Kiểm tra bài cũ:Lồng vào bài học

Một phần của tài liệu Giáo án 12 cơ bản (Trang 81 - 82)

III. Nội dung bài mới:1. Đặt vấn đề:(1’) 1. Đặt vấn đề:(1’) 2. Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG KIẾN THỨC

a. Hoạt động 1(6’) Bài tập 1

HS trả lời câu hỏi 1 SGK.

Vì sao trong một bài văn nghị luận cần vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt?

HS:

Khi vận dụng các phương thức biểu đạt cần chú ý những gì? Nêu VD cụ thể minh họa?

HS:

GV lưu ý xem lại các văn bản nghị luận đã học trong chương trình Ngữ Văn 12 để thấy rõ sự kết hợp.

Tuyên ngôn độc lập

Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng... Mấy ý nghĩ về thơ

Bài tập 1

a. Khắc phục sự khô khan của văn nghị luận (thiên về lí lẻ và dẫn chứng)

Tự sự, miêu tả, biểu cảm->bài văn cụ thể, sinh động, gợi cảm.

b. Những lưu ý khi vận dụng các thao tác: - Xác dịnh phương thức, kiểu văn bản chính là nghị luân; kể, tả, biểu cảm chỉ là yếu tố kết hợp không được làm mờ đặc trưng của bài văn.

- Các yếu tố kể, tả, biểu cảm phải chịu sự chi phối và phục vụ có hiệu quả cho nghị luận.

b. Hoạt động 2(10’) Bài tập 2

HS đọc kĩ đoạn trích câu hỏi 2 SGK.

Thảo luận: Để bài văn nghị luận có sức thuyết phục người viết, người nói phải có khả năng vận dụng phương thức biểu đạt thuyết minh đúng không? Vì sao?

Lưu ý áp dụng đoạn văn để chứng minh làm rõ. HS:

GV khẳng định sự cần thiết của thao tác thuyết minh trong bài văn nghị luận-> giới thiệu, làm rõ vấn đề một cách khách quan và chính xác.

Bài tập 2

Thuyết minh là thao tác trình bày, giới thiệu chính xác, khách quan về tính chất, đặc điểm của sự vật, hiện tượng.

- Trong đoạn trích người viết muốn khẳng định sự cần thiết của chỉ tiêu GNP bên cạnh GDP nên đã sử dụng thao tác thuyết minh để giới thiệu rõ ràng, chính xác về GDP và GNP.

- Tác dụng:

+ Hỗ trợ đắc lực cho sự bàn luận của tác giả, đem lại những hiểu biết cần thiết.

+ Giúp người đọc hình dung vấn đề một cách cụ thể và nghiêm túc.

GV chia lớp theo nhóm: 1bàn làm 1nhóm và yêu cầu thảo luận viết đoạn văn về đề tài “Nhà văn mà tôi hâm mộ” (thời gian 7 phút)

Lưu ý dựa trên gợi ý SGK, phải vận dụng được các phương thức biểu đạt.

HS viết thành đoạn văn và trình bày, chỉ rõ các phương thức biểu đạt đã sử dụng.

Lớp theo dõi và bổ sung.

GV tổng kết, nhận xét nhấn mạnh việc kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn nghị luận là rất cần thiết.

Gọi học sinh đọc ghi nhớ SGK

Bài tập 3

Viết đoạn văn nghị luận với chủ đề: “Nhà văn mà tôi hâm mộ”

- Nhà văn mà anh chị hâm mộ là ai? Tên tuổi, quê quán, thời đại, những tác phẩm chính...

- Vì sao anh chị lại hâm mộ nhà văn đó? + Cống hiến to lớn

+ Phong cách độc đáo

- Ước muốn, nguyện vọng của bản thân đối với nhà văn mình ngưỡng mộ

Một phần của tài liệu Giáo án 12 cơ bản (Trang 81 - 82)