Kiểm tra bài cũ:(5’) Kể tên các thao tác lậpluận cơ bản trong văn nghị luận và đặc trưng của từng thao tác?

Một phần của tài liệu Giáo án 12 cơ bản (Trang 90 - 91)

thao tác?

III. Nội dung bài mới:1. Đặt vấn đề:(1’) 1. Đặt vấn đề:(1’) 2. Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG KIẾN THỨC

a. Hoạt động 1(34’) Quá trình văn học.

HS theo dõi mục 1 SGK.

GV: Văn học là một loại hình nghệ thuật, một hình thái ý thức xã hội đặc thù luôn vận động và biến chuyển->tồn tại, phát triển qua các thời kì lịch sử gọi là quá trình văn học.

Vậy em hiểu thế nào là quá trình văn học? HS:

GV: -Văn học chia ra các thời kì -Thời kì chia ra các giai đoạn Ví dụ về văn học Việt Nam.

Trình bày các quy luật của quá trình văn học?

GV nhấn mạnh ba quy luật thông qua các ví dụ cụ thể dựa vào SGK.

HS theo dõi mục 2 SGK.

GV: Hoạt động nổi bật của quá trình văn học là các trào lưư văn học.

1. Khái niệm qúa trình văn học:

Khái niệm: Quá trình văn học là sự vận động của văn học trong tổng thể: tác phẩm, tác giả, người đọc, các hoạt động nghiên cứu, phê bình, dịch thuật...

Quá trình văn học luôn vận động tuân theo các quy luật:

- Văn học gắn bó với đời sống: thay đổi lịch sử xã hội-> thay đổi lịch sử văn học.

- Văn học phát triển trong sự kế thừa và cách tân: VHDG là cội nguồn của văn học viết, người sau kế thừa giá trị văn học của người trước->giá trị văn học mới.

- Văn học một dân tộc tồn tại trong sự bảo lưu và tiếp biến. Là dòng chảy của văn học thế giới.

Dựa vào kiến thức đã học, em hiểu thế nào là trào lưu văn học?

HS:

GV:Trào lưu văn học là các trường phái, khuynh hướng.

Kể tên các trào lưu văn học tiêu biểu trên thế giới, đặc điểm, các tác giả tiêu biểu?

HS: GV: 1. Phục hưng. 2. Cổ điển. 3. Lãng mạn. 4. Hiện thực phê phán. 5. Hiện thực XHCN. 6. Siêu thực.

7. Hiện thực huyền ảo.

Ở Việt Nam có những trào lưu chính nào? Đặc trưng cơ bản và các tác giả tiêu biểu?

HS:

GV nhấn mạnh 3 trào lưu cơ bản ở Việt Nam và các tác giả tiêu biểu.

Khái niệm: Trào lưu văn học là một hiện tượng có tính chất lịch sử, ra đời và mất đi trong một khoảng thời gian nhất định. Đó là một phong trào sáng tác tập hợp những tác giả, tác phẩm gần gũi nhau về mặt cảm xúc, tư tưởng, tạo thành một dòng rộng lớn trong đời sống văn học dân tộc.

* Các trào lưu văn học chính trên thế giới:

- Vănhọc thời Phục Hưng ở Châu Âu TK XV, XVI: Xec van tec, Sêch-xpia...

- CN cổ điển Pháp TK XVII: Coocnây; Môlie... - CN lãng mạn: Hugô, Si le...

- CN hiện thực phê phán Châu Âu TK XIX: Ban dắc, Tônxtôi...

- CN hiện thực XHCN sau CMT10 Nga: Gorki. - CN siêu thực Pháp 1924.

- CN hiện thực huyền ảo ở Mĩ la tinh: G. Macket.

* Các trào lưu văn học chính ở Việt Nam:

- Trào lưu lãng mạn: thơ mới, tiểu thuyết lãng mạn.

- Trào lưu hiện thực phê phán: truyện ngắn và tiểu thuyết hiện thực.

- Trào lưu văn học hiện thực XHCN: Phát triển trong thời kì xây dựng CNXH ở Miền Bắc.

Một phần của tài liệu Giáo án 12 cơ bản (Trang 90 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(178 trang)
w