-Văn đi lại – vận chuyển
7 Văn hóa xã hội
-Văn hóa gia đình -Văn hóa gia tộc
-Văn hóa làng, quốc gia
- nt -
5 Các vùng văn hóa Việt Nam -6 vùng văn hóa Việt Nam - nt -
3 Tham quan thực tế
-Nhận diện lý thuyết trên thực tế
(tại Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ; tại Điện Ngọc Hoàng – chùa Phước Hải). - SV đi thực tế tại địa điểm GV chỉ định, có sự hướng dẫn tại chỗ của giảng viên
Để thiết lập BĐTD với cấu trúc môn học như trên, giảng viên cần cung cấp đầy đủ các giáo trình chính và tài liệu tham khảo cho người học khi môn học bắt đầu. Ngoài ra cũng nên giúp sinh viên nắm được lịch trình môn học bằng cách giới thiệu cấu trúc trên, hoặc giới thiệu tổng quát bằng một BĐTD như sau:
Hình 5: BĐTD “Cấu trúc môn học Cơ sở văn hóa Việt Nam” (thực hiện bằng phần mềm FreeMind)
Chi tiết bài học, chúng tôi xin đề xuất BĐTD về văn hóa vật chất trong văn hóa Việt Nam như sau:
Hình 6: BĐTD “Văn hóa vật chất” trong văn hóa Việt Nam (thực hiện bằng phần mềm FreeMind)
Hình: Mạnh Thái
Để có thể hướng dẫn sinh viên thực hiện BĐTD, giảng viên cần làm rõ trọng tâm của bài học, những ý chính cần nắm, ý triển khai, ví dụ minh họa… Sinh viên cần phải thao tác nhanh nhẹn để thiết lập một đề cương chi tiết bài học (layout). Với “chất liệu” ấy, việc lập bản đồ tư duy từ bài học cho đến hết môn học là điều vô cùng dễ dàng và gây hứng thú cao với việc học môn học CSVHVN.
Tuy nhiên, để việc thiết lập BĐTD đối với môn học thêm hiệu quả, giảng viên cần kích thích sinh viên tư duy và vẽ ra điều mình tư duy. Vì thực tế, khả năng vẽ đẹp là điều không phải ai cũng làm được. Nên giảng viên cũng cần phải hướng dẫn sinh viên cách thực hiện bằng phần mềm vi tính.