DIỄN RA TẠI VIỆT NAM NHƯNG CÕN GẶP RẤT NHIỀU TRỞ NGẠI VÌ CHƯA CÓ ĐỦ HÀNH LANG PHÁP LÝ
Khi đã tham gia góp vốn vào doanh nghiệp, giá trị TSTT được ghi nhận là tài sản dài hạn và được tính vào vốn điều lệ của doanh nghiệp nhận góp vốn, là cơ sở để phân chia lợi nhuận, chi trả cổ tức. Doanh nghiệp nhận góp vốn có trách nhiệm theo dõi quản lý, nhưng không trích khấu hao đối với phần vốn góp bằng TSTT. Lãi, lỗ, cổ tức được chia từ phần vốn góp bằng TSTT, sau khi thực hiện nghĩa vụ thuế, doanh nghiệp được hạch toán và phân chia theo quy định hiện hành.
Tại Việt Nam đã có một số trường hợp góp vốn bằng thương hiệu rất điển hình. Thực tế giám sát cho thấy nhiều thương hiệu nổi tiếng đã được định đoạt tương đối dễ dàng nhưng không theo một quy tắc nào cả và thường là do quyết định của cấp có thẩm quyền phê duyệt giá trị doanh nghiệp. Đơn cử như thương hiệu VINACONEX được Bộ Xây dựng thống nhất tính là 100 tỉ đồng trong khi cổ phần hóa toàn bộ Tổng Công ty VINACONEX, thương hiệu VINACAFE của Công ty Cà phê Biên Hòa được định giá 5 tỉ đồng, còn thương hiệu VINASHIN được tính bằng 30% vốn điều lệ của bất kỳ công ty thành viên hay liên kết của Tập đoàn Công nghiệp tàu Thủy. Hơn nữa, có ý kiến lo ngại rằng trong quá trình thương hiệu được góp vốn, nhiều khi bản thân các thương hiệu không giữ được uy tín ổn định một thời gian dài, thậm chí có không ít các thương hiệu đã bị giảm sút về uy tín làm ăn, giảm uy tín với khách hàng, giá trị doanh nghiệp bị giảm mạnh… sẽ ảnh hưởng đến các
bên có quyền khai thác thương hiệu đó. Có nhiều ý kiến cho rằng tình trạng một số tổng công ty mang thương hiệu góp vốn với nhiều đối tác trong nhiều lĩnh vực không được đánh giá cao cũng có thể làm loãng giá trị thương hiệu. Dưới đây là một số tình huống điển hình của việc góp vốn bằng TSTT của doanh nghiệp nước ta.