Thiết lập BĐTD với môn học CSVHVN

Một phần của tài liệu Nội san khoa học và đào tạo văn hiến số 5 - 2011 (Trang 78 - 79)

Môn Cơ sở văn hóa Việt Nam (CSVHVN) là môn học có tính bắt buộc đối với sinh viên bậc Đại học, Cao đẳng thuộc nhóm ngành Khoa học xã hội và nhân văn. Môn học này thường được giảng dạy từ 30 đến 45 tiết (2 đến 3 tín chỉ) đối với sinh viên không chuyên, hoặc 45 đến 60 tiết (3 – 5 tín chỉ) đối với sinh viên thuộc các chuyên ngành Văn hóa học, Ngữ văn, Xã hội học, Tâm lý học, Nhân học…

Chúng tôi đã tổ chức thăm dò các giảng viên tại các trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn Tp.HCM, ĐH Tôn Đức Thắng, ĐH Sư phạm, ĐH Kỹ thuật công nghệ và ĐH Văn Hiến. Tất cả các giảng viên dạy môn CSVHVN đều cho biết cấu trúc của môn này gồm 2 phần: Giảng dạy lý thuyết kết hợp tham quan thực tế và Viết bài luận (tiểu luận hoặc thi viết). Giáo trình phổ biến để dạy môn học này là sách Cơ sở văn hóa Việt Nam của một trong các tác giả GS. Trần Quốc Vượng, GS.TS. Trần Ngọc Thêm, PGS. Chu Xuân Diên. Tuy nhiên dù chọn sách của tác giả nào làm giáo trình chính, thì các

giảng viên cũng đều hướng dẫn sinh viên sử dụng tài liệu liệu sách của các tác giả còn lại như một giáo trình thứ cấp. Ngoài ra, sách Cơ sở văn hóa Việt Nam của các tác giả Lê Văn Chưởng, Phan Ngọc.

Phương pháp dạy và học phổ biến nhất trong thời điểm hiện tại với môn học này là giảng – thuyết trình – thực tế – viết thu hoạch/ tiểu luận/ bài luận. Theo một thăm dò của người viết đối với 100 sinh viên đã từng hoặc đang học môn này thì những phương pháp truyền thụ như trên rất khô khan và thường khiến sinh viên rất vất vả để tiếp thu, ngoại trừ những sinh viên có sẵn niềm đem mê với nền văn hóa Việt Nam.

Với nhiều nguồn tài liệu như đã nêu, chúng ta không khỏi không có những tranh cãi gay gắt về việc đặt ra cấu trúc văn hóa, mà cụ thể là văn hóa Việt Nam, từ đó dẫn đến việc cấu trúc môn học CSVHVN cũng có nhiều sự khác biệt. Tuy nhiên chúng tôi vẫn xin đề xuất một dạng của cấu trúc môn học CSVHVN như sau (thời lượng 45 tiết)23:

Số

tiết Nội dung Ý chính cần nắm Yêu cầu

5 Văn hóa và văn hóa Việt Nam

-Khái niệm văn hóa -Cấu trúc văn hóa -Tính chất văn hóa

-Đọc giáo trình -Nghe giảng -Thảo luận

5 Tiến trình văn hóa Việt Nam

-Các lớp văn hóa -Các giai đoạn văn hóa

-Đặc trưng lớp và giai đoạn VH

- nt -

10 Văn hóa tinh thần

-Văn hóa nhận thức

-Văn hóa tôn giáo, tín ngưỡng -Văn hóa lễ hội

-Văn hóa nghệ thuật -Văn hóa các thú vui chơi

- nt -

10 Văn hóa vật chất

-Văn hóa ẩm thực -Văn hóa trang phục

-Văn hóa nhà ở – kiến trúc

- nt -

Một phần của tài liệu Nội san khoa học và đào tạo văn hiến số 5 - 2011 (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)