III. Nội dung bài mới:1. Đặt vấn đề:(1’) 1. Đặt vấn đề:(1’) 2. Triển khai bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG KIẾN THỨC
a. Hoạt động 1(20’) Phong cách văn học
HS theo dõi mục 1 SGK.
GV: Người Hi Lạp dùng từ stylos, người Pháp dùng từ style-> phong cách.
Buy phông: “phong cách chính là người” Dựa vào kiến thức đã học em hiểu thế nào là phong cách văn học?
HS:
Lưu ý các tác giả đã học: Nguyễn Tuân, Hồ Chí Minh, Tố Hữu...
Phong cách văn học nảy sinh từ đâu? HS:
Giữa phong cách văn học và quá trình văn học có mối quan hệ như thế nào với nhau?
HS:
GV tổng kết sau khi học sinh trả lời.
Phong cách văn học được biểu hiện trên những phương diện cụ thể nào?
HS dựa vào mục 2 đọc kĩ và trả lời. Lấy dẫn chứng cụ thể.
1. Khái niệm phong cách văn học:
- Phong cách văn học là sự độc đáo, riêng biệt của các nhà văn biểu hiện trong các tác phẩm của họ. - Phong cách văn học nảy sinh do chính nhu cầu cuộc sống đòi hỏi sự xuất hiện những cái mới, những cái không lặp lại bao giờ, nảy sinh do nhu cầu của quá trình sáng tạo văn học.
- Quan hệ giữa phong cách văn học và quá trình văn học: quá trình văn học được đánh dấu bằng những nhà văn kiệt xuất với phong cách độc đáo của họ. Phong cách in đậm dấu ấn dân tộc và thời đại.
2. Những biểu hiện của phong cách văn học:
- Giọng điệu riêng biệt, cách nhìn, cách cảm thụ có tính chất khám phá.
- Sự sáng tạo các yếu tố thuộc nội dung tác phẩm. - Hệ thống phương thức biểu hiện, các thủ pháp kĩ thuật mang dấu ấn riêng.
- Thống nhất từ cốt lõi, nhưng triển khai phải đa dạng, đổi mới.
GV nhấn mạnh 5 biểu hiện của phong cách văn học, có dẫn chứng.
Tổng kết, gọi học sinh đọc ghi nhớ SGK.
- Có phẩm chất thẩm mĩ cao, giàu tính nghệ thuật.
* Ghi nhớ: SGK.
b. Hoạt động 2(14’) Luyện tập
HS thảo luận bài tập 1, chỉ rõ sự khác nhau của văn học hiện thực phê phán và văn học lãng mạn qua tác phẩm “ Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân và tác phẩm “Hạnh phúc của một tang gia”, trích “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng.
HS:
GV dùng bảng phụ đưa kết quả so sánh.
HS đọc kĩ yêu cầu bài tập 2 SGK.
Trình bày những nét chính về phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân và Tố Hữu.
HS: GV bổ sung nếu cần. Bài tập 1: Nguyễn Tuân. - Hướng về quá khứ và tưởng tượng tình huống đầy éo le, oái oăm giữa người tử tù Huấn Cao với viên quản ngục, tưởng tượng cảnh Huấn cao cho chữ viên quản ngục trong nhà giam. - Xây dựng hình tượng nhân vật Huấn Cao phù hợp lí tưởng thẩm mĩ về con người mang vẻ đẹp tài hoa, thiên lương trong sáng, khí phách anh hùng, dũng cảm chống lại cường quyền.
Vũ Trọng Phụng
- Xoáy sâu vào hiện tại và ghi lại một cách chân thực những cái đồi bại, lố lăng, vô ddaoj đức của xã hội tư sản thành thị đương thời.
- Sáng tạo một loạt điển hình để bóc trần bộ mặt giả dối của những kẻ thượng lưu thành thị để chôn vùi cái xã hội xấu xa, đen tối
Bài tập 2:
1. Phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân:
- Có cảm hứng đặc biệt với những gì phi thường. - Nhìn con người ở phương diện tài hoa, nghệ sĩ. - Miêu tả hiện thực bằng nhiều tri thức văn hóa, khoa học, nghệ thuật.
- Bậc thầy về ngôn ngữ Tiếng Việt. - Thành công với thể loại tùy bút.
2. Phong cách nghệ thuật Tố Hữu.
- Nội dung tác phẩm mang chất trữ tình chính trị. - Nghệ thuật biểu hiện đậm đà tính dân tộc.