VI. Dặn dò: Học bài cũ, ôn lại các bài đã học Chuẩn bị ôn tập kiểm tra học kỳ I.
B. Kiến thức cơ bản:
1. đặc điểm chung của động vật: - Có khả năng di chuyển
- Có hệ thần kinh và giác quan - Dị dưỡng
2. Trùng roi:
- Nơi sống: Ao, hồ, đầm - Cấu tạo và di chuyển:
+ Gồm 1 tế bào có kích thước bé, hình thoi, đầu tù, đuôi nhọn, có 1 roi dài + Tế bào có nhiều nhân, chất nguyên sinh, hạt diệp lục, hạt dự trữ, điểm mắt, không bào co bóp
+ Di chuyển bằng cách xoáy roi vào nước + Dinh dưỡng: Vừa dị dưỡng vừa tự dưỡng - Hô hấp:Trao đổi khí qua màng tế bào
- Sinh sản: Vô tính bằng cách phân đôi theo chiều dọc cơ thể 3. Trùng giày:
- Cấu tạo: Gồm nhân lớn, nhân bé, không bào co bóp, miệng, hầu
- Dinh dưỡng: Thức ăn vào lỗ miệng Hầu không bào tiêu hóa, nhờ enzimtiêu hóa biến thức ăn thành chất lỏng ngấm vào chất nguyên sinh, chất bã ra ngoài qua lỗ thoát
- Sinh sản: + Vô tính: Phân đôi theo chiều ngang, + Hữu tính: Tiếp hợp 4. Trùng sốt rét:
- Cấu tạo và dinh dưỡng: Không có bộ phận di chuyển và các không bào, hoạt động dinh dưỡng thực hiện qua màng tế bào- Vòng đời: Trùng sốt rét ở muỗi
* Bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi vì:
+ Môi trường có độ ẩm cao, nhiều cây rậm rạp nên muỗi phát triển nhiều + Do ý thức người dân chưa cao trong việc phòng chống
5. Thủy tức:
- Hình dạng ngoài và di chuyển:
+ Hình trụ dài, dưới là đế bám, trên là lỗ miệng, xung quanh có nhiều tua miệng, cơ thể đối xứng tỏa tròn
+ Di chuyển: Kiểu sâu đo, lộn đầu
- Cấu tạo trong: Thành cơ thể có 2 lớp, giữa có tầng keo mỏng, gồm nhiều loại tế bào có cấu tạo phân hóa
- Dinh dưỡng: Bắt mồi nhờ tua miệng, tiêu hóa ở ruột túi
- Sinh sản vô tính ( mọc chồi) ,hữu tính, chúng có khả năng tái sinh cao 6. Giun đũa:
- Cấu tạo ngoài: Có vỏ cuticun bọc ngoài, dài bằng chiếc đũa
- Cấu tao trong: Có khoang cơ thể chưa chính thức, ống tiêu hóa có thêm ruột sau và hậu môn
- Dinh dưỡng: Thức ăn đi 1 chiều từ miệng hậu môn, hầu phát triển giúp hút chất dinh dưỡng nhanh, nhiều
- Sinh sản: Phân tính, tuyến sinh dục dạng ống, thụ tinh trong, đẻ nhiều trứng - Vòng đời: Trứng ra ngoài Ấu trùng trong trứng Ruột non của người
Máu gan, tim, phổi Ruột non kí sinh ở đó - Tác hại của giun đũa với sức khỏe con người: + Lấy nhiều chất dinh dưỡng Người xanh xao + Sinh ra nhiều độc tố Đau đầu, buồn nôn + Gây tắc ruột, tắc ống mật
- Biện pháp phòng chống:
+ Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
+ ăn chín, uống sôi, rau sống, quả tươi phải rửa bằng nước muối pha loãng để diệt trứng giun
+ Tẩy giun sán định kì 7. Giun đất:
- Hình dạng ngoài: Cơ thể dài, nhiều đốt, mỗi đốt có 1 vòng tơ - Cấu tạo trong:
+ Hệ tiêu hóa: Miệng Hầu thực quản diều dạ dày cơ ruột tịt ruột + Hệ ruần hòa: Mạch lưng, mạch bụng, mạch vòng vùng hầu( hoạt động giống tim) + Hệ thần kinh: Kiểu chuỗi hạch: Hạch não, vòng hầu, chuỗi hạch bung
- Dinh dưỡng: Hô hấp qua da, máu màu đỏ do có sắc tố
- Thức ăn lấy từ miệng diều ( chứa) dạ dày cơ( nghiền)ruột tịt tiết enzim tiêu hóahấp thu qua thành ruột
- Sinh sản: Giun đất lưỡng tính, ghép đôi để trao đổi tinh dịch, trứng được thụ tinh phát triển trong kén để thành giun con
- Lợi ích của giun đất: Làm cho đất ẩm, tơi xốp, thoáng khí cây trồng phát triển tốt
8. Trai sông:
- Hình dạng, cấu tạo:
-Vỏ trai:2 mảnh gắn nhau ở phía lưng
-Vỏ có lớp sừng bọc ngoài,lớp đá vôi ở giữa,lớp xà cừ ở trong cùng.
-Cơ thể trai:Áo traitrong là khoang áo 2 tấm mang thân trai chân trai. -Di chuyển:Dùng chân thò ra thụt vào kết hợp với sự đóng mở vỏ.
-Dinh dưỡng:Lọc từ môi trường nước,lấy thức ăn và oxy qua dòng nước cuốn vào miệng và thải ra ngoài qua ống thoát.Cách dinh dưỡng này có ý nghĩa làm sạch môi trường nước.
-Sinh sản:Trai phân tính
+Trứng được thụ tinhtrứng non được giữ trong tấm mangấu trùng ở mang mẹda cárơi xuống bùn phát triển thành trai trưởng thành.
9. Ốc sên thường ở các bụi cây ẩm ướt,ăn lá và chồi cây. -Đào lỗ đẻ trứng(để bảo vệ)
-Tự vệ bằng cách thu mình trong vỏ.
10. Tập tính ở mực : Rình mồi 1 chỗ,phun chất lỏng(hỏa mù) để tự vệ. 11.Tôm sông:
-Cấu tạo ngoài,di chuyển.
+Cơ thể có 2 phần: Đầu -Ngực,bụng +Vỏ ki tin ngấm can xi
+Các phần phụ:
-Phần đầu ngực:Mắt kép,2 đôi râu,các chân hàm,các chân ngực -Phần bụng:Các chân bụng,tấm lái
-Di chuyển: Bò hay bơi giật lùi
-Dinh dưỡng:Bắt mồi bằng càng,chân hàm nghiền thức ăn.
-Thức ăn vào miệngHầudạ dày (tiêu hóa nhở enzim)hấp thụ ở rụôt -O xy tiếp nhận qua các lá mang,tuyến bài tiết nằm ở gốc đôi râu thứ 2. -Sinh sản:Tôm phân tính,tôm cái ôm trứng trong mùa sinh sản.
12.Đa dạng và vai trò của giáp xác
- Đa dạng về môi trường sống,lối sống,tập tính,hình dạng cấu tạo.
- Vai trò của giáp xác nhỏ trong ao,hồ,sông,biển:Làm thức ăn cho cá và các động vật trong nước.Một số giáp xác có hại:Truyền một số bênh(giun,sán)kí sinh trên da cáCá chết hàng loạt,bám vào vỏ tàu thuyềngiảm tốc độ di chuyển
13.Châu chấu;
-Cấu tạo ngoài:Cơ thể gồm 3 phần:Đầu,ngực,bụng -Di chuyển: Bò,nhảy,bay.
-Đầu có 1 đôi râu,ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh,bụng có nhiều đốt mang các lỗ thở.
-Cấu tạo trong:
+Hệ tiêu hóa có thêm ruột tịt tiết dịch vị vào dạ dày và nhiều ống bài tiết +Hệ hô hấp:Hệ thống ống khí từ các lỗ thở
+Hệ tuần hoàn: Tim hình ống gồm nhiều ngăn ở mặt lưng,hệ mạch hở +Hệ thần kinh:Dạng chuỗi hạch,hạch não phát triển
-Dinh dưỡng:Châu chấu ăn chồi non và lá cây.Thức ăn tập trung ở diều Dạ dày cơtiêu hóa nhờ enzim do ruột tịt tiết ra.
-Sinh sản và phát triển:Châu chấu phân tính,tuyến sinh dục dạng chùm,tuyến phụ sinh dục dạng ống,đẻ trứng thành ổ dưới đất.Phát triển qua biến thái không hoàn toàn.
IV.Dặn dò: Về nhà học thuộc lòng phần lí thuyết đã ôn tập. -Chuẩn bị tuần 19 thi học kỳ I đạt kết quả tốt .
CỦA CÁC LỚP CÁ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức :
- Nắm được sự đa dạng của cá. Đặc điểm của lớp cá. 2. Kĩ năng :
- Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, hoạt động nhóm. 3. Thái độ :
- Giáo dục yêu thích bộ môn.
II. Hoạtđộng dạy học:
1. Ổn định: 2. Bài mới: a. Hoạt động 1:
I. Sự đa dạng về thành phần và đa dạng về môi trường sống: 1. Đa dạng về thành phần loài:
- GV yêu cầu HS quan sát SGK nêu được sự đa dạng của lớp cá.
- Nêu các loài cá mà em biết.
- Cá nhân đọc thông tin SGK thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
Tiểu kết:
- Lớp cá xương: Bộ xương cấu tạo bằng chất xương. - Lớp cá sụn: Bộ xương cấu tạo bằng chất sụn.
2. Đa dạng về môi trường sống: - Nêu môi trường sống cá nhóm và cá
chép? cá bờm?
- Nêu đặc điểm cấu tạo các loài cá mà em biết phù hợp với đời sống.
- HS tự đọc thông tin và trả lời. - HS tự trả lời.
Tiểu kết:
Điều kiện sống khác nhau đã ảnh hưởng đến cấu tạo và tập tính của cá.
b. Hoạt động 2:
II. Đặc điểm chung của cá: - Cho HS thảo luận về đặc điểm của cá.
- Môi trường sống, di chuyển, hô hấp,
tuần hoàn, sinh sản, nhiệt độ cơ thể. - Cá nhân nhớ kiến thức cũ → TLN. Đại diện nhóm trình bày.
Tiểu kết:
- Cá là động vật có xương sống, thích nghi với đời sống hoàn toàn ở nước. - Bơi bằng vây, hô hấp bằng mang.
- Tim 2 ngăn, 1 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi. - Thụ tinh ngoài
- là động vật biến nhiệt.
c. Hoạt động 3:
III. Vai trò của cá: GV cho HS thảo luận vai trò của cá
trong tự nhiên và trong đời sống con
người?
Tiểu kết: Cung cấp thực phẩm, nguyên liệu, thuốc chữa bệnh, nguyên liệu cho công nghiệp, diệt bọ gậy, sâu hại lúa.
IV. Kiểm tra đánh giá:
- Đọc kết luận SGK. Nêu sự đa dạng của cá.
- Trình bày đặc điểm chung và tầm quan trọng của cá.
V. Dặn dò:
- Học bài cũ, xem bài mới. - Lớp lưỡng cư, loài ếch đồng.
- Vẽ hình SGK vào vở bài tập bảng 1. * Rút kinh nghiệm:
Lớp lưỡng cư
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức :
- Nắm vững được các đặc điểm đời sống của ếch đồng. Mô tả được các đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn.
2. Kĩ năng :
- Quan sát tranh và mẫu vật, hoạt động nhóm. 3. Thái độ :
- Giáo dục ý thức bảo vệ động vật có ích.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ ghi nội dung bảng trang 114 (SGK) - Tranh cấu tạo ngoài của ếch đồng.