Những lý giải về sự phong phú của văn học phương Tây được dịc hở miền Nam Việt Nam

Một phần của tài liệu Nội san khoa học và đào tạo văn hiến số 5 - 2011 (Trang 60 - 61)

nhiều văn phẩm cổ điển Nga thế kỷ XIX của những nhà văn nổi tiếng. Như, A.P. Chekhov với những bản dịch: Nát lòng, Chàng ba phải, Người trong vỏ sò, Hồng nhan, Lời thú tội… Hay nhà văn F.M. Dostoevski với Cũng một kiếp người, Bút ký dưới hầm, Con bạc, Tội ác và hình phạt, Anh em nhà Karamazov, Lũ người quỷ ám… Và nhà văn L.N. Tolstoi với những sáng tác được dịch như Vùng đất hồi sinh, Anna Lệ Kha Ninh, Chiến tranh và hoà bình

Ngoài ra, những nhà văn phương Tây khác cũng được chọn dịch như Hector Malot, St Exupéri, Ernest Hemingway, John Steinbeck, Mario Puzo…

Văn phẩm nổi tiếng ở phương Tây được dịch qua tiếng Việt từ nhiều thứ tiếng. Dịch giả tiếp xúc các văn bản này theo thế mạnh ngoại ngữ của bản thân chứ không phải là dịch từ nguyên bản tác phẩm của nền văn học đó. Ví dụ, rất nhiều tác phẩm trong văn học Nga được dịch từ tiếng Pháp như Vũ Ngọc Phan dịch Anna Lệ Kha Ninh (Anna Karenina);

Nguyễn Đan Tâm và Vũ Kim Thư dịch Vùng đất hồi sinh của Tolstoi. Hay đối với Hermann Hesse trong nền văn chương Đức, Viễn Nguyên dịch Narciss và Goldmund từ tiếng Pháp, Hoài Khanh dịch Hành trình sang phương Đông từ bản tiếng Anh… Chính vì sự linh hoạt này mà văn học phương Tây được dịch nhanh, nhiều, bao quát được trên diện rộng của văn học toàn Châu Âu vào miền Nam Việt Nam.

Điều người đọc dễ dàng nhận thấy, văn phẩm phương Tây được các dịch giả chú trọng ở tính đa dạng về thể loại và nội dung. Điều này là điểm khác biệt với miền Bắc Việt Nam trong sinh hoạt văn nghệ.

Cũng có thể thấy trong lòng miền Nam có sự tồn tại của dòng chảy theo xu thế “tiến bộ”, “cách mạng” của bên kia chiến tuyến. Điều đó thể hiện sự đa dạng và tự do trong sinh hoạt văn nghệ ở Nam Việt Nam, đáp ứng nhiều nhu cầu đọc khác nhau trong xã hội thời bấy giờ.

3. Những lý giải về sự phong phú của văn học phương Tây được dịch ở miền Nam Việt Nam Việt Nam

Dịch văn học phương Tây ở miền Nam Việt Nam khác với xu thế dịch ở miền Bắc Việt Nam thời bấy giờ. Ở miền Bắc ưu tiên cho những văn phẩm mang tính cách mạng,

đấu tranh, xây dựng chủ nghĩa xã hội, vì hoà bình và hữu nghị… Trong khi đó, Nam Việt Nam lại là môi trường nở rộ của dịch thuật, nghiên cứu, lý luận, phê bình văn học phương Tây với tinh thần học thuật và tự do. Vừa đa dạng và sâu sắc, văn học dịch trong giai đoạn này góp phần không nhỏ vào tiến trình hiện đại hoá đời sống văn học. Với đội ngũ nghiên cứu, lý luận các trào lưu văn học phương Tây tại miền Nam lúc này rất đông đảo. Hệ thống lý luận, tư tưởng triết học được cập nhật cùng thời. Do vậy, việc dịch văn phẩm phương Tây nhiều cũng một phần đáp ứng nhu cầu đọc và nghiên cứu của đội ngũ này.

Tuy nhiên, cũng có vài sự nhìn nhận khác về lý do văn học Phương Tây được dịch ở đây.

Sự đột biến của sách dịch tại Nam Việt Nam, được Bộ thông tin chế độ Sài Gòn17 thống kê như sau:

STT Năm Sách nội địa Sách nhập Tỉ lệ

1 1954 584 18760 32 lần 2 1955 655 19198 29 lần 3 1956 689 15917 23 lần 4 1957 1440 19244 13 lần 5 1958 1006 14286 14 lần 6 1959 934 15079 16 lần 7 1960 787 16400 20 lần 8 1961 1495 12514 8 lần 9 1962 1441 10902 7 lần 10 1963 1300 7091 5 lần

Có nhiều ý kiến giải thích về sự du nhập sách ngoại tại miền Nam Việt Nam. Cuốn sách này lý giải “là chủ trương tuyên truyền đầu độc nhân dân, đầu độc giới trẻ của bọn Mỹ - Diệm qua nội dung của các loại sách dịch này” và “thực chất là sự du nhập không phải để làm giàu cho văn nghệ dân tộc bằng những giá trị mới, nhưng giống như mọi âm mưu của thế lực xâm lăng khác, nó chỉ làm dập tắt ánh sáng bên trong, để dễ dàng bắt nhân dân miền Nam phải cúi đầu chấp nhận sự thống trị của chủ nghĩa đế quốc. Từ tài liệu sách giáo khoa lớp vỡ lòng đến đại học, từ sách tôn giáo đến chính trị, từ những sách văn nghệ

Một phần của tài liệu Nội san khoa học và đào tạo văn hiến số 5 - 2011 (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)