THOMAS ALVA EDISON

Một phần của tài liệu Nội san khoa học và đào tạo văn hiến số 5 - 2011 (Trang 65 - 70)

Phan Văn Lang - Phòng Tổ chức hành chính

Thời đại chúng ta được gọi là “Kỷ nguyên EDISON”. Con người này đã có hơn 2000 sáng chế khi còn sinh thời. Không có những phát minh nào trong thời đại của chúng ta mà không chịu ảnh hưởng gì từ thiên tài của ông ta…” - HENRY FORD

Ở Port Huron, người ta gọi ông ấy dưới cái tên AL, hoặc thỉnh thoảng còn gọi “Cái đầu cháy bồng AL”. Đó là một chàng trai vui tính và dễ thương, nhưng lo ra và cứng đầu. Từ ngày người ta thấy anh ta đến vùng quê Ohio với đứa em gái, mẹ và người cha, chuyên sản xuất tà-vẹt đường ray, anh ta đã thu phục cảm tình của mọi đứa trẻ trong trường, ngoại trừ các thầy cô giáo, coi anh ta là một đứa trẻ đần độn, chỉ có thể mài mòn ghế nhà truờng.

Cũng có thể Thomas Alva Edison sẽ là cậu bé dốt nát, không hiểu biết và bất hạnh, nếu mẹ anh ta không có sự thay đổi cách giáo dục vì anh ta, trở thành một trong những cô giáo kiên nhẫn, dịu hiền nhất. “Con đừng buồn”, mẹ anh ta khuyên, khi một ngày nọ anh ta trở về nhà với một trong những kết quả tệ hại nhất trong học tập, “Con sẽ chuẩn bị các kỳ thi tại nhà, và mẹ sẽ giúp con”. Và chính nhờ người mẹ tận tụy ấy mà 20 năm sau, cái đầu “chậm lục” đó đã góp phần làm thay đổi vũ trụ, có thể đoạt được mảnh bằng đầu tiên… đó là bằng trung học phổ thông. Kể từ đó, chàng trai này hành động theo cách phóng khoáng riêng, một sự phóng khoáng tác động trước hết vào các chất hóa học một cách hấp dẫn đến những phản ứng hoá học thần kỳ và những giả định về xung động điện có khả năng vận hành những chiếc máy phi thường.

Thực sự Alva Edison như đang ở trong mây, nhưng ngược lại thiên nhiên đã ban cho anh ta những phẩm chất cần thiết đối với một vĩ nhân tương lai, đó là quyết tâm và tính cách. Không mệt mỏi, nhiệt tình, anh ta hiểu rằng muốn hiểu được ngọn ngành, ý tưởng phải được xây dựng trên sự nghiên cứu khoa học vô cùng tỉ mỉ và bền bỉ.

Anh ta cũng biết rằng khi làm việc căng thẳng cần phải tốn kém cho cuộc sống xa xỉ và các loại sách khoa học cần thiết cho những thí nghiệm đắt giá.

Do đó, trong khi chờ đợi một tình thế phù hợp với mong muốn của mình, chàng trai tự nghĩ cách sinh lợi, và sau đó anh ta đi đến các văn phòng của công ty đường sắt, nơi bạn của cha anh đang làm, thưa: “Điều cháu mong muốn không phải là một chỗ làm, mà sự cho phép bán báo và bánh mì xăng-uýt trên các chuyến tàu”.

Vài ngày sau, giấy phép đến với Alva Edison. Chàng trai được cha mẹ và bạn bè ủng hộ với cái tên mới rất trịnh trọng là Ngài Tom, thực hiện trên tuyến đường nội địa Port - Huron- Detroit, chuyến du lịch đầu tiên với trang phục dành cho người bán báo và bánh mì xăng-uýt.

Cuộc làm ăn nhỏ này mang lại thu nhập khá tốt. Chỉ sau vài tháng, trong ngăn tủ của phòng thí nghiệm của Ngài Tom các lọ dung dịch thần bí lên đến hàng trăm với nào là các thanh nam chăm, ống nghiệm, đủ loại máy móc đã sử dụng, sách và hàng chồng tập vở ghi chép, được thu gom từ trong các thư viện công giữa hai chuyến tàu.

“Một trong những ngày ấy cuối cùng làm chúng tôi phải nhảy cỡn lên”, bà Edison thốt lên một cách thanh thản. Và bà nhận được từ người chồng một góc hầm nhà để dành cho Tom dùng làm phòng thí nghiệm. Và như vậy là bà đã trả lời được nỗi mong ước thâm sâu của con mình.

Tuy nhiên, có một sự kiện – gần cướp đi sinh mạng – làm vẫn đục danh dự của nhà khoa học trẻ. Sự việc như sau: Edison được Công ty cho phép đặt một máy in trong toa tàu phục vụ cho tờ báo “Weekly Herald”, do Thomas Alva Edison vừa điều hành, biên tập và phát hành. Tờ báo phát hành tin tức chiến sự giữa những người phía Nam và những người phía Bắc… Bước xuống tàu, Edison vô ý không thấy tàu bắt đầu chuyển bánh. Anh ta nhảy phóc xuống bàn đạp chiếc tàu cuối cùng, tại đây trong tư thế của người đu dây anh ta không thể trụ được lâu nếu không có một nhân viên nắm vành tai anh kéo lên. Sự cứu nạn này để lại hậu quả điếc một bên tai vô phương cứu chữa.

Anh ta chấp nhận thử thách với sự dũng cảm, cam chịu bị đuổi vịệc… Chúng ta cũng biết rằng sự cuồng nhiệt của Tom vượt quá mức cho phép của mọi chính quyền, vì ngoài xưởng in, toa tàu chở hàng còn chứa một phần phòng thí nghiệm trên vách tàu. Một ít lưu huỳnh đổ xuống nền toa, bắt đầu gây cháy. “Tên quỷ Tom này và những sự điên rồ của hắn ta!”, các công nhân trên tàu đồng thanh la lên và đổ xô chạy đến dập tắt ngọn lửa… “Bắt đầu từ ngày mai anh sẽ bán hàng dưới mái nhà ga…”

Tuy nhiên vận may không từ bỏ chàng trai được đặt để làm những việc lớn.

Một ngày nọ, Tom cứu thành công một đứa trẻ lăn vào đường tàu, trong lúc một đoàn tàu đang vụt qua sắp nghiền nát. Anh ta chinh phục được tình cảm và sự biết ơn của cha đứa bé, ông ấy là điện tính viên ở Port Huron. Không bao lâu cha của đứa bé báo cho anh ta một tin: “Điều mà tôi có thể giúp cậu là tôi sẽ dạy cho cậu một nghề… Khi cậu thành thạo sẽ dễ dàng tìm được một công việc”.

Trong lúc học vần ngôn ngữ Moọc, Edison chăm chú theo dõi sự vận hành của máy một cách như bị thôi miên. Sau đó không lâu, chàng thanh niên đã trở thành điện tín viên ở Cincintani và Boston. Và năm 22 tuổi (1869), anh ta có mặt ở New York.

Một hôm trong tập đoàn quan trọng anh ta đang làm việc có sự thay đổi trong bộ máy truyền tin. Anh ta tham gia dóng góp vào sự sắp xếp khéo léo đến mức được bổ nhiệm cố vấn kỹ thuật tại đây. Trong thời gian này, anh ta phát minh được máy tính dành cho bầu cử Quốc hội, và từ đó anh ta cho ra đời một chiếc máy khác thay thế máy chỉ dẫn viễn thông lỗi thời. Bỗng chốc anh ta nhận được 40 000 đôla , thúc giục anh ta bỏ nhiệm sở và mở một phòng thí nghiệm ở Newark. Phát xuất một sức mạnh và sự tự tin từ nhân cách của nhà khoa học trẻ mà các cộng sự vẫn bao quanh làm việc dù lương bổng ít ỏi.

Cô gái láng giềng Mary Stillwal, thư ký đầu tiên, trở thành vợ chàng trai dù cuộc sống còn rất khó khăn. Mary dễ mến, trung thực và tốt bụng, chia sẻ không phiền hà mọi sự thiếu thốn, mệt nhọc và phiền muộn, cùng nhau tiến tới giàu sang và vinh quang. Từ năm 1870 dến năm 1876, Edison đã ghi nhận không dưới 120 bằng sáng chế đối với những phát minh mới của mình, mà trong số đó là những phát minh vô cùng quan trọng. Chính trong thời đại này ra đời máy phôtô-copy dùng in các bức thư, còi báo động dùng cho cảnh sát và lính cứu hỏa, nhất là hệ thống bưu chính tự động gồm dải ruy-băng đục lỗ cho phép ghi nhận bản tin bằng chữ, thay vì bằng các dấu chấm và các dấu gạch.

Với sự thành công lớn, chiếc máy này hứa hẹn sự truyền tin qua lại nhiều bản tin trên cùng một đường giây.

Tuy nhiên, Edison buộc phải rời khỏi các phòng thí nghiệm ở Newark để đến với các phòng thí nghiệm khác quan trọng hơn và trang bị tốt hơn gần West Drange. Chính địa phương này mà ông ta dựng lên phòng thí nghiệm mới sau này mang đến cho ông danh hiệu “Phù thủy địa phương Menlo Park”.

Nhiều nghiên cứu về nghe, đòi hỏi nhiều thời gian, phải nhiều năm mới cho ra đời một phát minh độc đáo nhất trong số các phát minh của ông ta, đó là chiếc máy thu phát âm. Được biết cũng trong thời gian này có nhà khoa học người Pháp tên Charles Gros cùng phát minh một chiếc máy phát âm. Vấn đề kỳ diệu là hai mgười đàn ông này làm việc kề cận kề bên nhau.

Chiếc máy phát âm đầu tiên gồm một ống xylanh có gắn cái loa thu giọng nói, tiếp giáp với một đầu nhọn kích thích dao động âm thanh. Với chiếc máy mới ra đời này, Edison đến gặp trình diện với Beach, Giám đốc một trong số các tạp chí khoa học quan trọng nhất của Hoa Kỳ. “Chào ông, ông nghĩ gì về máy phát âm?”- qua giọng nói của Edison phát ra từ chiếc hộp, Beach nhảy cỡn, nỗi vui sướng dẫn đến hồi hộp và chuẩn bị ngay một số báo đặc biệt trên kênh tờ “Khoa học Hoa Kỳ”, nêu lên một phát minh mới và đồ sộ.

Việc này xảy ra vào năm 1878, một bước ngoặc vui: Nhà khoa học hạnh phúc như đứa trẻ mới làm được một đồ chơi thần kỳ, và ông ta lại xông vào công việc thu hút nhất cuộc đời.

Lúc này thế giới đang chín mùi về điện thắp sáng. Bóng đèn vòng cung do Volta phát minh cho ánh sáng quá chói chang, và không tiện lợi.

Do vậy mà một nhóm tài chính và kỹ nghệ giao cho Edison tìm giải đáp cho bài toán mà các nhóm tài chính kỹ nghệ khác đeo bám với kết quả không khả quan.

Edison nghĩ ngay đến một bóng đèn sáng trắng nhỏ mà ông ta chỉ có thể thực hiện hai năm sau. Trong vòng 800 ngày đêm, nhờ sự giúp đỡ của các cộng tác viên vô cùng gắn bó, ông ta nhẫn nại thử đi thử lại 6000 cọng giây khác nhau: thực vật, khoán sản, động vật, và cả con người… bởi vì một sợi râu của người phụ tá đã góp phần vào thí nghiệm. Cái bình (một bầu thủy tinh đã làm ông mất nhiều thời gian) đã sẵn sàng, nhưng cái chưa tìm được là sợi tóc có thể chịu đựng được thời gian lâu trong tình trạng sáng trắng. Như mẹ anh trước đây, hiện nay Mary chăm sóc sức khỏe cho Tom, luôn dành cho ông giờ ngủ vô cùng quí báu cho các thí nghiệm. Chính đêm tối lại là người tư vấn, và chính vận may là nguồn khích lệ thiên tài của ông.

Một hôm, trong lúc ông đang đọc sách dưới ánh sáng ngọn đèn dầu, tay ông ta sơ ý đụng vào chụp đèn, tạo ra một vết lọ. Khi quan sát kỹ, ông ta đột nhiên nghĩ rằng chỉ có cọng tóc bị đốt thành than mới có thể tự đốt cháy mà không bị tiêu hủy trong ngọn lửa. Sự khẳng định sự chiến thắng thuyết phục các nghiên cứu sau cùng của ông, và bóng đèn điện đầu tiên, thủy tổ của các bóng điện ngày nay thắp sáng đêm tối ra đời, biến đêm tối thành ngày.

Hai năm sau, năm 1882, thành phố New York khai trương sự kiện đèn điện chiếu sáng các đường phố. Năm ấy đánh dấu khoảnh khắc vinh quang tột đỉnh của Edison và bắt đầu sự giàu sang sung túc của ông ta. Tuy nhiên, đối với nhà khoa học chân chính,

không phải vinh quang, không phải tiền tài là mục đích. Lúc này Edison đã 35 tuổi. Và ông ta không dừng lại đây. Thế giới còn chờ đợi những điều kỳ diệu ở nhà Phù thủy của địa phương Menlo Park.

Người đời chịu ơn đối với các nghiên cứu sau này của ông ta về hệ thống hợp lý hóa sản xuất và phân phối điện năng. “Trung tâm điện lực Edison” sau đó không lâu được ứng dụng trên toàn cầu, thúc đẩy tất cả các sự phát triển công nghệ hiện đại.

Như vậy có quá đáng không khi xếp Thomas Alva Edison ngang hàng với các bậc vĩ nhân ân nhân của nhân loại?

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nội san khoa học và đào tạo văn hiến số 5 - 2011 (Trang 65 - 70)