Kiểm tra bài cũ:(5’) Những nỗi nhớ về con người, cuộc sống, thiên nhiên và cuộc kháng chiến anh hùng ở Việt Bắc đựoc tác giả cụ thể hóa như thế nào?

Một phần của tài liệu Giáo án 12 cơ bản (Trang 58 - 60)

anh hùng ở Việt Bắc đựoc tác giả cụ thể hóa như thế nào?

III. Nội dung bài mới:1. Đặt vấn đề:(1’) 1. Đặt vấn đề:(1’) 2. Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG KIẾN THỨC

a. Hoạt động 1() Tiểu dẫn

HS đọc phần tiểu dẫn SGK. GV nhấn mạnh:

-Về tiểu sử.

1. Tác giả: Nguyễn Khoa Điềm.

- Sinh 1943.

- Quê: Phong Điền- Thừa Thiên Huế.

- Xuất thân trong gia đình trí thức có truyền thống cách mạng.

-Các tác phẩm chính. -Phong cách thơ.

-Xuất xứ và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.

- Học tập và trưởng thành ở Miền Bắc, tham gia hoạt động và chiến đấu ở Miền Nam.

- Tác phẩm chính: SGK.

- Phong cách thơ: giàu chất suy tư, cảm xúc dồn nén, mang màu sắc chính luận.

2. Tác phẩm:

- Sáng tác năm 1971 tại chién trường Trị Thiên. - Trích phần đầu chương V trường ca “Mặt đường khát vọng”

b. Hoạt động 2() Đọc hiểu văn bản.

GV hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm với giọng điệu trầm lắng và suy tư.

HS đọc bài, GV nhận xét.

GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu các chú thích SGK.

Đoạn trích có thể chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần?

HS:

GV nhấn mạnh bố cục 2 phần HS theo dõi phần 1.

Nguồn gốc, cội nguồn của đất nước bắt nguồn từ đâu?

Tác giả đã cảm nhận về đất nước trên những phương diện cụ thể nào?

HS:

- Từ ngày xửa ngày xưa.

- Từ ngững vật quen thuộc, gần gũi.

GV nhấn mạnh cách sử dụng những hình ảnh quen thuộc trong văn học dân gian.

Cách cảm nhận của tác giả có gì khác và mới lạ so với các nhà thơ cùng viết về đề tài này?

HS:

GV đó là sự thống nhất các phương diện địa lí lịch sử , không gian, thời gian...

Từ cách cảm nhận trên nhà thơ đã đặt ra vấn đề gì đối với thế hệ trẻ?

HS: Trách nhiệm và bổn phận.

1. Đọc và tìm hiểu chú thích.

2. Bố cục:

Phần 1: “Từ đầu...làm nên đất nước muôn đời”. Cảm nhận về đất nước của nhà thơ.

Phần 2: Còn lại. Tư tưởng đất nước của nhân dân.

3. Tìm hiểu văn bản.1.Phần 1: 1.Phần 1:

- Nguồn gốc: Ngày xửa, ngày xưa....từ xa xưa, khó xác định.

- Đất nước hình thành từ:

+ Miếng trầu, cái kèo, cái cột, tóc mẹ bới sau đầu, gừng cay muối mặn, hạt gạo một nắng hai sưong xay giã dần sàng...

Giản dị và gần gũi với mọi người.

+ Sự nghiệp đấu tranh giữ nước: khi dân mình biết trồng tre đánh giặc.

+ Phương diện địa lí:hòn núi bạc, biển khơi.. + Lịch sử truyền thống: Lạc Long Quân và Âu Cơ.

+ Thời gian đằng đẳng, không gian mênh mông + Đất là nơi anh đến trường

Nước là nơi em tắm Đất nước là nơi ta hò hẹn.

Không gian thơ mộng với bao kỉ niệm dịu ngọt của tình yêu.

Đất nước được cảm nhận trong sự hài hòa thống nhất các phương diện địa lí, lịch sử, không gian, thời gian. Chia tách hai khái niệm đất; nước để cảm nhận bằng quan niệm của tuổi trẻ.

Suy ngẫm về trách nhiệm: phải biết gắn bó, san sẻ hóa thân làm nên đất nước muôn đời.

HS theo dõi phần còn lại.

Trong phần còn lại nhà thơ đã tập trung làm rõ tư tưởng đất nước của nhân dân, hãy tìm chi tiết cụ thể cho thấy điều đó?

HS:

Tư tưởng đó đã đưa đến những phát hiện sâu sắc và mới mẻ về đất nước, đó là gì?

HS:

GV: Đoạn thơ đã có sức cuốn hút và lay động lòng người bởi chất bình dân cũng như những phát hiện mới về đất nước của nhà thơ.

- Liệt kê các địa danh, di tích, tên đất, tên làng của 3 miền từ chiều sâu lịch sử văn hóa

- Tên đất, tên làng, ruộng đồng, gò bãi...

- Bốn nghìn năm dựng nước với những người anh hùng vô danh, sống và hi sinh thầm lặng. Họ đã làm ra đất nước: giữ và truyền hạt lúa để trồng; truyền lửa qua mỗi nhà; truyền giọng điệu cho con tập nói; gánh theo tên xã, tên làng khi đắp đập be bờ....

Nhân dân là người sáng tạo nên văn hóa, phong tục, làm nên cốt cách con người Việt Nam. - Vẻ đẹp của dân tộc Việt Nam: đắm say trong tình yêu; quý trọng tình nghĩa; kiên trì và bền bĩ trong chiến đấu.

c. Hoạt động 3() Tổng kết

Những đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích? HS:

Nội dung cơ bản của đoạn trích? HS:

GV tổng kết.

HS đọc ghi nhớ SGK.

1. Nghệ thuật:

- Thể thơ tự do.

- Giọng thơ trữ tình chính luận.

- Vận dụng sáng tạo chất liệu văn học dân gian.

2. Nội dung: Ghi nhớ (SGK)

Một phần của tài liệu Giáo án 12 cơ bản (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(178 trang)
w