0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Nguyên tắc định giá tài sản trí tuệ khi góp vốn

Một phần của tài liệu GÓP VỐN KINH DOANH BẰNG TÀI SẢN TRÍ TUỆ TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM LUẬN VĂN THS. LUẬT (Trang 37 -37 )

Khi góp vốn nếu tài sản góp vốn là giá trị TSTT thì việc định giá tài sản góp vốn là bắt buộc vì tài sản không phải là tiền hoặc ngoại tệ tự do

chuyển đổi nhưng có thể quy ra tiền. Sự minh bạch, rõ ràng của một công ty bắt đầu từ công việc định giá tài sản góp vốn. Định giá tài sản một cách chính xác, hợp lý là cơ sở cho sự nhất trí, đồng tình của các thành viên trong quá trình góp vốn, tránh được những tranh chấp xảy ra. Bên cạnh đó nó cũng góp phần vào bảo vệ chủ nợ, khách hàng, quyền lợi của các thành viên tham gia góp vốn, thuận tiện cho các cơ quan quản lý và tính hợp pháp của công ty.

Trong một công ty, vốn góp của các thành viên nhiều hay ít sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của họ, quyền được chia lợi nhuận theo tỷ lệ góp vốn, quyền được tham gia và đưa ra các quyết định quan trọng của công ty về đầu tư, phương hướng hoạt động kinh doanh, tổ chức và điều hành v.v... Do đó việc định giá tài sản góp vốn cần tuân thủ nguyên tắc là phải được sự thông qua và nhất trí của các thành viên góp vốn. Khi chưa có sự thông qua và nhất trí của các thành viên tham gia góp vốn về tài sản góp vốn của một thành viên góp vốn, thành viên đó không thể trở thành thành viên của công ty. Nhưng thực tế không phải tất cả các thành viên góp vốn đều có thể hiểu biết chuyên môn để định giá chính xác giá trị tài sản góp vốn, việc các thành viên góp vốn thống nhất thuê một tổ chức độc lập định giá tài sản góp vốn là hoàn toàn hợp lý. Việc định giá tài sản góp vốn không những ảnh hưởng đến quyền lợi của các thành viên tham gia góp vốn mà còn ảnh hưởng đến chủ nợ, khách hàng và Nhà nước. Một khi các tài sản góp vốn không đúng giá trị thực của nó, ví như khai tăng một cách bất hợp lý giá trị của tài sản góp vốn sẽ có lợi cho các thành viên công ty nhưng phương hại đến khách hàng, chủ nợ và Nhà nước. Do đó đối với một số tài sản cơ quan quản lý nhà nước có quyền trưng cầu định giá lại nếu thấy giá cao một cách bất hợp lý, các thành viên tham gia góp vốn chịu trách nhiệm về tính chính xác trung thực của việc định giá tài sản góp vốn nếu việc định giá được thực hiện bởi chính họ, trường hợp các thành viên tham gia góp vốn thuê tổ chức độc lập định giá, thì tổ chức đó chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực. Ở một số nước, vốn điều lệ luôn được xác nhận của các cơ quan kiểm toán và cơ quan này chịu trách nhiệm về tính

trung thực của việc xác nhận, điều này có ý nghĩa tích cực, đảm bảo được tính rõ ràng, trung thực và minh bạch của các hoạt động kinh doanh, bảo vệ lợi ích của chính các thành viên tham gia góp vốn, khách hàng, chủ nợ và Nhà nước.

Thời điểm nào là thời điểm định giá tài sản góp vốn? Thông thường, việc định giá được thực hiện trước khi công ty được thành lập nhưng khi công ty đã được thành lập, kết nạp thêm thành viên thì việc định giá có thể xảy ra sau khi công ty được thành lập. Để cho việc góp vốn rõ ràng, minh bạch, thuận tiện cho việc hạch toán kinh tế và lập các báo cáo tài chính của công ty sau này, cũng như hạn chế việc tranh chấp xảy ra, các thành viên góp vốn cần có thỏa thuận rõ ràng về việc định giá tài sản góp vốn, hợp lý nhất là họ thuê một tổ chức độc lập định giá tài sản góp vốn, tổ chức này phải chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của việc định giá.

Khi thành lập doanh nghiệp, người có quyền định giá là tất cả các thành viên, cổ đông sáng lập và định giá theo nguyên tắc nhất trí. Trong trường hợp công ty đang hoạt động, khi có yêu cầu thành viên mới góp vốn vào công ty hoặc khi có yêu cầu định giá lại tài sản góp vốn, người định giá phải là Hội đồng thành viên công ty TNHH hoặc là Hội đồng quản trị công ty cổ phần. Điều 30 LDN 2005 quy định việc định giá do doanh nghiệp và người góp vốn thỏa thuận định giá hoặc do một tổ chức chuyên nghiệp định giá. Trường hợp tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá thì tài sản góp vốn phải được người góp vốn và doanh nghiệp chấp thuận. Nếu tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập liên đới chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bằng số chênh lệch giữa giá trị được định và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá. Do vậy, việc định giá này Luật không bắt buộc phải có xác nhận của cơ quan nhà nước hoặc công chứng. Trong trường hợp các bên định giá cao hơn so với giá thực tế tại thời điểm góp vốn thì người góp vốn và người định giá phải góp đủ số vốn như đã được định giá. Nếu gây thiệt hại cho người khác thì phải liên đới chịu

trách nhiệm bồi thường. Quy định này nhằm đảm bảo quyền lợi của các thành viên tham gia góp vốn cũng như của các bên liên quan đến doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu GÓP VỐN KINH DOANH BẰNG TÀI SẢN TRÍ TUỆ TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM LUẬN VĂN THS. LUẬT (Trang 37 -37 )

×