MỘT VÀI NÉT VỀ HOẠT ĐỘNG GÓP VỐN KINH DOANH BẰNG TÀI SẢN TRÍ TUỆ TRÊN THẾ GIỚ

Một phần của tài liệu Góp vốn kinh doanh bằng tài sản trí tuệ trong Pháp luật Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 57 - 66)

TÀI SẢN TRÍ TUỆ TRÊN THẾ GIỚI

TSTT đã bắt đầu là một vấn đề được lưu ý tới của các nhà tư bản thế giới từ trước những năm 1940. Trong suốt khoảng 1 thế kỷ, tỷ trọng về giá trị tài sản của một công ty đã chuyển dần từ phía TSHH sang phía TSVH, TSVH chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng tài sản của các công ty nước ngoài. Lý do của sự chuyển dịch này là vì các nguồn TSHH như đất đai, năng lượng là hữu hạn, trong khi đó các nguồn lực vô hình như tri thức và công nghệ là vô tận chừng nào con người vẫn tiếp tục tạo ra những nguồn lực vô hình đó.

Trong cuốn "SHTT - Một công cụ đắc lực để phát triển kinh tế" của Tiến sỹ Kamil Idris - Giám đốc Tổ chức SHTT thế giới (WIPO), ông cho rằng các TSTT đang trở thành một thước đo khả năng tồn tại và hoạt động trong tương lai của doanh nghiệp. Ông đã đưa ra dẫn chứng, năm 1982, khoảng 62% tài sản của các doanh nghiệp ở Hoa Kỳ là tài sản vật chất, nhưng đến năm 2000, con số này đã giảm xuống chỉ còn 30%. Vào đầu những năm 1990, ở châu Âu các TSVH chiếm khoảng trên 1/3 tổng số tài sản. Ở Hà Lan, năm 1992, các TSVH chiếm khoảng trên 35% tổng số vốn đầu tư của nhà nước và tư nhân. SHTT là một bộ phận quan trọng của các TSVH. Cũng theo cuốn sách này, một cuộc khảo sát được tiến hành năm 2003, lấy mẫu tổng cộng 284 hãng của Nhật Bản, đã phát hiện rằng các TSTT chiếm tới 45,2% kiến thức của công ty được tích lũy trong thời hạn được báo cáo (bao gồm cả kiến thức hệ thống hóa như những kiến thức được định hình trong các tư liệu và kiến thức ngầm không thể được định hình như tập hợp những kỹ năng của con người) (theo số liệu thu thập từ Bộ Khoa học và Công nghệ).

Nếu như trước đây, TSHH vẫn được coi là nhân tố chính tạo nên giá trị doanh nghiệp thì ngày nay, hoàn toàn có thể nói rằng phần lớn giá trị doanh nghiệp là nằm ở TSVH. Nhãn hiệu, thương hiệu, công nghệ, bằng sáng chế, giải pháp hữu ích, bí mật thương mại là những nhân tố sống còn đối với sự thành công của doanh nghiệp. Các công ty hàng đầu trên thế giới đều tập trung nỗ lực quản lý của họ vào TSVH, giảm cơ cấu đầu tư đáng kể từ TSHH sang đầu tư cho TSVH.

Đối với các doanh nghiệp có các TSTT là các sáng chế, giải pháp hữu ích, bí mật thương mại, nhờ vào độc quyền khai thác các đối tượng này, các doanh nghiệp có thể lập chiến lược phân phối và kiểm soát thị trường cho các sản phẩm của mình, tạo dựng và duy trì lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Ngoài ra, nhờ vào các TSTT là các nhãn hiệu, tên thương mại, kiểu dáng công nghiệp, uy tín của doanh nghiệp trong kinh doanh sẽ được bảo vệ do chức năng phân biệt của các đối tượng này. Khi các doanh nghiệp đã xây dựng được cho mình các TSTT có uy tín trên thị trường, bản thân các doanh nghiệp có thể sử dụng các TSTT của mình để góp vốn liên doanh, góp vốn đầu tư mở rộng sản xuất. Một khi các doanh nghiệp lớn mạnh, nền kinh tế, xã hội cũng sẽ lớn mạnh theo.

Có thể thấy với việc ngày càng hiểu rõ giá trị tiềm ẩn của TSTT, các công ty không ngừng tăng cường quản lý và sử dụng các TSTT của mình. Việc tăng cường quản lý và sử dụng đó không chỉ là việc bảo vệ mang tính chất phòng ngừa đơn thuần nhằm chống lại hành vi xâm phạm quyền SHTT mà còn là một công cụ kinh doanh đầy hữu hiệu để tăng lợi thế cạnh tranh và nâng cao hình ảnh cũng như uy tín của công ty trên thị trường. Các cuộc thảo luận về những vấn đề này trên bình diện quốc tế đã bắt đầu xuất hiện, đặc biệt là về phạm vi mà TSTT được xem là một dạng vốn đầu tư mới và một yếu tố mang lại thành công trong kinh doanh.

Ngày nay sự tham gia trực tiếp của trí tuệ vào kết cấu giá trị của sản phẩm, dịch vụ biến các sản phẩm trí tuệ trở thành hàng hóa. Trong khi đó, các đối tượng SHTT lại được coi là yếu tố quan trọng quyết định đến khả năng cạnh

tranh của sản phẩm, dịch vụ trên thị trường, vì vậy yêu cầu đặt ra là phải bảo vệ TSTT nhằm thúc đẩy sáng tạo và khuyến khích cạnh tranh lành mạnh trên thị trường, cân bằng lợi ích giữa chủ sở hữu và xã hội, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước và cũng như quá trình hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Theo Điều 7 Hiệp định TRIPS: "việc bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ sẽ góp phần thúc đẩy cải tiến, chuyển giao và phổ biến công nghệ, mang lại lợi ích cho cả người sáng tạo và người sử dụng công nghệ, cũng như lợi ích kinh tế xã hội nói chung và bảo đảm sự cân bằng giữa quyền và nghĩa vụ" [55].

Ví dụ như tập đoàn có thương hiệu mạnh như Microsoft, tổng giá trị tài sản của tập đoàn Microsoft tính đến ngày 30 tháng 6 năm 2006 là 69,597 tỷ USD, trong đó chỉ tính riêng giá trị thương hiệu Microsoft đã lên tới 54,9 tỷ USD (theo Báo cáo tài chính hàng năm (anual financial report) của microsoft đang tải tại trang chủ http://www.microsoft.com). Theo đánh giá của Millward Brown, thương hiệu Microsoft đứng số một thế giới năm 2006 nhưng năm 2007 thương hiệu này lại bị tụt xuống hạng thứ ba, giá trị thương hiệu bị giảm 11%. Hãy xem giá trị của một số thương hiệu Báo cáo "Brandz top 100" năm 2007 của hãng nghiên cứu Millward Brown như sau:

Bảng 2.1: Giá trị của 10 nhãn hiệu hàng đầu thế giới theo Brandz Top 100 - 2007

Thương hiệu Giá trị

Google 66,4 tỷ USD

General Electric 61,9 tỷ USD

Microsoft 54,9 tỷ USD

Coca-Cola 44,1tỷ USD

China Mobile 41,2 tỷ USD

Marlboro 39,2 tỷ USD

Wal-Mart 36,9 tỷ USD

Citi 33,7 tỷ USD

IBM 33,6 tỷ USD

Toyota 33,4 tỷ USD

Ở đây chúng ta chỉ tính riêng giá trị thương hiệu, đó đã là cả một con số khổng lồ, nếu chúng ta đem so với tổng giá trị tài sản mà một tập đoàn có thể sở hữu, có lẽ nhiều người sẽ phải cảm thấy giật mình về tỷ lệ % giữa TSVH trên tổng giá trị tài sản của một số công ty trên thế giới như sau:

Bảng 2.2: Bảng so sánh giá trị tài sản vô hình trên tổng giá trị tài sản của một số nước trên thế giới năm 1966 và năm 2003

Công ty Năm 1966 Năm 2003

Coca-Cola 76% 81% Gillette 80% 77% Johnson&Johnson 68% 76% PepsiCo 52% 75% Pfizer 59% 78% 3M 77% 78% eBay 91% Amazon 90% Genentech 86% Yahoo 86% Cisco systems 81% Qualcomm 80% Sysco Corp 76% Microsoft 74% Nokia 63%

Nguồn: Victor J. Cook Jr, Competiting for Customers and Capital (28 February 2007) [53].

(Chú thích: Những công ty không có số liệu năm 1966 là bởi ở năm 1966 những công ty này thậm chí chưa tồn tại)

Theo báo cáo "Brandz top 100" của hãng nghiên cứu Millward Brown năm 2010, giá trị của các nhãn hiệu hàng đầu thế giới được định giá và xếp hạng như sau:

Bảng 2.3: Giá trị của 10 nhãn hiệu hàng đầu thế giới theo Brandz Top 100 - 2010

Nhãn hiêu Giá trị (tỉ USD) Giá trị thay đổi so với năm 2009 Google 114,260 14% IBM 86,383 30% Apple 83,153 30% Microsoft 76,344 0% Coca Cola 67,983 1% McDonald’s 66,005 -1% Marlboro 57,047 15% China Mobile 52,616 -145% GE 45,054 -25% Modafone 44,404 -17%

Nguồn: 2010-Brandz Top 100 Report của Millward Brown [52].

Qua những số liệu trên, có thể thấy rằng, TSVH của một công ty trên thế giới đang chiếm một tỷ lệ đa số thậm chí phải nói là rất lớn (như trong trường hợp của eBay và Amazon, lên tới trên 90% giá trị tài sản của công ty). Thực tế có điều này là dễ hiểu với những công ty chuyên về công nghệ kiểu như Microsoft hay eBay, Amazon... bởi giá trị chủ yếu mà họ nắm giữ thường sẽ là những công nghệ, những bằng sáng chế, tên miền, phần mềm máy vi tính, đội ngũ khách hàng, uy tín,... hơn là những gì "hữu hình" như nhà xưởng, hệ thống máy móc... bởi tính chất của loại công việc mà họ thường làm cũng như lĩnh vực công nghệ thông tin đã đưa họ lên vị trí cao. Tuy nhiên chúng ta cũng cần thấy những công ty như Coca-cola hay Gillette, Johnson&Johnson đều là những tập đoàn về sản xuất và bán sản phẩm, lẽ ra theo lẽ thường, họ sẽ cần phải có những nhà xưởng với máy móc hiện đại, hệ thống các chi nhánh, nhà máy trên toàn thế giới, hệ thống phương tiện chuyển phát nhanh,... hay nói cách khác là những TSHH với giá trị lớn. Mặc dù những con số nói trên không phải là tất cả những gì mà các công ty nổi tiếng này sở hữu nhưng nó thường đại diện cho 70% đến 99% tổng số vốn cho công ty họ, ví như

Gillette 80%, Coca-cola 80%... Hơn nữa, có thể nhận thấy một điều đặc biệt nữa là, việc chú trọng tới TSVH đã được các công ty này tiến hành từ rất sớm, từ năm 1966 mà tỷ trọng giá trị TSVH của họ đã cao đến như vậy.

Trung Quốc hiện nay là một thị trường quan trọng của thế giới trong giao dịch TSTT. Ví dụ, năm 2005 tổng cộng đã đăng ký 9.902 hợp đồng nhập khẩu kỹ thuật, tăng 15,1% so với năm trước với tổng kim ngạch lên tới hơn 19 tỷ USD, trong đó phí sử dụng kỹ thuật là hơn 11 tỷ USD. Theo các số liệu thống kê, từ năm 2000 đến nay, phí li xăng các quyền SHCN chiếm khoảng từ 60 đến 80% tổng kinh phí mua kỹ thuật. Ngoài các quyền SHCN ra, các đối tượng SHTT khác cũng được nhập khẩu với số tiền không nhỏ. Ví dụ như năm 2003 đến nay, Trung Quốc đã phải bỏ ra rất nhiều tiền để mua bản quyền, có những phí bản quyền lên đến hàng tỷ USD. Hoặc ví dụ như năm 2006 thông qua các cam kết ngoại giao, Trung Quốc đã phải mua phần mềm từ các công ty của Mỹ với số tiền lên đến 1 tỷ USD [24].

Năm 2005, Quốc Vụ viện của Trung Quốc đã khởi động triển khai ban hành và thực hiện Chiến lược SHTT quốc gia. Năm 2006 các nhà lãnh đạo trung ương yêu cầu phải tăng cường hoạt động thương mại hóa TSTT. Hưởng ứng lời hiệu triệu này, Trung Quốc đã ban hành mới Luật Công ty. Trước khi ban hành luật mới này, quy định về tỷ lệ góp vốn vào công ty bằng TSTT chỉ là 20% vốn đăng ký, nay tăng lên đến 70%, thậm chí không hạn chế tỷ lệ góp vốn bằng TSTT ở các khu công nghiệp phát triển. Luật Công ty năm 2006 của Trung Quốc quy định "Cổ đông có quyền góp vốn bằng tiền, TSTT, quyền sở dụng đất hoặc các tài sản không phải là tiền khác", "giá trị của các tài sản không phải là tiền khi góp vốn phải được định giá và xác định nhưng không được cao hơn hoặc thấp hơn giá trị của nó" và "tổng giá trị vốn góp bằng tiền của tất cả các cổ đông không được thấp hơn 30% vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn"... [54]. Ở các khu công nghiệp phát triển thì quy định còn tiến bộ hơn, không hạn chế tỷ lệ góp vốn bằng TSTT. Quy định pháp luật

và thực tiễn đã nâng cao tầm quan trọng của TSTT, tạo ra những điều kiện căn bản cho việc phát triển hoạt động định giá TSTT.

Chính phủ Trung Quốc cùng với các hiệp hội quản lý ngành nghề đã sớm đưa ra những văn bản mang tính quy phạm cho hoạt động định giá TSTT. Đến nay, Quốc Vụ viện, Bộ Tài chính đã ban hành các văn bản pháp luật như: "Các biện pháp quản lý định giá tài sản quốc hữu", "Một số quy định liên quan đến vấn đề quản lý hoạt động định giá tài sản quốc hữu", "Các biện pháp xử phạt hành vi vi phạm trong hoạt động định giá tài sản quốc hữu", "Các biện pháp quản lý công tác phê duyệt tổ chức định giá tài sản", "Các nguyên tắc cơ bản của định giá tài sản", "Các nguyên tắc cơ bản của đạo đức hành nghề định giá tài sản", "Các chuẩn mực định giá tài sản - tài sản vô hình". Hiệp hội định giá tài sản của Trung Quốc cũng ban hành "Các ý kiến hướng dẫn định giá giá trị của doanh nghiệp (tạm thời)". Cùng với việc từng bước hoàn thiện văn bản pháp luật, hoạt động định giá tài sản vô hình của Trung Quốc đã có những bước phát triển đáng kể. Hiện nay, Trung Quốc đã có hơn 10 văn phòng chuyên định giá tài sản vô hình. Ngoài ra, hơn 3800 văn phòng định giá tổng hợp cũng thực hiện hoạt động định giá tài sản vô hình, với gần 60.000 người làm công tác này, trong đó có hơn 20.000 người đã được cấp thẻ hành nghề định giá. Về thực tiễn nghiệp vụ, chủ yếu là tiến hành định giá với quy mô nhỏ do các doanh nghiệp đưa ra yêu cầu, thường ít đề cập tới các phân tích kỹ thuật và các định giá đối với tài sản trị tuệ mang tính thương mại.

Tháng 4 năm 2006, Bộ Tài chính và Cơ quan SHTT Nhà nước Trung Quốc đã cùng ban hành "Thông báo về một số vấn đề liên quan đến tăng cường công tác quản lý định giá TSTT". Văn bản này quy định về các trường hợp phải định giá TSTT: Căn cứ theo điều 27 Luật Công ty, các trường hợp sử dụng TSTT để góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần, thế chấp TSTT mà không có giá tham chiếu trên thị trường, thì phải yêu cầu định giá; các cơ quan hành chính phát mại, chuyển nhượng, trao đổi

TSTT, các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi cơ cấu, hợp nhất, chia tách, giải thể, đầu tư, chuyển nhượng, trao đổi, phát mại, trả nợ… có yếu tố liên quan đến TSTT; doanh nghiệp nhà nước thu mua hoặc trao đổi để lấy TSTT từ các doanh nghiệp ngoài nhà nước, hoặc nhận góp vốn bằng TSTT của các doanh nghiệp ngoài nhà nước, doanh nghiệp nhà nước muốn cho các công ty, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân nước ngoài sử dụng TSTT mà trên thị trường không có giá trị tham chiếu; các hoạt động tố tụng tại tòa án, cơ quan trọng tài hoặc theo yêu cầu của đương sự có liên quan đến TSTT…

Thông báo này còn quy định việc định giá TSTT phải được tiến hành bởi các tổ chức định giá tài sản do Bộ Tài chính phê chuẩn. Các tổ chức định giá này trong quá trình thực hiện hoạt động nghiệp vụ của mình có thể mời các chuyên gia về sáng chế, nhãn hiệu, bản quyền… hỗ trợ về mặt chuyên môn, nhưng không vì thế mà được giảm nhẹ trách nhiệm pháp lý cho những cán bộ làm công tác định giá. Để tăng cường hoạt động này, Bộ Tài chính và Cơ quan SHTT Nhà nước Trung Quốc thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn về định giá TSTT, tổ chức thi sát hạch và cấp chứng chỉ, đảm bảo chất lượng đào tạo, không ngừng nâng cao năng lực và trình độ cho các cán bộ chuyên trách định giá TSTT.

Ở Trung Quốc cũng như hầu hết ở các quốc gia khác, không có một công thức chung cho việc định giá TSTT, mà thường chỉ đưa ra những nguyên tắc chung. Việc phân tích, định giá một TSTT cần phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, dựa vào đối tượng được định giá, mục đích của việc định giá để đưa ra phương thức phù hợp nhất. Ngoài ra, các nội dung trong báo cáo định giá luôn được xem xét một cách kỹ lưỡng xem phần nào có thể công khai, phần nào không được công khai để tránh tiết lộ thông tin. Chính phủ Trung Quốc đã sớm quy định những nguyên tắc cơ bản đối với hoạt động định giá tài sản, đó là phải tuân thủ tính chân thực, tính khoa học và tính khả

Một phần của tài liệu Góp vốn kinh doanh bằng tài sản trí tuệ trong Pháp luật Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 57 - 66)