- Nguyên nhân khác
3. Tín hì tâm lý ảnh hưởng đến khả năng sáng tạo
Như chúng ta đã biết, tình ì là khuynh hướng của hệ thống nhằm duy trì trạng thái hiện tại và chống lại sự chuyển sang trạng thái mới. Tình ì là thuộc tính cố hữu của bất kỳ hệ thống nào (ví dụ như mắt có thời gian lưu ảnh).
Con người thường xuyên tiếp nhận thông tin và suy nghĩ theo những hướng (khuôn phép) nhất định không cho ra ngoài làm cho vấn đề cần suy nghĩ rộng ra một chút khiến cho chúng ta nản. Điều này sẽ tạo ra các lối mòn tư duy trong não. Đến khi gặp các vấn đề cần giải quyết, người ta có khuynh hướng suy nghĩ theo những lối mòn có sẵn mà quyên đi những góc độ khác, những cách nhìn khác của vấn đề. Tình ì thiếu sẽ dẫn đến tính bảo thủ, thành kiến…
Trong cuộc sống, bất kỳ một quy luật, định lý, phát biểu… nào đều có phạm vi ứng dụng nhất định. Sự ngoại suy liên tưởng trong quá trình tư duy của con người đôi khi dẫn đến sự vượt quá phạm vi ứng dụng, gây ra tính ì “thừa”.
Tính ì cảm xúc đó là tính ì mà thần kinh của con người bị ức chế chịu ảnh hưởng của một điều gì đó làm nó đọng mãi trong đấy không dứt bỏ được. Nó làm cho con người tự ti, nhát gan, sợ sai, nhút nhát.... Ví dụ như một số người cứ nghe đến học là chỉ muốn nản do thần kinh của người đó đã ức chế rằng là học rất mệt và đau đầu nên tâm trí của người đó chỉ muốn chơi mà thôi.
Tóm lại, “Tính ì tâm lý” thường cản trở sáng tạo và đổi mới. Theo Phan Dũng, “sáng tạo và đổi mới là hoạt động tạo ra bất cứ cái gì có đồng thời tính mới và ích lợi, bởi nó có khuynh hướng kéo suy nghĩ của chúng ta theo những hướng quen thuộc”. Do đó, tính ì tâm lý thường đóng vai trò có hại đến quá trình tư duy sáng tạo.