Về Tony Buzan và phương pháp thiết lập bản đồ tư duy (mind map)

Một phần của tài liệu Nội san khoa học và đào tạo văn hiến số 5 - 2011 (Trang 75 - 78)

Anthony "Tony" Peter Buzan, thường được gọi là Tony Buzan sinh năm 1942 tại Luân Đôn (Anh) là một tác gia, nhà tâm lý và là cha đẻ của phương pháp tư duy Mind map (sơ đồ tư duy Giản đồ ý). Ông hiện là tác giả của 92 đầu sách, được dịch ra trên 30 thứ tiếng, xuất bản trên 125 quốc gia.

Tony Buzzan là cố vấn cho một số tổ chức chính phủ và các công ty đa quốc gia hàng đầu thế giới như như Hewlett Packard, IBM, BP, Barclays International, EDS..., giảng viên thường xuyên của các đại học Oxford, Cambridge... Là một nhân vật truyền thông toàn cầu, ông đã xuất hiện trên 100 giờ ở các chương trình truyền hình, trên 1000 giờ ở các chương trình truyền thanh trong nước và trên thế giới với hơn 3 tỉ khán giả.

Và không chỉ nổi tiếng là một tác giả, diễn giả hàng đầu thế giới về não bộ và phương pháp học, cha đẻ của kĩ thuật Mindmap, ông còn được biết đến là biên tập viên của tạp chí Mensa, tư vấn viên, cố vấn cho chính phủ của Anh, Singapore, Mexico..., một huấn luyện viên của Olympic, một vận động viên tài năng, một nhà thơ đã được nhận giải thưởng thi ca18.Tony Buzan là tác giả và đồng tác giả của 90 đầu sách phát hành ở 125 nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam, BĐTD được hiểu là một cách mở ra sức mạnh tư duy, tạo ra những đột phá trong suy nghĩ19.

Bản đồ tư duy (BĐTD) là một công cụ tổ chức tư duy. Đây là phương pháp rất dễ để chuyển tải thông tin vào bộ não rồi đưa thông tin ra ngoài bộ não. Nó là một phương tiện ghi chép đầy sáng tạo và hiệu quả theo đúng nghĩa của nó, “sắp xếp” ý nghĩ. BĐTD là phương pháp được sáng tạo bởi Tony Buzan và được ông trình bày trong sách The Mind Map Book: How to Use Radiant Thinking to Maximize Your Brain's Untapped Potential20. Buzan nghiên cứu chuyên sâu về bộ não, trí nhớ; tìm ra qui luật khi xây dựng bản đồ gồm nhiều nhánh, giúp bộ não ghi chép các sự kiện một cách hệ thống. Bộ

18: Theo http://vi.wikipedia.org/wiki/Tony_Buzan, truy cập ngày 07/11/2011

19: Theo http://tuoitre.vn/Nhip-song-tre/194908/Tony-Buzan-nguoi-ve-ban-do-tu-duy.html, truy cập ngày 07/11/2011 20: The Mind Map Book: How to Use Radiant Thinking to Maximize Your Brain's Untapped Potential, A Plume 20: The Mind Map Book: How to Use Radiant Thinking to Maximize Your Brain's Untapped Potential, A Plume

não sinh ra là để ghi nhớ thì mình cần phải tập luyện nó (giống như tay chân nếu không vận động lâu ngày sẽ bị teo đi vậy). BĐTD giúp luyện tập trí não21. Với cách thể hiện gần như cơ chế hoạt động của bộ não, BĐTD sẽ giúp:

-Sáng tạo hơn -Tiết kiệm thời gian -Ghi nhớ tốt hơn

-Nhìn thấy bức tranh tổng thể

-Tổ chức và phân loại suy nghĩ, và rất nhiều những lợi ích khác.

BĐTD hợp cho tất cả mọi người đang làm những công việc khác nhau trên khắp thế giới, từ những đứa trẻ 5 tuổi, những sinh viên khuyết tật cho đến những tổng giám đốc kinh doanh hàng đầu thế giới. Đó có thể là BĐTD cho thuyết trình, lập kế hoạch sự kiện gia đình, cho khởi sự một sự án kinh doanh...

Có 2 cách đó là vẽ trên giấy và sử dụng phần mềm trên máy tính. Chúng ta cần gì để tạo BĐTD trên giấy:

-Một tờ giấy trắng

-Bút màu và chì màu

-Bộ não để suy nghĩ

-Trí tưởng tượng

Chúng ta cũng có thể dễ dàng thiết lập một BĐTD hỗ trợ kiểu như Free mind (là phần mềm mã mở, nhẹ, tuy nhiên tính năng cũng đơn giản hơn). Nếu muốn chuyên nghiệp hơn chúng ta có thể sử dụng Mind Manager pro hiện đã có V8.0 (phần mềm có thu phí), phần mềm này chuyên nghiệp hơn nhiều giao diện khá giống với bộ Office của Microsoft, hỗ trợ export rất nhiều định dạng file phổ biến - tuy nhiên chỉ dùng trên Windows. Ngoài ra chúng ta cũng có thể dùng những phần mềm khác được tích hợp trên một số website giúp hướng dẫn thiết lập BĐTD khác.

Để thiết lập BĐTD, chúng ta cần phải thực hiện những bước sau:

-Bắt đầu từ trung tâm với hình ảnh của chủ đề. Tại sao lại phải dùng hình ảnh? Vì một hình ảnh có thể diễn đạt được cả ngàn từ và giúp bạn sử dụng trí tưởng tượng của mình. Một hình ảnh ở trung tâm sẽ giúp chúng ta tập trung được vào chủ đề và làm cho chúng ta hưng phấn hơn.

-Luôn sử dụng màu sắc. Bởi vì màu sắc cũng có tác dụng kích thích não như hình

ảnh.

-Nối các nhánh chính (cấp một) đến hình ảnh trung tâm, nối các nhánh nhánh cấp hai đến các nhánh cấp một, nối các nhánh cấp ba đến nhánh cấp hai,… Các đường nối càng ở gần hình ảnh trung tâm thì càng được tô đậm hơn, dày hơn. Khi chúng ta nối các đường với nhau, bạn sẽ hiểu và nhớ nhiều thứ hơn rất nhiều do bộ não của chúng ta làm việc bằng sự liên tưởng.

-Mỗi từ/ảnh/ý nên đứng độc lập và được nằm trên một đường nối. -Tạo ra một kiểu bản đồ riêng cho mình (Kiểu đường kẻ, màu sắc,…)

-Nên dùng các đường kẻ cong thay vì các đường thẳng vì các đường cong được tổ chức rõ ràng sẽ thu hút được sự chú ý của mắt hơn rất nhiều các đường thẳng buồn tẻ.

-Bố trí thông tin đều quanh hình ảnh trung tâm.

Hình 3: BĐTD “Thay đổi những thói quen khiến trái đất nóng lên”

Hình: www.csvtsnt.ning.com

BĐTD đã được Cô Trish Summerfield – Chuyên gia về Giá trị sống (Living Values) áp dụng đối với môn học Giá trị sống khi giảng dạy cho sinh viên khoa Tâm lý học, trường ĐH Văn Hiến trong nhiều năm qua.

Guinness với bức tranh ghép “Bản đồ tư duy Việt Nam”. Tác phẩm được ghép bằng tay trên chất liệu simili do 1.600 sinh viên ĐH Kinh tế TP HCM thực hiện trong vòng 17 giờ liền (từ 7h30 sáng 24/9 đến 0h26 ngày 25/9). Tranh được ghép theo thiết kế hình bông sen hồng 6 cánh từ 531.232 mảnh ghép, mỗi cánh trình bày một lĩnh vực tiêu biểu bao gồm con người, địa lý, lịch sử, văn hóa, giáo dục, kinh tế của Việt Nam. Với diện tích 660m2, bức tranh này đã phá kỷ lục do Trung Quốc thiết lập năm 2010 (600m2)22

.

Hình 4: Toàn cảnh bức tranh ghép “Bản đồ tư duy Việt Nam”

Hình: Tá Lâm

Một phần của tài liệu Nội san khoa học và đào tạo văn hiến số 5 - 2011 (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)