D. Bài tập về nhà: 291, 292, 293, 295 BTHH 12;
Câu hỏi và bài tập chơng VIII.
Câu 1. Một loại muối ăn bị lẫn các tạp chất là Na2SO4; NaBr; MgCl2; CaCl2 và CaSO4. Hãy trình bày phơng pháp hoá học để lấy NaCl tinh khiết.
Câu 2. Hoàn thành 5 phơng trình phản ứng theo dạng sau: BaCl2 + ? NaCl + ?
(Biết rằng các phản ứng đều xẩy ra hoàn toàn, các chất tham gia phản ứng là những chất đã học).
Câu 3. Phân huỷ hoàn toàn a gam CaCO3 để lấy khí CO2. Điện phân dung dịch chứa b gam NaCl (với điện cực trơ, màng ngăn xốp) tới còn lại 25% NaCl không bị điện phân và tách lấy dung dịch NaOH (dung dịch X) cho khí CO2 hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch X ta đợc dung dịch Y. Biết rằng dung dịch Y vừa tác dụng đợc với dung dịch KOH, vừa tác dụng đợc với dung dịch BaCl2.
a, Viết tất cả các phơng trình phản ứng xẩy ra. b, Lập biểu thức biểu diễn quan hệ giữa a và b.
Câu 4. Có thể dùng dung dịch bazơ nào (dung dịch NH3, NaOH) để kết tủa Cu(OH)2, Zn(OH)2, Fe(OH)2, Al(OH)3 từ dung dịch muối của các kim loại đó.
Câu 5. a, Khi hoà tan nhôm trong dung dịch HNO3 rất loãng, nóng ta không thấy khí thoát ra. Viết phơng trình phản ứng dạng phân tử và dạng ion.
b, Tại sao khi hoà tan Al bằng dung dịch HCl, nếu ta thêm vài giọt muối Hg2+ thì quá trình hoà tan xẩy ra nhanh hơn.
Câu 6. A, B, C là các hợp chất vô cơ của một kim loại. Khi đốt nóng ở nhiệt độ cao cho ngọn lửa màu vàng. A tác dụng với B thành C. Nung nóng B ở nhiệt độ cao ta thu đợc chất rắn C hơi nớc và khi D. Biết D là hợp chất của Cacbon, D tác dụng với A cho ta B hoặc C.
a, Hỏi A, B, C là các chất gì? Viết các phơng trình phản ứng xẩy ra trong các quá trình trên.
b, Cho A, B, C tác dụng với CaCl2, C tác dụng với dung AlCl3. Viết các phơng trình phản ứng xẩy ra.
Câu 7. Dùng thuyết Bronxtet hãy giải thích vì sao các chất Al(OH)3, H2O, NaHCO3 đ- ợc coi là những chất lỡng tính?
Câu 8. Cho sơ đồ biến hoá sau:
A + B C + D E + F CaCO3
CaCO3 t0
P + X Q + Y R + Z CaCO3
Hãy tìm các chất ứng với các chữ cái A, B, … Y, Z, biết rằng chúng là những chất khác nhau.V iết các phơng trình phản ứng.
Câu 9. a, Tính chất hoá học của Al2O3 ?
b, Liên kết trong phân tử Al2O3 thuộc loại liên kết gì? Cho độ âm điện của Al = 1,5; O = 3,5.
c, Từ phèn nhôm – amoni bằng phơng pháp hoá học nào điều chế đợc Al2O3.
Câu 10. a, Cho 3 miếng nhôm vào 3 cốc đựng dung dịch axit nitric nồng độ khác nhau:
- ở cốc 2 thấy bay ra một khí không màu, không mùi, không cháy, hơi nhẹ hơn không khí.
- ở cốc 3 không thấy khí thoát ra nhng nếu lấy dung dịch sau khi cho Al tan hết cho tác dụng với NaOH d thấy thoát ra khí mùi khai.
Viết các phơng trình phản ứng.
b, Cho một miếng Al vào dung dịch chứa NaOH và NaNO3 ta thu đợc hỗn hợp khí H2
và NH3. Viết phơng trình phản ứng dạng phân tử và dạng ion.
Câu 11. Bằng phơng pháp hoá học hãy tách các chất Al2O3, Fe2O3, SiO2 ra khỏi hỗn hợp của chúng.
Câu 12. a, Hãy dùng các phản ứng hoá học để giải thích các hiện tợng xẩy ra khi lần lợt cho từ từ dung dịch HCl, khí CO2, dung dịch AlCl3 vào dung dịch NaAlO2 cho tới d. Các phản ứng xẩy ra có phải là phản ứng axit – bazơ không?
b, Viết phơng trình phản ứng và nêu rõ chất oxihoa, chất khử khi hoà tan nhôm bằng dung dịch NaOH.
Câu 13. a, Khi hoà tan AlCl3 vào nớc, trong dung dịch có thể có những ion gì?
b, Viết các phơng trình phản ứng khi cho A và Cl2 lần lợt tác dụng với H2O, với các dung dịch NaOH, H2SO4 loãng, KBr
Câu 14. Cho Bari kim loại lần lợt vào các dung dịch NaCl, NH4Cl, FeCl3, (NH4)2CO3. Giải thích các hiện tợng xẩy ra và viết các phơng trình phản ứng.
Câu 15. Hãy giải thích một số hiện tợng sau: a, Sự tạo thành thạch nhũ trong các hang động.
b, Phèn nhôm (VD: phèn nhôm kali KAl(SO4)2.12H2O có vị chua và có thể làm trong nớc đục.
c, Vào mùa hè có thể dùng xô đa để pha nớc giải khát.
Câu 16. X, Y là kim loại hoá trị II và hoá trị III. Hoà tan hết 7 gam hỗn hợp X, Y bằng axit nitric đặc nóng đợc 14,56 lít NO2 (đktc). Cũng lợng hỗn hợp này cho tác dụng với lợng d axit clohiđric, sau phản ứng thu đợc 6,72 lít H2 (đktc) và 1,6 gam một chất rắn không tan.
a, Xác định X và Y.
b, Tính % khối lợng mỗi kim loại trong hỗn hợp.
Câu 17. Có hỗn hợp gồm một oxi kim loại hoá trị II và một oxi kim loại hoá trị III với tỷ lệ mol tơng ứng là 2:1.
Chia 32,2 gam hỗn hợp oxit này làm hai phần bằng nhau.
- Nung nóng phần I trong một ống sứ rồi cho luồng CO d đi qua, thu đợc một chất rắn nặng 12,1 g
- Phần II cho tác dụng với dung dịch NaOH loãng, d thấy sau phản ứng còn lại 8 gam một chất rắn không tan.
Xác định công thức hai oxit đã dùng. Cho hiệu suất các phản ứng đạt 100%.
Câu 18. Hoà tan 26,64 gam chất X là tinh thể muối sunfat ngậm nớc của kim loại M vào nớc đợc dung dịch A.
Cho A tác dụng với dung dịch NH3 vừa đủ đợc kết tủa B. Nung B ở nhiệt độ cao đến khối lợng không đổi đợc 4,08 gam chất C.
Mặt khác dung dịch A tác dụng với dung dịch BaCl2 vừa đủ đợc 27,84 gam kết tủa. a, Tìm công thức X.
b, Tính thể tích dung dịch NaOH 0,2M cần cho vào A để đợc lợng kết tủa cực đại, và thể tích dung dịch NaOH 0,2M ít nhất cần cho vào A để không có kết tủa.
c, Cho 250 ml dung dịch KOH phản ứng hết với dung dịch A đợc 2,34 g kết tủa. Tính nồng đọ mol/l của dung dịch KOH.
Câu 19. Một hỗn hợp A nặng 7,2 gam gồm 2 muối cacbonat của hai kim loại kiềm thổ thuộc hai chu kỳ liên tiếp. Hoà tan hết A bằng dung dịch H2SO4 loãng đợc khí B, cho B hấp thụ hết vào 450 ml dung dịch Ba(OH) 0,2 M đợc 15,76 gam kết tủa.
a, Xác định hai muối cacbonat và tính thành phần phần trăm theo khối lợng của chúng.
b, Lấy 7,2 gam A à 11,6 gam FeCO3 cho vào bình có thể tích không đổi 10 lít. Cho không khí (20% O2 và 80% N2 theo thể tích) vào bình ở 27,30C đến khi áp suất trong bình là 1,232 atm. Nùng bình ở nhiệt độ cao để phản ứng xẩy ra hoàn toàn. Đa nhiệt độ bình về ban đầu thì áp suất trong bình là bao nhiêu?
Câu 20. 1. 3,78 gam bột Al phản ứng vừa đủ với dung dịch muối XCl3 tạo thành dung dịch Y. Khối lợng chất tan trong dung dịch Y giảm 4,06 gam so với dung dịch XCl3. Xác định công thức của muối XCl3.
2. Cho dung dịch Y tác dụng với NaOH d, sau đó sục khí CO2 vào cho đến khi phản ứng kết thúc thì thu đợc m gam kết tủa. Viết các phản ứng và tính m
Câu 21. Cho 3,87 gam một hỗn hợp R gồm hai kim loại M (hoá trị 2) và M’ (hoá trị 3) vào 250 ml dung dịch chứa axit HCl 1M và axit H2SO4 0,5M, thu đợc dung dịch B và 4,368 lít khí H2 đo ở 00C, 1 atm.
1. Tính khối lợng muối tạo thành.
2. Xác định tên của M và M’. Biết rằng tỷ số mol của hai ion M2+ và M’3+ trong dung dịch là 2:3. M và M’ là hai trong số các kim loại cho dới đây:
Mg = 24; Al = 27; Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65, Ba = 137.
3. Tính thể tích dung dịch C gồm NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M tổi thiểu cần dùng để tác dụng với dung dịch B sao cho khối lợng kết tủa thu đợc là bé nhất. Tính khối lợng kết tủa đó.
4. Cho M’ tác dụng với axit HNO3 loãng ngời ta thu đợc hỗn hợp hai khí NO và N2O. Hãy viết và cân bằng các phơng trình phản ứng oxi hoá - khử đó và cho biết chất nào là chất oxi hoá, chất khủ và chất tạo môi trờng.
Câu 22. Cho 5,2 gam hỗn hợp A gồm Al, Fe, Cu tác dụng với 20 ml dung dịch NaOH 6M thu đợc 2,688 lít khí (đktc), dung dịch và phần không tan B. Cho B tác dụng hết với HNO3 loãng thu đudợc dung dịch C và 1,12 lít khí NO (đktc). Cho dung dịch C tác dụng với NaOH d tạo kết tủa D. Nung D ở nhiệt độ cao đến khối lợng không đỏi thu đợc chất rắn E.
1. Tính phần trăm khối lợng các kim loại trong A.
2. Tính khối lợng chất rắn E. Cho biết các phản ứng xẩy ra hoàn toàn.
Câu 23. Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp X gồm Al và Fe3O4 (hiệu suất 100%) thì thu đợc hỗn hợp Y. Lợng dung dịch xút tối đa để phản ứng với Y là 100 ml nồng đọ 0,8 M và khi đó thu đợc 806,4 ml khí H2 (đktc). Tính số mol mỗi chất trong hỗn hợp X.
Câu 24. Cho 500 ml dung dịch A (gồm BaCl2 và MgCl2 trong nớc) phản ứng với 120 ml dung dịch Na2SO4 0,5M (d), thì thu đợc 16,77 gam hỗn hợp muối khan. Xác định nồng độ mol/l của các chất trong dung dịch A.
Câu 25. Hoà tan hoàn toàn 4,24 gam Na2CO3 vào nớc thu đợc dung dịch A. Cho từ từ từng giọt 20,00 gam dung dịch HCl nồng độ 9,125% và A và khuấy mạnh. Sau đó cho thêm dung dịch chứa 0,02 mol Ca(OH)2.
1. Hãy cho biết những chất gì đợc hình thành và lợng các chất đó. Chất nào trong các chất đó còn lại trong dung dịch.
2. Nếu cho từ từ từng giọt dung dịch A vào 20,00 gam dung dịch HCl nồng độ 9,125% và khuấy mạnh, sau đó cho thêm dung dịch chứa 0,02 mol Ca(OH)2 vào dung dịch trên. Hãy giải thích hiện tợng xẩy ra và tính khối lợng các chất tạo thành sau phản ứng.
Câu 26. Hoà tan vừa đủ một lợng hỗn hợp gồm kim loại M và oxit M (M có hoá trị không đổi và MO không phải oxit lỡng tính) trong 750 ml dung dịch HNO3 0,2M đợc dung dịch A và khí NO. Cho A tác dụng vừa đủ với 240 ml dung dịch NaOH 0,5M thu đợc kết tủa. Nung kết tủa đến khối lợng không đổi đợc 2,4 gam chất rắn. Tìm M, tính
Câu 27. Cho hỗn hợp rắn gồm các chất: K2O, BaO, Al2O3. Viết các phơng trình phản ứng hoá học đều chế K, Ba, Al từ hỗn hợp trên sao cho khối lợng từng kim loại không thay đổi.
Câu 28. Hoàn thành phơng trình phản ứng theo sơ đồ sau:
A1 A2 A3 M
M
B1 B2 B3 M
Cho biết A1 là oxi kim loại A có điện tích hạt nhân là 3,2.10-18 culông, B1 là oxit phi kim B có cấu hình electron ở lớp vỏ ngoài cùng là 2s22p2.
Câu 29. Cho m gam hỗn hợp A gồm Na, Al2O3, Fe, Fe3O4, Cu và Ag vào một lợng nớc (d). Khi phản ứng kết thúc thu đợc 0,56 lít khí. Sau đó cho tiếp một lợng vừa đủ là 1,45 lít dung dịch H2SO4 1M vào, thu thêm đợc 3,36 lít khí, dung dịch B và 20,4 gam chất rắn. Mặt khác nếu cho m gam hỗn hợp A tác dụng với axit sunfuric đặc nóng (d), thu đợc 8,96 lít chất khí duy nhất và dung dịch C. Tiếp tục cho xút tới d vào dung dịch C thì thu đợc kết tủa D. Đem nung kết tủa D trong không khí cho đến khối lợng không đổi sẽ thu đợc 95,6 gam hỗn hợp các oxit.
- Viết các phơng trình phản ứng xẩy ra.
- Tính m và tính phần trăm khối lợng các chất trong A. (Các thể tích khí đều đo ở cùng điều kiện là 00C và 2 atm)
Câu 30. Hoà tan hoàn toàn 11,7 gam bột kẽm trong dung dịch HNO3 loãng thu đợc hỗn hợp khí N2, N2O có thể tích là 0,672 lít ở đktc và dung dịch có chứa 34,82 gam muối.
a, Viết và cân bằng các phơng trình phản ứng dạng phân tử và dạng ion. b, Tính % thể tích khí N2 và N2O tạo ra trong hỗn hợp. +D1 (2) t0 (1) +D2 (3) +D3 (4) +E1 (5) +E2 (6) +E3 (7)