Luận về các chính thể

Một phần của tài liệu Nội san khoa học và đào tạo văn hiến số 5 - 2011 (Trang 128 - 129)

Montesquieu xác định có 3 loại hình chính thể là dân chủ, quân chủ và chuyên chế. Ông định nghĩa: “Chính thể dân chủ là chính thể mà dân chúng hay một bộ phận dân chúng có quyền lực tối cao. Chính thể quân chủ thì chỉ một người cai trị, nhưng cai trị bằng luật pháp được thiết lập hẳn hoi. Trong chính thể chuyên chế thì trái lại, chỉ một người cai trị, mà không luật lệ gì hết, chỉ theo ý chí và sở thích của hắn ta mà thôi”

[1, tr 46].

Bằng lối tư duy độc đáo, Montesquieu đã chỉ ra ý niệm và bản chất của mỗi loại hình chính thể bằng cách kích thích sự tưởng tượng của người đọc. Chẳng hạn, bàn về chính thể chuyên chế, ông viết: “Những người dã man ở xứ Louisiane muốn ăn quả thì chặt cây từ gốc đổ xuống để hái quả. Chính thể chuyên chế là như thế đó!”. Do đó mỗi chính thể có những đặc trưng khác biệt, và chính những sự khác biệt ấy mà hình thành nên những nhà nước khác nhau và luật pháp của mỗi nhà nước cũng vì thế mà khác nhau.

Chính phủ cộng hòa và các luật liên quan đến dân chủ

Montesquieu giải thích một cách cặn kẽ về nhà nước kiểu này, theo ông trong các nước cộng hòa, khi tòan thể dân chúng nắm quyền lực tối cao thì đó là chính thể dân chủ. Nhưng quyền lực tối cao ấy chỉ nằm trong một bộ phận dân chúng thì đó là chính thể quý tộc.

Theo ông thì trong chính thể này dân một mặt nào đó được coi là vua và cũng có thể coi dân chúng là thần dân. Vua vì họ có quyền bầu ra người lãnh đạo, và ông cũng nêu ra hàng loạt cách bầu phiếu, bầu cử mà theo ông là hợp lý nhất.

Các luật liên quan đến bản chất nhà nước quý tộc

Ở loại nhà nước này thì theo ông quyền lực nằm trong tay một số người, chính họ làm ra luật và chấp hành luật. Số đông dân chúng còn lại chỉ là thần dân. Và hình thức nhà nước này chẳng có bầu phiếu gì cả, vì theo ông nó gây trở ngại và phiền toái. Chỉ có

một số ít bộ phận người trong nhóm này thích làm quan tòa, số đông chỉ muốn làm quý tộc.

Các luật liên quan đến nhà nước quân chủ và chuyên chế

Các thứ quyền lực trung gian và phụ thuộc tạo ra bản chất của nhà nước quân chủ, tức là nhà nước chỉ có một người cai trị bằng những đạo luật cơ bản. Ông nhận xét đây là loại hình thức nhà nước mà ông vua là nắm quyền lực tối cao, tuy nhiên nếu luật được ông vua tham khảo qua các cận thần thì còn chấp nhận được, nó được gọi là nhà nước quân chủ. Còn nếu ông vua là một kẻ độc tài thì quyền sinh sát trong tay một người và chẳng có luật gì cả và theo ông đó là nhà nước Chuyên chế.

Một phần của tài liệu Nội san khoa học và đào tạo văn hiến số 5 - 2011 (Trang 128 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)