HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VÀ CÁC THIẾT CHẾ KINH TẾ, XÃ HỘ

Một phần của tài liệu Góp vốn kinh doanh bằng tài sản trí tuệ trong Pháp luật Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 112 - 113)

TẾ, XÃ HỘI

Hoàn thiện các quy định của pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cũng như pháp luật về góp vốn kinh doanh bằng TSTT, định giá TSTT là cần thiết, nhằm mục đích tạo điều kiện tốt hơn cho các doanh nghiệp Việt Nam chủ động trong việc xây dựng, khai thác TSTT một cách hiệu quả, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ như hiện nay. Loại bỏ và hạn chế những hành vi trục lợi, không trung thực, đồng thời khuyến khích những nhà doanh nghiệp trung thực, có tâm huyết bỏ vốn kinh doanh. Để thực hiện được ý tưởng này đòi hỏi sự quản lý vĩ mô và kiểm soát các hoạt động của doanh nghiệp có hiệu quả. Để tránh tình trạng can thiệp tùy tiện bằng các biện pháp hành chính của các cơ quan chức năng, vấn đề đặt ra là cùng với hoàn thiện các quy định về của LDN phải đồng thời hoàn thiện các đạo luật khác như BLDS, Luật SHTT, LĐT, kế toán, thuế... sao cho tính công bằng và bình đẳng, tất cả các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau được đối xử không thiên vị hay kém thuận lợi hơn trong lĩnh vực đầu tư, nộp thuế, tiêu thụ sản phẩm, tiếp cận nguồn vốn cũng như công nghệ khoa học kỹ thuật và giải quyết tranh chấp.

Hoàn thiện hệ thống pháp luật không là chưa đủ, ngày nay ở các nước công nghiệp phát triển cho thấy các thiết chế xã hội và kinh tế ngày càng tham gia vào quản lý xã hội nói chung, các hoạt động kinh tế nói riêng một cách có hiệu quả. Sự hiệu quả của các thiết chế này một mặt làm giảm bộ máy quan liêu hành chính, giảm gánh nặng chi tiêu ngân sách của nhà nước, các cơ quan quản lý chỉ giải quyết những lĩnh vực không thể xã hội hóa được, mặt khác khi các thiết chế này tham gia vào quản lý xã hội và nhà nước nó hạn chế tính độc quyền, tư tưởng áp đặt của các cơ quan quản lý, hạn chế sự tham nhũng.

Các thiết chế kinh tế nhìn chung hoạt động như những doanh nghiệp sinh lời trong cơ chế cạnh tranh, do đó để tồn tại các thiết chế này phải ngày càng hoàn thiện tính chuyên nghiệp trong quá trình tham gia quản lý xã hội và kinh tế tốt hơn.

Hoàn thiện các quy định của LDN nói chung, các quy định pháp lý về góp vốn nói riêng, trong đó có cả các quy định về góp vốn bằng TSTT cần tiến hành đồng thời với việc hoàn thiện các thiết chế xã hội, kinh tế như kế toán doanh nghiệp, tư vấn, luật sư, tổ chức định giá và các tổ chức trọng tài giải quyết các tranh chấp thương mại.

Việc hoàn thiện các thiết chế này cần thực hiện theo hướng tạo lập hành lang pháp lý cho các thiết chế này hoạt động như những tổ chức độc lập, chịu trách nhiệm pháp lý trước pháp luật về sự trung thực, chính xác về các hoạt động tham gia vào quản lý xã hội, kinh tế và hoạt động theo cơ chế cạnh tranh. Điều đó đòi hỏi Nhà nước phải tham gia mạnh mẽ hơn nữa vào các hoạt động xây dựng và phát triển TSTT của các tổ chức, cá nhân. Sự tham gia đó không chỉ dừng lại ở phạm vi ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và tham gia các điều ước quốc tế để bảo đảm bảo hộ đầy đủ và hiệu quả các TSTT mà cả dưới hình thức hỗ trợ tài chính, xây dựng chính sách, tuyên truyền, đào tạo nhân sự, quản lý, thương mại hóa TSTT v.v... cho các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Góp vốn kinh doanh bằng tài sản trí tuệ trong Pháp luật Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 112 - 113)