IV.Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
+ So sánh sán lông và sán lá gan? + Vòng đời của sán lá gan?
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hoạt động 1:
I. Một số giun dẹp khác
GV yêu cầu HS đọc SGK quan sát hình 12.1; 12.2; 12.3 thảo luận nhóm Trả lời câu hỏi:
-Kể tên một số giun dẹp ký sinh?
-Giun dẹp thường ký sinh ở bộ phận nào trong cơ thể người và động vật? Vì sao?
-Đề phòng giun sán ký sinh cần phải ăn uống giữ vệ sinh như thế nào?
-Các nhóm phát biểu. Đọc mục em có biết.
-Sán ký sinh gây hại như thế nào?
-Em phải làm gì để giúp mọi người tránh nhiễm giun sán?
HS tự quan sát tranh SGK/ 44
Ghi nhớ kiến thức. Thảo luận nhóm- thống nhất ý kiến. TLN
Câu hỏi:
-Kể tên: Bộ phận ký sinh
Máu, ruột, gan, cơ . Vì những cơ quan này nhiều chất dinh dưỡng.
-Giữ vệ sinh ăn uống cho người và động vật. Giữ vệ sinh môi trường.
-Lấy chất dinh dưỡng của vật chủ làm cho vật chủ gầy yếu.
-Tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm: không ăn thịt lợn gạo .
Tiểu kết:
Ngoài sán lông, sán lá gan còn có một số loài giun dẹp khác chủ yếu sống ký sinh như: sán lá trong máu người, sán bả trầu trong ruột lợn, sán dây trong ruột người và ở trâu, bò, lợn.
b. Hoạt động 2:
Yêu cầu nghiên cứu thảo luận hoàn thành bảng 1/45
- GV kẻ bảng 1 để HS chữa bài
- GV gọi HS chữa bài điền bảng 1.GV ghi lần lượt phần bổ sung.
- GV cho HS xem bảng chuẩn kiến thức
Cá nhân đọc thông tin/45 nhớ kiến thức cũ → Thảo luận nhóm hoàn thành bảng 1.
Cần chú ý lối sống có liên quan đến một số đặc điểm cấu tạo.
- Đại diện nhóm lên ghi kết quả của nhóm.
- Nhóm khác bổ sung MỘT SỐ ĐẠI DIỆN GIUN DẸP
TT Đại diện Đ/điểm so sánh Sán lông (Sống tự do) Sán lá gan (Kí sinh) Sán dây (Kí sinh)
1 Cơ thể dẹp và đối xứng hai bên + + +
2 Mắt và lông bơi phát triển + - -
3 Phân biệt đầu đuôi lưng bụng + + +
4 Mắt và lông bơi tiêu giảm - + +
5 Giác bám phát triển - + +
6 Ruột phân nhánh chưa có hậu môn + + -
7 Cơ quan sinh dục phát triển - + +
8 Phát triển qua các giai đoạn ấu trùng + + +
GV yêu cầu HS thảo luận đặc điểm chung của ngành giun dẹp.
- Nhóm thảo luận yêu cầu nêu được đặc điểm chung cơ bản
- Đại diện nhóm trình bày → nhóm khác bổ sung.
Tiểu kết:
Giun dẹp dù sống tự do hay kí sinh đều có đặc điểm chung. Cơ thể dẹp đối xứng hai bên; Phân biệt được đầu đuôi lưng bụng. Ruột phân nhiều nhánh. Chưa có ruột sau và hậu môn. Một số có thêm giác bám; Cơ quan sinh sản phát triển. Ấu trùng phát triển qua các vật chủ trung gian.
IV. Củng cố:
- Hãy chọn câu trả lời đúng:
Ngành giun dẹp có những đặc điểm là: a. Cơ thể dạng túi.
b. Cơ thể dẹp có đối xứng hai bên. c. Một số kí sinh có giác bám.
d. Cơ thể phân biệt đầu đuôi lưng bụng. ( Câu đúng : b; c; d.)
V. Dặn dò:
- Học bài cũ, xem trước bài "Giun đũa" - Kẻ bảng đặc điểm vào vở.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức :
- HS được đặc điểm cơ bản về cấu tạo, di chuyển và dinh dưỡng, sinh sản của giun đũa thích nghi với lối sống ký sinh. Nêu tác hại của giun đũa và cách phòng tránh. 2. Kĩ năng :
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích, kỹ năng hoạt động nhóm. 3. Thái độ:
-Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên : Tranh một số giun tròn Học sinh : Kẻ bảng đặc điểm vào vở.