2. Triển khai bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG KIẾN THỨC
a. Hoạt động 1:b. Hoạt động 2: b. Hoạt động 2: c. Hoạt động 3: IV. CỦNG CỐ: V. DẶN DÒ:
TIẾT 55 Ngày soạn
VỢ CHỒNG A PHỦ( Tiết 1)< Tô Hoài> < Tô Hoài>
A.MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
1. Kiến thức: Hiểu được cuộc sống cực nhục, tối tăm và quá trình đồng bào các dân tộc vùng cao Tây Bắc vùng lên tự giải phóng khỏi ách áp bức, kìm kẹp của bọn thực dân.
Thấy được nghệ thuật kể chuyện, trần thuật và cách khắc họa tính cách nhân vật. 2. Kỹ năng: Đọc hiểu và phân tích diễn biến tâm lí nhân vật
3. Thái độ: Căm phẫn cái ác, cái xấu; đồng cảm và chia sẻ với nỗi khổ của đồng bào vùng cao Tây Bắc
B. PHƯƠNG PHÁP: Phát vấn, đàm thoại, thuyết giảng
C. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1.Chuẩn bị của GV: Giáo án, SGK, tài liệu và anh ảnh minh họa
2. Chuẩn bị của HS: Học bài và soạn bài theo hướng dẫn
D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:I. Ổn định lớp:(1’) I. Ổn định lớp:(1’)
II. Kiểm tra bài cũ: Không
III. Nội dung bài mới:1. Đặt vấn đề:(1’) 1. Đặt vấn đề:(1’) 2. Triển khai bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG KIẾN THỨC
a. Hoạt động 1(9’) Tiểu dẫn
HS dựa vào phần tiểu dẫn SGK tóm tắt những nét chính về cuộc đời, sự nghiệp, đặc điểm trong sáng tác của Tô Hoài.
HS:
Kể tên các tác phẩm chính của Tô Hoài? HS dựa vào SGK.
Trình bày xuất xứ và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm?
HS
GV nhấn mạnh những nội dung chính sau khi học sinh trả lời.
1. Tác giả: Tô Hoài
- Tên thật Nguyễn Sen, sinh 1920. - Quê: Hà Đông, Hà Tây.
- Thời trai trẻ từng làm nhiều nghề khác nhau để kiếm sống.
- Thành công với văn xuôi hiện thực, được biết đến từ “Dế mèn phiêu lưu kí” (1941)
- Khán chiến chống Pháp-> làm báo và hoạt động văn nghệ ở Việt Bắc.
- Sáng tác của ông thiên về những sự thật đời thường, luôn hấp dẫn người đọc bởi lối trần thuật hóm hỉnh của người từng trải, nhiều khi rất bình dân và thông tục.
- Được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.
- Các tác phẩm chính: SGK
2. Tác phẩm: Vợ chồng APhủ (1952) rút trong tập Truyện Tây Bắc (1954) được tặng giải nhất của Hội văn nghệ Việt Nam về truyện kí.
b. Hoạt động 2(20’) Đọc hiểu khái quát
HS tự đọc ở nhà-> lên lớp chỉ đọc một số đoạn diễn tả tâm lí nhân vật.
GV giải thích thêm các chú thích ở SGK.
Trên cơ sở đọc ở nhà-> tóm tắt ngắn gọn nội dung
1. Đọc và tìm hiểu chú thích.
tác phẩm
HS tóm tắt trước lớp. GV nhận xét, bổ sung.
c. Hoạt động 3(10’) Đọc hiểu chi tiết
Trong tác phẩm nhân vật Mị được tác giả giới thiệu như thế nào? Cảnh ngộ cụ thể của Mị? HS:
Gợi ý: Khi ở nhà với cha; lúc ở nhà Pá Tra.
Mặc dù cuộc sống như kiếp trâu ngựa nhưng trong sâu thẳm tâm hồn Mị vẫn tiềm ẩn vẻ đẹp và tràn đầy sức sống. Tìm các chi tiết và hình ảnh thể hiện sự tiềm ẩn đó?
HS:
GV: Chế độ xã hội với những tập tục lạc hậu có thểgiết chết mọi ước mơ, khát vọng của con người nhưng từ trong sâu thẳm cái bản chất người vẫn luôn tiềm ẩn, có cơ hội sẽ bùng lên.
1. Hình tượng nhân vật Mị: a. Cảnh ngộ của Mị.
- Trẻ đẹp, có tài thổi sáo.
- Gia đình nghèo khổ, không đủ trả nợ nên trở thành con dâu gạt nợ nhà Pá Tra.
- Ở nhà Pá Tra Mị phải sống kiếp trâu ngựa, suốt ngày lầm lũi như con rùa trong xó cửa.
- Không còn ý thức về thời gian, tuổi tác, cuộc sống, nhiều lần đã định tự tử.
b. Sức sống tiềm ẩn Mị.
- Mặc dù cuộc sống khổ cực nhưng trong Mị vẫn tiềm ẩn cô Mị trẻ đẹp như đóa hoa rừng, trẻ trung, đầy sức sống, hiếu thảo.
- Mị vẫ hồi hộp khi nhge tiếng gõ cửa của người yêu, bước theo khát vọng của tình yêu.
- Bị bắt về nhà Pá Tra-> tìm đến cái chết, không chấp nhận cuộc sống bị chà đạp, đối xử bất công như con vật.
->Đó là cơ sở cho sự trổi dậy về sau của Mị.