Khái niệm góp vốn

Một phần của tài liệu Góp vốn kinh doanh bằng tài sản trí tuệ trong Pháp luật Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 81 - 82)

Do nhận thức được vai trò quan trọng của TSTT, để đưa vào khai thác các giá trị của nguồn tài sản này trong thực tế nhằm tạo ra các lợi ích, ưu thế cho chủ sở hữu, người tham gia vào việc áp dụng, sử dụng TSTT đó và cho xã hội, LDN năm 1999 ra đời trước đó, đã cho phép các tổ chức, cá nhân được quyền góp vốn bằng TSTT:

Góp vốn là việc đưa tài sản vào công ty để trở thành chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu chung của công ty. Tài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu tri tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty do thành viên góp để tạo thành vốn của công ty [32, Khoản 4 Điều 3].

Quy định này được giữ nguyên trong LDN năm 2005. Tuy nhiên, khái niệm góp vốn mà LDN đưa ra chỉ là một khái niệm hẹp chỉ áp dụng khi thành lập doanh nghiệp hoặc khi doanh nghiệp đã thành lập không thích hợp với việc góp vốn của các tổ chức, cá nhân trong đời sống dân sự nói chung cũng như góp vốn đầu tư mà không thành lập doanh nghiệp. Quy định như vậy có sự hạn chế, không phù hợp về mặt thực tế.

2.3.1.2. Thời điểm góp vốn

Thời điểm góp vốn thường được thực hiện trước khi doanh nghiệp được thành lập, đây là một thực tế khách quan. Những chi phí về vật chất, công việc thực hiện là tiền đề, cơ sở cho hoạt động kinh doanh cũng như kết

quả thu được từ hoạt động kinh doanh. Khi thừa nhận quá trình góp vốn vào công ty được thực hiện trước khi công ty được thành lập sẽ là cơ sở, căn cứ để áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp phát sinh xảy ra giữa các thành viên tham gia góp vốn với nhau, giữa các thành viên tham gia góp vốn với người thứ ba, đồng thời sự nhìn nhận về những công việc đã thực hiện, chi phí đã bỏ ra một cách hợp pháp và công khai vì mục đích thành lập công ty được tính vào tài sản góp vốn là căn cứ để lập các báo cáo tài chính của công ty. Như vậy quy định tại Khoản 4 Điều 4 của LDN năm 2005 không phù hợp với thực tế kinh doanh, việc quy định góp vốn được thực hiện sau khi doanh nghiệp được thành lập của LDN đã tạo ra lỗ hổng pháp luật, tranh chấp phát sinh trong quá trình góp vốn được thực hiện trước khi công ty được thành lập là vấn đề còn bỏ ngỏ. Quy định này phủ nhận mối liên hệ biện chứng giữa hành vi góp vốn với hoạt động kinh doanh của công ty, và việc hạch toán các chi phí vật chất, công việc đã được thực hiện trước khi công ty được thành lập trong báo cáo tài chính kinh doanh của công ty sẽ không có cơ sở pháp lý, nhưng về mặt khách quan các chi về vật chất, công việc được thực hiện trước khi công ty được thành lập luôn xảy ra, quy định của Khoản 4 Điều 4 của LDN năm 2005 không bảo đảm được tính khách quan, một đặc tính quan trọng của pháp luật, đồng thời nó tạo ra tính không minh bạch, rõ ràng.

Một phần của tài liệu Góp vốn kinh doanh bằng tài sản trí tuệ trong Pháp luật Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 81 - 82)