PHẢN BIỆN ĐỂ XÂY DỰNG (*)

Một phần của tài liệu Nội san khoa học và đào tạo văn hiến số 5 - 2011 (Trang 140)

D. Thuyết tam quyền phân lập

PHẢN BIỆN ĐỂ XÂY DỰNG (*)

chứ không thể là người vô cảm với những bức xúc của cử tri, những khiếm khuyết, trì trệ trong dịch vụ công của cơ quan điều hành, những hạn chế trong quản lý xã hội dân sự. Tuy nhiên, tôi cũng canh cánh bên lòng rằng, người đại biểu của nhân dân không thể “mị dân” mà phải nắm vững chủ trương, chính sách và pháp luật, có quan điểm chính trị toàn diện khi phát biểu ý kiến, phản biện mang tính xây dựng”.

Những dòng trên là trích từ Lời nói đầu trong cuốn sách Phản biện để xây dựng của TS. Phạm Minh Trí do NXB Hồng Đức ấn hành vừa được ra mắt bạn đọc cả nước trong những ngày đầu của tháng 11 năm 2011. Có thể xem đó như là lời tuyên ngôn của tác giả, người nguyên là thành viên Ban kinh tế - Ngân sách, đại biểu HĐND TP.HCM khóa VII (2004 – 2011) khi cầm bút viết nên cuốn sách này.

Sau một nhiệm kì 5 năm làm người đại biểu nhân dân của thành phố lớn nhất, năng động nhất và hiện đại nhất của cả nước, cùng những trải nghiệm vừa mang tính lí luận vừa mang đậm tính thực tiễn của những năm làm công tác quản lí doanh nghiệp cũng như trên cương vị Chủ tịch Hội Khoa học Kinh tế và Quản lí TP.HCM, TS. Phạm Minh Trí thấy như mình vẫn còn mắc một món nợ chưa trả với gần hàng chục triệu cử tri Thành phố nếu không ghi lại hồi ức còn nóng hổi về những năm tháng hoạt động sôi nổi trong không khí nghị trường mà cơ may của cuộc đời đã cho ông được tham gia.

Cuốn sách được chia làm 3 phần:

Phần 1: Đổi mới – vượt lên chính mình.

Phần 2: Khoảnh khắc đáng nhớ sau một nhiệm kì Phần 3: Những suy tư về kinh tế vĩ mô

Phần đầu là kỉ niệm với những trăn trở của các nhà lãnh đạo trong buổi đầu thời kì đổi mới. Bạn đọc sẽ bắt gặp ở phần này những trang viết về không khí của Tp.HCM trên lĩnh vực kinh tế của buổi bình minh đổi mới hơn 35 năm về trước. Đó là những cuộc phản biện đầy kịch tính nhằm tấn công vào dinh lũy của tư tưởng bao cấp đã trở thành cố hữu trong nếp tư duy của số đông lãnh đạo các cấp. Bây giờ, sau một phần ba thế kỉ đã đi qua, nhìn lại quá khứ ai cũng dễ dàng thấy được sự phi lí của cơ chế quản lí nhà

Một phần của tài liệu Nội san khoa học và đào tạo văn hiến số 5 - 2011 (Trang 140)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)