng văn hoá của cộng đồng người Việt, dòng văn hoá của cộng đồng người Hoa và dòng văn hoá của người Pháp. Ba dòng văn hoá này không chảy riêng rẽ mà trong quá trình hình thành và phát triển, chúng tiếp xúc, giao lưu, hoà quyện vào nhau tạo thành một dòng chảy chung hài hoà và đẹp đẽ.
NỘI DUNG