Kiểm tra bài cũ:Lồng vào bài học.

Một phần của tài liệu Giáo án 12 cơ bản (Trang 75 - 76)

III. Nội dung bài mới:1. Đặt vấn đề:(1’) 1. Đặt vấn đề:(1’) 2. Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG KIẾN THỨC

a. Hoạt động 1(20’) Phép lặp cú pháp

GV dùng bảng phụ đưa đạon văn bài tập 1a SGK. HS đọc kĩ đoạn văn.

Xác định các câu có lặp kết cấu cú pháp? Phân tích làm rõ kết cấu đó?

Tác dụng của phép lặp cú pháp trong đoạn văn? HS trả lời.

GV nhận xét sau khi học sinh trả lời, có thể ghi điểm nếu học sinh trả lời tốt.

Tương tự giáo viên hướng dẫn học sinh câu 1b và 1c SGK.

HS theo dõi các ngữ liệu bài tập 2 SGK

So sánh hiện tượng lặp ở bài tập 1 với bài tập 2 để thấy sự giống và khác nhau.

Bài tập 1:

a. Câu 1 và 2 có cấu trúc giống nhau Kết cấu: P/ C- V(1,2)

Câu 1: Sự thật là từ mùa thu... Câu 2: Sự thật là dân ta lấy lại...C Câu 3 và 4 có cấu trúc giống nhau

Kết cấu: C- V/ Tr (bắt đầu bằng từ để, mà) Câu 3: Dân ta đã đánh đổ...

Câu 4: Dân ta lại đánh đổ...

->Tác dụng: Tạo âm hưởng đanh thép, hùng hồn, thích hợp với việc khẳng định nền độc lập của dân tộc Việt Nam, khẳng định thắng lợi của CMT8 là đánh đổ chế độ thực dân và phong kiến.

b. Lặp cú pháp giữa 2 câu thơ đầu và 3 câu thơ sau.

-> Khẳng định mạnh mẽ chủ quyền của chúng ta và bộc lộ cảm xúc sung sướng, tự hào, sảng khoái đối với thiên nhiên, đất nước khi giành được quyền làm chủ.

c. Lặp cấu trúc: “Nhớ sao”->nỗi nhớ da diết của người ra đi đối với cảnh sinh hoạt và cảnh thiên nhiên ở Việt Bắc.

Bài tập 2:

HS thảo luận-> trả lời. GV:

Giống: Lặp lại cấu trúc một câu, một vế câu tạo sự đăng đối, nhịp nhàng và cân xứng...

Khác: Bài tập 2 lặp cú pháp ngay trong một câu về số lượng từ, nghĩa, từ loại...

VD: Câu a: bán- mua; xa- gần.

lượng tiếng, từ loại, kết cấu ngữ pháp.

b. Số tiếng hai câu bằng nhau, phối hợp với phép đối tiếng, từ loại, nghĩa.

Sử dụng từ đồng nghĩa, trái nghĩa tương ứng. c. Kết cấu ngữ pháp giống nhau, số lượng tiếng bằng nhau, đối nhau về từ loại và nghĩa

d. Lặp kết hợp với đối.

b. Hoạt động 2(8’) Phép liệt kê

GV dùng bảng phụ đưa bài tập SGK.

HS chỉ rõ tác dụng của phép lặp cú pháp và phép liệt kê trong từng đoạn trích.

Hịch tướng sĩ? HS: Tuyên ngôn độc lập? HS: GV a. Hịch tướng sĩ: nhấn mạnh và khẳng định sự đối đãi chu đáo của Trần Quốc Tuấn đối với tướng sĩ trong mọi hoàn cảnh khó khăn: Không có mặc thì ta cho áo; không có ăn thì ta cho cơm...

b. Tuyên ngôn độc lập: kết cấu cú pháp giống nhau: C- V(phụ ngữ chỉ đối tượng) cùng phép liệt nhau: C- V(phụ ngữ chỉ đối tượng) cùng phép liệt kê-> Vạch tội ác của thực dân Pháp, chỉ mặt vạch tên kẻ thù dân tộc.

c. Hoạt động 3(13’) Phép chêm xen

GV dùng bảng phụ đưa bài tập SGK, lưu ý học sinh các cụm từ in đậm.

Xác định vị trí các cụm từ? Dấu hiệu nhận biết? Vai trò ngữ pháp của các cụm từ trong câu? Tác dụng của các bộ phận đó với việc bổ sung thông tin, biểu hiện tình cảm, cảm xúc?

HS:

GV bổ sung sau khi học sinh trả lời.

HS thảo luận nhóm, mỗi bàn 1 nhóm viết doạn văn về thơ Tố Hữu và bài thơ Việt Bắc có sử dụng phép chêm xen.

Chỉ rõ phép chêm xen và tác dụng của chúng. HS trình bày.

GV

Bài tập 1:

- Vị trí: nằm giữa hoặc cuối câu, sau bộ phận được chú thích.

- Vai trò: chú giải, phụ chú làm rõ thông tin. - Dấu hiệu: tách bằng dấu phẩy, dấu ngoặc đơn. -> Tác dụng: ghi chú hoặc chú gải cho từ ngữ đi trước, bổ sung sắc thái về tình cảm, cảm xúc của người viết.

Thể hiện sự nhìn nhận, đánh giá cảu người nói, người viết đối với sự việc, hiện tượng mà các thành phần khác biểu hiện.

Bài tập 2: Viết đoạn văn

Một phần của tài liệu Giáo án 12 cơ bản (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(178 trang)
w