Phương pháp: Hoạtđộng nhóm + hỏi đáp.

Một phần của tài liệu giáo án sinh 9 (Trang 37 - 40)

IV. Hoạt động dạy học:

1. Ổn định:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Nêu đặc điểm của giun kim và vòng đời của giun kim? - Nêu đặc điểm chung của ngành giun tròn?

3. Bài mới: a. Hoạt động 1:

I. Hình dạng ngoài:

GV yêu cầu HS đọc SGK quan sát hình 15.1 .Trả lời câu hỏi

- Giun đất có cấu tạo ngoài phù hợp với lối sống chui rúc trong đất như thế nào?

- GV giảng giải bổ sung . Thành cơ thể có đặc điểm gì? Giảng đai sinh dục và lỗ sinh dục.

- Cá nhân đọc thông tin, quan sát hình vẽ SGK.

- Thảo luận nhóm thống nhất ý kiến. Yêu cầu nêu được: hình dạng cơ thể, vòng tơ ở mỗi đốt.

Tiểu kết:

Cơ thể dài, thun 2 đầu, phân đốt, mỗi đốt có một vòng tơ (chi bên) có chất nhầy giúp da trơn, có đai sinh dục và lỗ sinh dục.

b. Hoạt động 2:

II. Di chuyển

- Cho HS quan sát hình 15.3 SGK trang 153. Hoàn thành bài tập ∇/154 - Đánh số vào ô trống cho đúng thứ tự di chuyển của giun đất.

- GV thông báo kết quả đúng: 2, 1, 4, 3. Giun đất di chuyển từ trái qua phải.

- Cá nhân đọc thông tin quan sát hình ghi nhận kiến thức.

- Trao đổi nhóm hoàn thành bài tập: Yêu cầu: Hướng di chuyển, vai trò của vòng tơ.

Nhóm khác bổ sung.

Tiểu kết:

- Dùng toàn thân, vòng tơ làm chỗ tựa kéo dài cơ thể về một phía. c. Hoạt động 3:

III. Cấu tạo trong:

- Cho HS quan sát hình 15.2; 15.3; 15.4 SGK.

- So sánh giun tròn và giun đất tìm cơ quan và hệ cơ quan mới xuất hiện ở giun đất.

- Dạ dày giun đất có thành cơ dày để co bóp thức ăn.

- Hệ thần kinh: Tập trung chuỗi hạch. - Hệ tuần hoàn: Vẽ sơ đồ sự di chuyển của máu.

- Cá nhân quan sát hình vẽ. Thảo luận nhóm nêu đáp án.

- HS rút ra kết luận.

- Các nhóm nhận xét bổ sung. Tiểu kết:

- Có khoang cơ thể chính thức chứa dịch. 1. Hệ tiêu hóa phân hóa rõ:

Miệng → hầu→thực quản→ diều→ dạ dày cơ→ ruột → ruột tịt →hậu môn. 2. Hệ tuần hoàn:

Mạch lưng→ mạch bụng → vòng hầu (tim đơn giản). Hệ tuần hoàn kín.

3. Hệ thần kinh: Chuỗi hạch thần kinh (hạch bụng, hạch não, vòng hầu).

d. Hoạt động 4:

IV. Sinh sản:

- Quan sát hình 15.6 trả lời câu hỏi: + Giun đất sinh sản như thế nào?

+ Tại sao giun đất lưỡng tính mà sinh sản lại ghép đôi?

- Cá nhân thu nhận kiến thức.

- Yêu cầu miêu tả hình thể ghép đôi tạo kén.

Tiểu kết:

- Giun đất lưỡng tính có hiện tượng ghép đôi trao đổi tinh dịch tại đai sinh dục. - Đai sinh dục tụt khỏi cơ thể tạo kén chứa trứng.

d. Hoạt động 5:

V. Dinh dưỡng:

Yêu cầu nghiên cứu SGK đọc □ thảo luận nhóm nêu được:

- Quá trình tiêu hóa của giun đất?

- Vì sao mùa mưa giun đất chui lên khỏi mặt đất?

- Màu đỏ trong cơ thể giun đất là chất gì? Tại sao có màu đỏ?

Cá nhân đọc thông tin □ ghi nhớ kiến thức. Trao đổi nhóm hoàn thành câu hỏi.

- Nhờ hoạt động của dạ dày và vai trò của enzim

Tiểu kết:

- Thức ăn → lỗ miệng → hầu→thực quản→ diều (chứa thức ăn)→ dạ dày → ruột →hậu môn.

V. Củng cố:

- Trình bày cấu tạo giun đất phù hợp với đời sống chui rúc trong đất.

- Cơ thể giun đất có đặc điểm nào tiến hóa hơn so với ngành động vật trước.

VI. Dặn dò:

- Học bài theo câu hỏi SGK. - Đọc mục "Em có biết"

- Chuẩn bị mỗi nhóm một con giun đất to.

I.Mục tiêu :

-Nhận biết được các loài giun khoang, chỉ rõ được cấu tạo ngoài (đất,vòng tơ), đai sinh dục và cấu tạo trong

- Tập thao tác mổ động vật không xương sống. Sử dụng các dụng cụ mổ, dùng kính lúp quan sát.

-Giáo dục ý thức tự giác, kiên trì và tinh thần hợp tác trong giờ thực hành.

Một phần của tài liệu giáo án sinh 9 (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w