Vốn góp kinh doanh bằng tài sản trí tuệ

Một phần của tài liệu Góp vốn kinh doanh bằng tài sản trí tuệ trong Pháp luật Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 28 - 31)

Vốn là điều kiện không thể thiếu được để một doanh nghiệp được thành lập và tiến hành các hoạt động sản xuất - kinh doanh. Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp tự chủ và tùy thuộc vào hình thức sở hữu doanh nghiệp mà quyền tự chủ trong kinh doanh được mở rộng trong mức độ cho phép. Trên bình diện tài chính, mỗi doanh nghiệp tự tìm kiếm nguồn vốn trên thị trường và tự chủ trong việc sử dụng vốn. Nhu cầu về vốn của doanh nghiệp được thể hiện ở khâu thành lập doanh nghiệp, trong chu kì kinh doanh và khi mở rộng đầu tư kinh doanh. Giai đoạn nào doanh nghiệp cũng có nhu cầu về vốn.

Trước hết, vốn là tiền đề cho sự ra đời của doanh nghiệp. Về phía Nhà nước, bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng phải đăng ký vốn điều lệ nộp cùng hồ sơ xin đăng ký kinh doanh. "Vốn điều lệ theo pháp luật được hiểu là số

vốn góp và cam kết sẽ góp vốn của các thành viên tham gia góp vốn trong một thời gian nhất định ghi vào điều lệ công ty" [35, khoản 6 Điều 4]. Vốn điều lệ được đưa ra theo ý chí chủ quan của các thành viên tham gia góp vốn, nhưng ý chí chủ quan này lại là sự phản ánh khách quan vì một công ty cần vốn điều lệ là bao nhiêu phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh, khả năng tài chính của các thành viên tham gia góp vốn, khả năng vay nợ sau khi công ty được thành lập. Vốn đầu tư ban đầu này sẽ là một trong những cơ sở quan trọng để cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét liệu doanh nghiệp có tồn tại trong tương lai được không và trên cơ sở đó, sẽ cấp hay không cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Pháp luật các nước (hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa) thường quy định vốn tối thiểu phải có để thành lập doanh nghiệp đối với từng ngành, nghề gọi là vốn pháp định. Khoản 7 Điều 4 LDN năm 2005 cũng quy định "Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp" [35].

Về phía doanh nghiệp, vốn điều lệ sẽ là nền móng cho doanh nghiệp đặt những viên gạch đầu tiên cho sự hình thành của doanh nghiệp trong hiện tại và phát triển trong tương lai. Nếu nền móng vững chắc, vốn điều lệ càng lớn thì doanh nghiệp càng có cơ hội phát triển. Vốn thấp, nền móng yếu, doanh nghiệp phải đấu tranh với sự tồn tại của mình và dễ rơi vào tình trạng phá sản. Nói tóm lại, vốn là lượng tiền đại diện cho yếu tố đầu vào của doanh nghiệp. Có yếu tố đầu vào doanh nghiệp mới tiếp tục sản xuất kinh doanh. Trong giai đoạn sản xuất, doanh nghiệp phải trả lương công nhân viên, chi phí bảo trì máy móc… Thành phẩm khi chưa bán được cũng cần đến vốn của doanh nghiệp. Khách hàng khi chưa thanh toán ngay cũng chiếm dụng vốn của doanh nghiệp. Do vậy, khai thác các nguồn vốn và hội tụ nó lại để sử dụng có hiệu quả cho những chiến lược lớn lao là bài toán quyết định thành công cho bất cứ một cá nhân, một doanh nghiệp hay một quốc gia nào.

Xét về khía cạnh tài chính, vốn là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản của doanh nghiệp được sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm

mục đích sinh lời. Xét về hình thái biểu hiện, vốn kinh doanh trong các doanh nghiệp có thể là vốn hữu hình bao gồm tiền, các loại giấy tờ có giá và những tài sản biểu hiện bằng hiện vật khác như đất đai, nhà xưởng hoặc là vốn vô hình là giá trị những TSVH như: vị trí địa lý của doanh nghiệp, bí quyết và công nghệ chế tạo sản phẩm, mức độ uy tín của nhãn hiệu sản phẩm trên thị trường … Trong đó, vốn vô hình, trong đó có vốn góp bằng giá trị TSTT cũng đóng góp vai trò quan trọng trong việc tạo khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Vì thế, pháp luật cho phép các thành viên có thể góp vốn bằng tiền, vật tư, máy móc, thiết bị, nhà xưởng và cả bí quyết kỹ thuật hoặc khả năng uy tín kinh doanh, quyền SHTT.... Tất nhiên, khi góp vốn, những tài sản đó phải được lượng hóa để quy về một cùng giá trị nhất định.

Nhìn chung, pháp luật của các nước hiện nay đều nghi nhận TSTT là tài sản hợp pháp và được nhà nước bảo hộ, chủ sở hữu được quyền đem TSTT đi góp vốn trong hoạt động đầu tư, kinh doanh. Tài sản góp vốn là TSHH hay TSVH (trong đó, gồm cả TSTT) đều phải có giá trị và được phép lưu thông trong các giao dịch dân sự. Điều kiện cần và đủ để một người đem một tài sản lưu thông có điều kiện làm tài sản góp vốn vào doanh nghiệp là người góp vốn và doanh nghiệp nhận vốn góp đều là đối tượng được phép sở hữu tài sản đó. Khi đem TSTT góp vốn, tài sản góp vốn phải thuộc quyền sở hữu của thành viên tham gia góp vốn. Nếu tài sản góp vốn là tài sản thuộc sở hữu chung của thành viên tham gia góp vốn với các chủ sở hữu khác thì phải có thỏa thuận của các chủ sở hữu chung. Tài sản đang có tranh chấp không thể đem làm tài sản góp vốn.

Tài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền SHTT, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác khác...nhưng phải được ghi trong Điều lệ công ty với tư cách là vốn góp của các thành viên góp vốn theo tỷ lệ đã được thống nhất từ trước. LDN năm 2005 cũng như LĐT năm 2005 đều cho phép nhà đầu tư được quyền góp vốn bằng giá trị quyền SHTT với tư cách là một loại TSVH để tiến

hành các hoạt động đầu tư, kinh doanh (Điều 4 LDN và Điều 3 LĐT năm 2005). Theo đó, "quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ" [17, Điều 5].

Một phần của tài liệu Góp vốn kinh doanh bằng tài sản trí tuệ trong Pháp luật Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)