Tìm hiểu văn bản:

Một phần của tài liệu Giáo án 12 cơ bản (Trang 71 - 72)

1. Cuộc sống gian khổ của nhân dân Cao Bắc Lạng và tội ác của thực dân Pháp. Lạng và tội ác của thực dân Pháp.

- Mấy năm quên Tết tháng Giêng... Chạy hết núi lại khe, cay đắng tủi nhục

->Không ổn định, nơm nớp lo sợ, thiếu thốn trăm bề, không có niềm vui.

- Từng cái lán nó đốt đi trơ trụi... Nó vơ hét áo quần trong túi - Cha ngã xuống nằm lăn trên đất Cha ơi! Cha không biết nói rồi - Mẹ tháo khăn phủ mặt cho chồng ...

Máu đầy tay trên mặt nước tràn

-> Cảnh tượng xót xa, bi thảm, đau đớn đến bầm gan tím ruột

->Thái độ căm thù dến tột cùng và muốn hành động để trả thù: Mày sẽ chết...

Băm xương thịt mày...

2. Niềm vui Cao Bắc Lạng được giải phóng:

Mẹ Cao- Lạng hoàn toàn giải phóng Người đông như kiến, súng đầy như củi Hôm nay Cao Bắc Lạng cười vang Đường cái kêu vang tiếng ô tô

Trong trường ríu rít tiếng cười con trẻ

->Mừng vui, hân hoan vì quê hương trở lại cuộc sống thanh bình. Một niềm vui hồn hậu, chất phác, tự nhiên, chân thực mang đậm chất miền núi của đồng bào dân tộc.

b. Hoạt động 2:Bài thơ “Đò lèn”- Nguyễn Duy

HS đọc phần tiểu dẫn SGK

HS tự tóm tắt tiểu sử, sự nghiệp của tác giả Nguyễn Duy dựa vào tiểu dẫn SGK

GV nhấn mạnh đề tài và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.

Lưu ý tên bài thơ- địa danh tỉnh Thanh Hóa, quê ngoại của nhà thơ.

Trong hồi ức của nhà thơ những kỉ niệm tuổi thơ đã hiện lên như thế nào?

Gợi ý: việc làm cụ thể, trò chơi nghịch ngợm, cuộc sống, hình ảnh người bà...

HS:

Nét quen thuộc và mới lạ trong cách nhìn về chính mình của nhà thơ?

HS:

I. Tiểu dẫn:

1. Tác giả: Nguyễn Duy (SGK).

2. Tác phẩm: Sáng tác năm 1983 trong dịp nhà thơ trở về quê hương, sống với những hồi ức đan xen buồn vui thời thơ ấu.

II. Tìm hiểu văn bản:

1. Hình ảnh quê hương trong hồi ức của nhà thơ:

- Ra cống Na câu cá - Níu váy bà đi chợ - Bắt chim sẽ

- Ăn trộm nhãn chùa

- Đi chân đất xem lễ đền Sòng

-> Những kỉ niệm không thể quên vừa đáng yêu, tinh nghịch và cả cái xấu hồn nhiên của tuổi thơ.

GV: Nói lên sự thật không hề che đậy.

Tình cảm sâu nặng của nhà thơ đối với bà được biểu hiện cụ thể qua chi tiết nào? Cách thể hiện đó có gì đặc biệt?

HS:

Liên hệ so sánh tình cảm của cháu đối với bà trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt. HS:

GV: Bếp lửa là tình cảm trìu mến, thiết tha.. Đò lèn là sự ngậm ngùi, xót xa, xen lẫn chút cay đắng.

- Bà mò cua xúc tép, gánh chè xanh. - Cái năm đói, củ dong riềng... - Bom Mĩ giội, nhà bà tôi...

->Vùng quê nghèo khổ cơ cực, chịu bao tàn phá đau thương của bom đạn kẻ thù.

2. Tình cảm đối với bà:

- Khi tôi biết thương bà thì đã muộn Bà chỉ còng là một nấm cỏ thôi.

->Sự hối hận chân thành, tình yêu thương sâu sắc của cháu đối với bà nhưng đã muộn.

Một phần của tài liệu Giáo án 12 cơ bản (Trang 71 - 72)