III. Hoạt động dạy học:
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ: Nêu đặc điểm bộ thú huyệt? Nêu đặc điểm bộ thú túi? 3. Bài mới:
a. Hoạt động 1:
I. Tập tính của dơi và cá voi: GV yêu cầu HS quan sát hình 49.1 đọc
SGK/154 hoàn thành phiếu học tập số 1.
HS tự quan sát tranh với hiểu biết của mình. TĐN hoàn thành phiếu học tập - Đặc điểm: Răng.
- Cáh di chuyển trong nước, trên không. Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Nhóm khác bổ sung hoàn thành đáp án.
Tiểu kết:
1. Dơi: Bay không có đường bay rõ nét, ăn sâu bọ, răng nhọn, sắc, phá vỡ vỏ cứng của sâu bọ.
2. Cá voi: Bơi uốn mình theo chiều dọc, ăn tôm cá, động vật nhỏ, không có răng, lọc mồi bằng các khe của tấm sừng miệng.
b. Hoạt động 2:
II. Đặc điểm dơi và cá voi thích nghi với điều kiện sống: - Đọc thông tin SGK/159- 160 kết hợp
quan sát hình 49.1 và 49.2. Hoàn thành phiếu học tập.
- GV lưu ý nêu ý kiến của các nhóm chưa thống nhất → thảo luận tiếp →GV cho các nhóm lựa chọn để tìm hiểu số lựa chọn phương án đúng.
- Cá nhân đọc thông tin, quan sát hình yêu cầu. Nêu được đặc điểm của dơi và cá voi thích nghi với đời sống.
- Các nhóm lên bảng viết nội dung. - HS theo dõi phiếu tự sửa chữa.
Tiểu kết:
1. Dơi: Hình dáng thon nhỏ, chi trước biến đổi thành cánh da có lông mao thưa. - Chi sau yếu bám vào vật không tự cất cánh được.
2. Cá voi: Hình thoi, thon dài, cổ không phân biệt với thân. - Chi trước biến thành bơi chèo
- Chi sau: tiêu giảm - Nuôi con bằng sữa.
IV. Kiểm tra đánh giá:
- Cho HS đọc phần ghi nhớ. - Trả lời câu hỏi SGK.
V. Dặn dò: Học bài theo câu hỏi SGK. Xem bài mới : Bộ ăn sâu bọ, bộ gặm nhấm. * Rút kinh nghiệm:
BỘ ĂN THỊT
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức :
- Nêu được cấu tạo thích nghi với đời sống của bộ thú ăn sâu bọ, bộ thú gặm nhấm và bộ thú ăn thịt.
- Phân biệt được từng bộ thú thông qua những đặc điểm cấu tạo đặc trưng. 2. Kĩ năng :
- Rèn kỹ năng quan sát tranh tìm hiểu kiến thức, kỹ năng hoạt động nhóm. 3. Thái độ :
- Giáo dục ý thức tìm hiểu thế giới động vật để bảo vệ loài có lợi.