Sơ nét về văn học phương Tây được dịc hở miền Nam Việt Nam

Một phần của tài liệu Nội san khoa học và đào tạo văn hiến số 5 - 2011 (Trang 58 - 59)

Văn học Nam Việt Nam 1954 – 1975 thuộc thời chính quyền Mỹ - Diệm. Sự khác biệt về thể chế chính trị giữa hai miền Việt Nam thời bấy giờ đã tạo nên những khác biệt thú vị về đời sống văn học. Trong đó, văn học dịch là một ví dụ tiêu biểu.

Nếu những năm 20 – 30 của thế kỷ XX tình hình sáng tác nổi trội thì từ năm 1954 đến năm 1975, văn học dịch chiếm vị trí chủ yếu trên văn đàn miền Nam Việt Nam. Kế thừa nền văn chương quốc ngữ từ cuối thế kỷ XIX, đến giai đoạn này văn học dịch đã nâng tiếng Việt lên độ hoàn thiện và chuẩn mực.

Vài mươi năm trước, dịch thuật chỉ chủ yếu qua tiếng Trung, tiếng Pháp thì từ năm 1954 đến năm 1975 ngôn ngữ được dịch phong phú hơn. Ngoài tiếng Pháp, các dịch giả còn chọn tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Nga… Và như vậy, các nền văn học lớn như Pháp, Anh, Mỹ, Đức, Nga, các nước Mỹ Latinh dần dần xuất hiện và nở rộ trong đời sống văn

học ở miền Nam Việt Nam. Những sáng tác chuẩn mực, cổ điển của phương Tây cũng được chọn dịch bên cạnh những sáng tác thuộc các trào lưu trường phái thế kỷ XX.

Dịch giả thời kỳ này đồng thời cũng là những học giả, nhà nghiên cứu nổi tiếng. Họ là tầng lớp trí thức Tây học, chuộng sự đổi mới và xem trọng học thuật. Hẳn bạn đọc miền Nam thời bấy giờ cũng như sau này không xa lạ gì với các tên gọi Phùng Khánh, Phùng Thăng, Bùi Giáng, Huỳnh Phan Anh, Diễm Châu, Võ Toàn, Trần Phong Giao, Hoài Khanh, Chơn Hạnh, Vũ Đình Lưu, Nguyễn Tử Lộc… Uy tín của những dịch giả cũng làm cho sách dịch của họ ở Nam Việt Nam trở nên gần gũi với bạn đọc.

Xuất hiện nhiều tạp san, tạp chí, nguyệt san trong vai trò phổ biến văn học dịch đến bạn đọc ở miền Nam Việt Nam, như: Trình bày, Tin Văn, Văn, Đại học, Bách Khoa, Khởi hành, Tư tưởng, Quan điểm, Sáng tạo…. Những các tạp san, nguyệt san, tạp chí này tồn tại như những bút nhóm, người tham gia có chung mục tiêu, quan điểm trong hoạt động. Bên cạnh đó, những đơn vị xuất bản cũng góp vai trò quan trọng trong việc đưa tác phẩm phương Tây đến với người Việt, như Ca dao, Lửa thiêng, Vàng Son, Lá Bối, An Tiêm, Mặt Đất, Lam Sơn, Đối Diện, Nhị Khê, Văn Đàn,…

Có thể nói, những tiền đề trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho vấn đề dịch và phổ biến văn học phương Tây ở miền Nam nói riêng và cả nước nói chung.

Một phần của tài liệu Nội san khoa học và đào tạo văn hiến số 5 - 2011 (Trang 58 - 59)