Giấy chứng nhận tài sản góp vốn

Một phần của tài liệu Góp vốn kinh doanh bằng tài sản trí tuệ trong Pháp luật Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 86 - 87)

Theo Điều 39, Điều 85 Luật doanh nghiệp, giấy chứng nhận góp vốn (đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn), cổ phiếu (đối với Công ty cổ phần) là tài liệu xác thực chứng minh phần tài sản mà thành viên hoặc cổ đông đã góp vào công ty. Khi công ty đã phát hành các tài liệu này cho thành viên hoặc cổ đông, thì dù trên thực tế các thành viên/cổ đông đông đó đã góp vốn vào công ty hay chưa, thì tài liệu đó vẫn là một trong các chứng cứ pháp lý quan trọng để xác định phần vốn góp, quyền và nghĩa vụ của các thành viên đối với công ty khi có tranh chấp xảy ra.

Người góp vốn được cấp giấy chứng nhận phần vốn góp khi đã góp đủ phần vốn góp và khi công ty đã được thành lập, người cấp giấy chứng nhận phần vốn góp là người đại diện theo pháp luật của công ty. Nghĩa là khi công ty chưa thành lập hoặc nếu người góp vốn chưa góp đủ vốn đều chưa có giấy chứng nhận phần vốn góp. Như vậy, góp vốn là một sự kiện pháp lý quan trọng và cần có bằng chứng pháp lý ghi nhận quá trình này, không thể chỉ thực hiện một lần sau khi công ty được thành lập. Trong thời gian quá độ từ khi góp vốn đến khi công ty thành lập và góp đủ vốn phải có chứng cứ cho việc góp vốn vào công ty để có cơ sở giải quyết những tranh chấp có thể xảy ra giữa các thành viên và giữa các thành viên với người thứ ba khi công ty không được thành lập hay được thành lập. Những chứng cứ này còn là cơ sở để hạch toán về tài sản góp vốn của các thành viên trong báo cáo tài chính của công ty, đồng thời khi một thành viên chưa góp đủ vốn, nhưng cam kết sẽ góp

đủ vốn cũng cần có bằng chứng xác nhận về phần công việc góp vốn đã được thực hiện.

Khoản 2 Điều 85 LDN 2005 quy định:

Trường hợp có sai sót trong nội dung và hình thức cổ phiếu do công ty phát hành thì quyền và lợi ích của người sở hữu nó không bị ảnh hưởng. Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty phải liên đới chịu trách nhiệm về thiệt hại do những sai sót đó gây ra đối với công ty [35].

Nhưng Điều 39 lại thiếu các quy định tương ứng đối với "Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc" khi có sai sót trong nội dung Giấy chứng nhận tài sản góp vốn. Người đại diện của công ty THNN là Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, còn Hội đồng thành viên gồm các thành viên, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty TNHH nên việc bổ sung quy định này là rất cần thiết nhằm đảm bảo quyền lợi của người góp vốn.

Một phần của tài liệu Góp vốn kinh doanh bằng tài sản trí tuệ trong Pháp luật Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)