- Nguyên nhân khác
6. Các phong cách giải quyết mâu thuẫn a) Tránh Né
a). Tránh Né
- Khẳng định là tuyệt đối không có gì trục trặc hết và không có mâu thuẫn.
- Ưu điểm: Có thể làm tăng cảm giác có trách nhiệm và kỹ năng giải quyết mâu thuẫn phía đối phương.
- Hạn chế: Mâu thuẫn không được giải quyết có thể phát triển thành một vấn đề lớn
b). Hợp Tác
- Điều trước tiên khi sử dụng cách giải quyết này là công nhận có mâu thuẫn. - Kế tiếp là nhận diện mâu thuẫn và xem xét nhu cầu và mục đích của mỗi bên. - Đưa ra những giải pháp khác nhau và hậu quả đối với mỗi bên.
- Quyết định sử dụng giải pháp nào để đáp ứng nhu cầu, mục đích của mỗi bên và thực hiện giải pháp đã chọn.
- Ưu điểm : tìm hiểu được nguyên nhân của mâu thuẫn và giải quyết được mâu thuẫn.
- Hạn chế: đòi hỏi nhiều thời gian, sức lực và thiện chí, dấn thân của các bên liên quan.
c). Cạnh tranh
- Sử dụng quyền lực để trấn áp mâu thuẫn, không quan tâm đến nhu cầu người khác, lấn áp người khác
- Ưu điểm: đó là một chiến lược có hiệu quả khi thiếu thời gian và khi đối phương chưa đủ sức quyết định vấn đề của họ.
- Hạn chế: về lâu về dài có thể làm cho dối phương cảm thấy bị đè nén và trở thành lệ thuộc.
d). Thích nghi
- Đặt những nhu cầu, mối quan tâm của đối phương lên trên nhu cầu và mối quan tâm của mình (những nhu cầu, quan tâm đã tạo ra mâu thuẫn).
- Ưu điểm: Duy trì mối quan hệ êm thấm và sự cộng tác.
- Hạn chế: Điều này có thể làm cho bên kia bớt tôn trọng bạn và có thể trong tương lai sẽ coi thường bạn. Không phát huy khả năng tự khẳng định mình.
e). Thoả hiệp
- Phương pháp này sử dụng nhiều phương pháp khác để tìm hiểu nhu cầu của các bên có liên quan và nhân nhượng để mỗi bên đều được thoả mãn một phần nhu cầu.
- Ưu điểm: Có thể giải quyết nhanh chóng một số mâu thuẫn và ít tốn sức.
- Hạn chế: Có thể chấm dứt mâu thuẫn trước mắt, nhưng không giải quyết mâu thuẫn cơ bản.