Trách nhiệm pháp lý về những khoản nợ và chi phí trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Góp vốn kinh doanh bằng tài sản trí tuệ trong Pháp luật Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 42)

quá trình hoạt động của doanh nghiệp

Trong đời sống thực tế, trước khi một doanh nghiệp được thành lập, thì những nhà đầu tư (sáng lập viên công ty) đã có những ý tưởng cho sự ra đời của nó. Trước khi thành lập doanh nghiệp, nhà đầu tư đã phải bỏ một khoản phí

tổn về công sức cũng như một lượng vật chất nhất định như chi phí về nghiên cứu thị trường, tư vấn đầu tư, khách hàng, tham quan để nghiên cứu thiết bị và công nghệ cho dây chuyền sản xuất, chi phí thành lập doanh nghiệp v.v... Thường thì những bước chuẩn bị ban đầu để thành lập một công ty, nhà đầu tư không thể một mình làm được tất cả, họ phải thông qua các công ty tư vấn, kiểm toán, các chuyên gia trong lĩnh vực liên quan… để nắm bắt thông tin và đi đến quyết định. Để có được sự thành công, hầu hết các doanh nghiệp được thành lập đều gắn liền với quá trình chuẩn bị trước đó, trong đó có vấn đề về vốn và góp vốn. Nhìn dưới khía cạnh kinh doanh, việc đăng ký kinh doanh của một doanh nghiệp là công việc tiếp theo của một quá trình trước đó và chúng có mối liên hệ biện chứng với nhau. Về mặt thời gian, thời điểm góp vốn thường được thực hiện trước khi doanh nghiệp đi vào hoạt động kinh doanh. Thực tế đã cho thấy những chi phí trước sản xuất, kinh doanh (trước khi doanh nghiệp được đăng ký kinh doanh) cũng rất quan trọng và cần thiết cho việc tạo lập những cơ sở đi đến tính khả thi và hoạt động có hiệu quả của doanh nghiệp sau này. Mặc dù những chi phí này bỏ ra nhưng không phải lúc nào cũng dẫn đến việc doanh nghiệp được thành lập.

Một vấn đề khác đặt ra là công ty không được thành lập nhưng có sự tranh chấp về tài sản giữa một trong các thành viên có cùng mục đích thành lập công ty với người thứ ba. Quy định nào giải quyết vấn đề này? Theo Khoản 3 Điều 14 LDN 2005, trường hợp doanh nghiệp không được thành lập thì người ký kết hợp đồng phục vụ cho việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp trước khi đăng ký kinh doanh chịu trách nhiệm hoặc liên đới chịu trách nhiệm tài sản về việc thực hiện hợp đồng đó.

Có hai trường hợp có thể xảy ra. Trường hợp thứ nhất, nếu một hay một số thành viên có cùng mục đích tham gia thành lập công ty được sự ủy quyền của cả nhóm ký kết hợp đồng với người thứ ba cho mục đích thành lập công ty thì các thành viên còn lại có nghĩa vụ liên đới. Trường hợp thứ hai

xảy ra nếu một trong các thành viên giao kết một giao dịch dân sự với người thứ ba mà không được sự ủy quyền của cả nhóm nhưng việc giao kết giao dịch dân sự này vì mục đích thành lập công ty thì trước tiên người tham gia giao dịch đó phải có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ với người thứ ba, sau đó có quyền yêu cầu các thành viên còn lại hoàn trả những chi phí mà mình đã bỏ ra, nhưng đồng thời người đó phải có nghĩa vụ chứng minh rằng việc tham gia giao kết vì mục đích thành lập công ty và phù hợp với ý chí của các thành viên còn lại, để giải quyết sự việc này có thể áp dụng quy định tại Chương IV BLDS 2005 "Giao dịch dân sự". Như vậy, để giải quyết các tranh chấp về những chi phí tài sản, vật chất hay công việc đã thực hiện vì mục đích thành lập công ty nhưng công ty không được thành lập được dựa trên nguyên tắc cơ bản của luật dân sự: tự do ý chí, bình đẳng, tự nguyện và tự định đoạt và các quy định của BLDS được áp dụng để giải quyết các tranh chấp.

Trong trường hợp công ty được thành lập, điều này được dựa trên những nguyên nhân chủ quan và khách quan sau: các sáng lập viên công ty có sự thống nhất ý chí cho việc thành lập công ty, những nghiên cứu về thị trường, công nghệ, khả năng tài chính cho thấy việc thành lập công ty là khả thi. Khi công ty được thành lập sẽ có sự chuyển quyền sở hữu đối với tài sản góp vốn của các thành viên tham gia thành tài sản của công ty, đồng thời những chi phí về tài sản, vật chất và công việc đã thực hiện có thể được tính thành tài sản góp vốn của các thành viên công ty thể theo điều lệ công ty. Do vậy, "trường hợp doanh nghiệp được thành lập thì doanh nghiệp là người tiếp nhận quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng đã ký kết bởi các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc người đại diện theo ủy quyền phục vụ cho việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp khi đăng ký kinh doanh" [35, Khoản 2 Điều 14].

Việc các thành viên có cùng mục đích thành lập công ty được dựa trên các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự là tự do ý chí, tự nguyện và bình đẳng. Do đó, khi công ty được thành lập, sẽ có sự chuyển quyền sở hữu đối

với tài sản góp vốn của các thành viên tham gia thành tài sản của công ty, đồng thời những chi phí về tài sản, vật chất và công việc đã thực hiện có thể được tính thành tài sản góp vốn của các thành viên công ty theo điều lệ công ty. Công ty sẽ là người tiếp nhận các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ các giao dịch dân sự đã được ký kết bởi các thành viên sáng lập vì mục đích thành lập công ty. Nếu tranh chấp không thể tự giải quyết trên cơ sở tự thỏa thuận, tự định đoạt thì có thể đưa ra giải quyết tại tòa án. Những sáng lập viên đã thực hiện những công việc hay những khoản chi phí về tài sản vì mục đích thành lập công ty phải có nghĩa vụ chứng minh về những công việc hoặc những chi phí đã bỏ ra để được hoàn trả, trước đó họ là một nguyên đơn dân sự, những chứng cứ cho những chi phí về tài sản hoặc công việc được thực hiện vì mục đích thành lập công ty là: hóa đơn, hợp đồng công việc đã làm… và phải là những chi phí về tài sản hoặc công việc thực hiện đã được sự thỏa thuận từ trước hay phù hợp với ý chí của các thành viên, phải hợp pháp, công khai và tính được giá trị. Khi công ty được thành lập, nếu có tranh chấp về góp vốn kinh doanh thì những nguyên tắc và các quy định của BLDS cũng như hợp đồng góp vốn và điều lệ công ty là cơ sở để áp dụng giải quyết, chi phí về vật chất, tài sản, công việc đã thực hiện được tính vào vốn góp vào công ty và trong trường hợp không đạt sự thống nhất ý chí giữa các thành viên trong công ty thì cần có phán quyết của tòa án rằng chi phí đã bỏ ra, công việc đã thực hiện là vì mục đích thành lập, hoạt động của công ty.

Một vấn đề nữa đặt ra là sau khi công ty đã được thành lập đi vào hoạt động kinh doanh, do đòi hỏi của thị trường, công ty cần mở rộng sản xuất, điều này dẫn đến việc công ty cần tăng vốn kinh doanh, việc tăng vốn có thể thực hiện bằng cách công ty vay vốn, trích từ các quỹ của công ty hoặc các thành viên góp thêm vốn, hay tăng số lượng thành viên. Việc tăng vốn của công ty sau khi công ty được thành lập bằng cách tăng thêm số lượng thành viên hoặc các thành viên góp thêm vốn có sự khác biệt so với thời điểm góp

vốn khi công ty chưa được thành lập vì khi công ty đã đựơc thành lập thì các quan hệ về góp vốn chủ sở hữu chủ yếu sẽ được điều chỉnh bởi các quy định của điều lệ công ty.

Một phần của tài liệu Góp vốn kinh doanh bằng tài sản trí tuệ trong Pháp luật Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)