trí tuệ và Bộ luật Dân sự
BLDS cũng như Luật SHTT năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật SHTT năm 2009 chưa đưa ra định nghĩa thế nào là TSTT, mới đưa ra khái niệm quyền SHTT là quyền của các tổ chức cá nhân đối với TSTT, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng. Tuy nhiên, thế nào là TSTT lại phải được hiểu thông qua khái niệm quyền SHTT. Do đó, định nghĩa TSTT cần thiết phải quy định trong Luật SHTT.
Ngoài ra, khái niệm "thương hiệu" do chủ sở hữu sử dụng để góp vốn đầu tư, thường được đề cập trong quản trị doanh nghiệp còn "nhãn hiệu" là thuật ngữ pháp lý đã được quy định tại Luật SHTT (Điều 4, Luật SHTT).
Thực tiễn cho thấy hai khái niệm này đang được sử dụng lẫn lộn do pháp luật thực định thiếu vắng các quy định liên quan đến thương hiệu cũng như cơ chế pháp lý đối với thương hiệu.
Theo Luật SHTT 2005 quy định tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hóa do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp. Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của Cục SHTT theo thủ tục đăng ký. Đối với nhãn hiệu nổi tiếng (nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam) thì quyền sở hữu được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký. Như vậy, khi chủ sở hữu nhãn hiệu được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu của mình thì trở thành chủ sở hữu nhãn hiệu đó mới có quyền chuyển nhượng quyền sở hữu này hoặc có quyền chuyển giao (trong đó có phương thức góp vốn) quyền sử dụng nhãn hiệu đó cho bất kỳ đối tượng nào khác nếu có nhu cầu. Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia góp vốn sẽ bị ràng buộc theo những nội dung thỏa thuận trong hợp đồng được ký giữa các bên. Do đó, pháp luật cần quy định những nội dung cơ bản của hợp đồng góp vốn, trong đó bao gồm cả hợp đồng góp vốn bằng TSTT làm cơ sở để giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa các bên tham gia góp vốn.