DẶN DÒ:(2’) Làm bài tập 1 SGK.

Một phần của tài liệu Giáo án 12 cơ bản (Trang 126 - 129)

Soạn: Nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi. Đọc lại các tác phẩm (đề1,2) đã học ở lớp 11

TIẾT 63 Ngày soạn

NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TÁC PHẨM, MỘT ĐOẠN TRÍCH VĂN XUÔI.A.MỤC TIÊU: Giúp học sinh: A.MỤC TIÊU: Giúp học sinh:

1. Kiến thức: Vận dụng các thao tác phân tích, bình luận, chứng minh, so sánh để làm bài văn nghị luận văn học.

- Biết cách làm bài văn nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi. 2. Kỹ năng: Phân tích, bình luận, chứng minh, so sánh

3. Thái độ:Say mê và yêu thích tìm hiểu các tác phẩm văn xuôi

B. PHƯƠNG PHÁP: Phát vấn, phân tích, đàm thoại.

C. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

1.Chuẩn bị của GV: Giáo án, SGK, tư liệu tham khảo

2. Chuẩn bị của HS: Học bài và soạn bài, đọc lại các tác phẩm theo đề bài SGK

D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:I. Ổn định lớp:(1’) I. Ổn định lớp:(1’)

II. Kiểm tra bài cũ: Lồng vào bài học

III. Nội dung bài mới:1. Đặt vấn đề:(1’) 1. Đặt vấn đề:(1’) 2. Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG KIẾN THỨC

a. Hoạt động 1(30’) Tìm hiểu đề và lập ý

GV ghi đề 1 SGK

HS xác định yêu cầu của đề - Kiểu bài?

- Phân tích như thế nào?

HS dựa vào gợi ý SGK -> lập dàn ý. Mở bài: Giới thiệu như thế nào? Thân bài:

Đặc sắc trong kết cấu của truyện?

Mâu thuẩn và tính chất ròa phúng của truyện?

Ngôn ngữ kể chuyện? Ngôn ngữ của các nhân vật?

Giá trị hiện thực và giá trị phê phán của truyện? GV: Chú ý thực chất của việc xem đá bóng là gì?

Đề 1:Phân tích truyện ngắn “Tinh thần thể dục” của Nguyễn Công Hoan.

a. Tìm hiểu đề:

- Kiểu bài: Phân tích (chính), kết hợp bình luận, giải thích, chứng minh...

- Đọc tác phẩm->chọn phương diện đặc sắc và tiêu biểu để trình bày.

b. Lập dàn ý:

* Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn truyện “Tinh thần thể dục” của Nguyễn Công Hoan.

* Thân bài:

- Đặc sắc của kết cấu: các cảnh tuy rời rạc (van xin, đút lót, thuê ngươi đi thay...)->chủ đè quan lại cường quyền cưỡng bức dân chúng để thực hiện ý đồ bịp bơm, đen tối.

- Mâu thuẩn và tính chất trào phúng của truyện: + Xem đá bóng là thú vui giả trí nhưng là tai họa đối với người dân.

+Sự tận tụy của lí trưởng gặp phải sự đối phó của người dân.

- Ngôn ngữ kể chuyện ít lời-> người đọc tự hiểu - Ngôn ngữ nhân vật tự nhiên, sinh động, thể hiện đúng thân phận và trình độ của họ.

- Giá trị hiện thực và ý nghĩa phê phán của truyện: Bút pháp trào phúng châm biếm trò lừa bịp của

Kết bài: Đóng góp của truyện? GV ghi đề số 2.

HS thảo luận xác định sự khác nhau về cách sử dụng từ ngữ trong hai văn bản “Chữ người tử tù” và “Hạnh phúc của một tang gia”.

Các loại từ ngữ được sử dụng? HS:

Vì sao có sự khác nhau đó? HS:

GV bổ sung.

HS tự lập dàn ý dựa trên câu hỏi và gợi ý SGK HS:

Từ các đề bài trên-> Xác định đối tượng và nội dung của bài văn nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi?

HS phát biểu.

GV tổng kết, yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ SGK

chính quyền. Để tách người dân ra khỏi ảnh hưởng của phong trào yêu nước-> thực dân Pháp bày ra các trò thể dục, thể thao (dua xe, bơi lội, đấu bóng đá..) để đánh lạc hướng -> “Cười ra nước mắt”.

* Kết bài:Mối quan hệ giữa văn học và thời sự, văn học và sự thức tỉnh xã hội

Đề 2:Hãy tìm hiểu sự khác nhau về từ ngữ, giọng văn giữa hai văn bản “Chữ người tử tù” (Nguyễn Tuân) và “Hạnh phúc của một tang gia”, trích “Số đỏ” ( Vũ Trọng Phụng). Giải thích vì sao có sự khác nhau đó?

a. Tìm hiểu đề:

- “Chữ người tử tù”->sử dụng nhiều từ Hán Việt, cách nói cổ-> dựng nên cảnh tượng những con người thời phong kiến suy tàn

Giọng văn cổ kính, trang trọng-> nói đến những con người tài hoa, thiên lương nay chỉ còn vang bóng.

- “Hạnh phúc của một tang gia”->dùng nhiều từ, cách chơi chữ mỉa mai, giễu cợt tính chất giả dối, lố lăng, đồi bại của xã hội thượng lưu ở thành thị những năm trước CMT8.

->Dùng từ ngữ, chọn giọng văn phải phù hợp chủ đề của truyện, thể hiện đúng tư tưởng, tình cảm của tác giả. b. Lập dàn ý: * Ghi nhớ: SGK - Đối tượng - Nội dung b. Hoạt động 2(9’) Luyện tập

HS thảo luận chỉ rõ nghệ thuật châm biếm, dã kích trong truyện ngắn “Vi hành” của Nguyễn Ái Quốc.

HS:

GV lưu ý đến những đoạn đối thoại của đôi thanh niên người Pháp

Truyện “Vi hành” dã kích, châm biếm vua bù nhìn Khải Định và bọn mật thám trong chuyếnd Khải Định công du sang Pháp.

- Biến Khải Định thành một tên hề (màu da khác lạ, ăn mặc nhố nhăng..)

- Là kẻ có hành động lén lút và đáng ngờ (vi hành vào chỗ ăn chơi, hiệu cầm đồ...)

- Biến mật thám Pháp thành những người “phục vụ tận tụy” (bám lấy đế giày) với cái nhìn hồ đồ, lẫn lộn.

Một phần của tài liệu Giáo án 12 cơ bản (Trang 126 - 129)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(178 trang)
w