Các nước xã hội chủ nghĩa còn lại tiến hành cải cách, đổi mới, đạt được những thành tựu to lớn

Một phần của tài liệu Chủ nghĩa mac lênin (Trang 158 - 159)

III. TRIỂN VỌNG CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘ

b.Các nước xã hội chủ nghĩa còn lại tiến hành cải cách, đổi mới, đạt được những thành tựu to lớn

thành tựu to lớn

Sau chấn động của sự kiện Liên Xô – Đông Au, những người Cộng sản và lực lượng xã hội chủ nghĩa trên thế giới đều suy ngẫm và tổng kết bài học kinh nghiệm của phong trào xã hội chủ nghĩa trước đây, nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn để khôi phục phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Các nước xã hội chủ nghĩa còn lại đã tiến hành cải cách, đổi mới để tìm ra mô hình mới của Chủ nghĩa xã hội.

Ở Trung Quốc, thành công lớn nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong những năm cải cách, mở cửa vừa qua là đã từng bước xây dựng được một mô hình xã hội chủ nghĩa mang đặc sắc Trung Quốc (Dựa trên Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Mao Trạch Đông, lý luận Đặng Tiểu Bình). Xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa đa sở hữu trong đó quốc hữu giữ vai trò chủ thể.

Thành tựu nổi bật nhất của Trung Quốc là trên lĩnh vực kinh tế với tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới (GDP tăng mỗi năm từ 9 š 10%). Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 trên thế giới (Chỉ sau Mỹ, Nhật, Đức). Chính trị – xã hội ổn định.

Ở Việt Nam, trong công cuộc đổi mới, Đảng ta đã kiên định mục tiêu xã hội chủ nghĩa.

- Về mặt kinh tế-xã hội: phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đa dạng hóa hình thức phân phối, coi trọng phân phối theo lao động, đảm bảo quyền kinh doanh bình đẳng cho mọi loại hình doanh nghiệp ; phát triển đồng bộ các loại thị trường từ hàng hóa đến dịch vụ, thị trường chứng khoán; thực hiện các chương trình phúc lợi xã hội rộng lớn, xóa đói giảm nghèo, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái.

- Về mặt chính trị-xã hội : Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa tương đồng với hệ thống pháp luật hiện đại, phù hợp với những cam kết quốc tế; giảm dần sự can thiệp vi mô, can thiệp vào hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, gia tăng quản lý vĩ mô, sự phân quyền cho các địa phương; Thực hiện dân chủ, đặc biệt là ở các cơ sở theo hướng công khai, minh bạch, gia tăng sự giám sát của các cấp, của công luận, của Quốc hội, của Hội đồng nhân dân các cấp, của các tổ chức xã hội, tinh giảm bộ máy và biên chế…

+ Xây dựng các tổ chức xã hội phi chính phủ đa dạng gồm; các hội nghề nghiệp, văn hóa, tôn giáo, xã hội… các tổ chức này ngày càng có vai trò to lớn trong các lĩnh vực mà Nhà nước không với tay tới như từ thiện, cứu trợ người nghèo v.v…

+ Hội nhập quốc tế sâu rộng, tham gia vào hầu hết các tổ chức quốc tế: Liên hợp quốc, các tổ chức khu vực, đặc biệt là gia nhập WTO, trở thành những quốc gia tích cực trong hội nhập ASEAN, APEC.

+ Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước trên tất cả các mặt. Sự lãnh đạo của Đảng đang được đổi mới theo hướng khoa học, dân chủ và hiệu quả hơn. Công cuộc đổi mới đất nước đã đạt được những thành tựu rất quan trọng, được quốc tế thừa nhận. Tình hình kinh tế – xã hội có bước chuyển biến tích cực, tạo thế đi lên và khẳng định con đường đang đi là đúng.

Các nước xã hội chủ nghĩa khác như Cu Ba, Lào trong công cuộc đổi mới cũng bước đầu đạt được những thành tựu quan trọng về kinh tế, xã hội, chính trị.

Các nước xã hội chủ nghĩa còn lại, sau khi vượt qua những thử thách gay gắt của cuộc khủng hoảng, đã ra sức tìm tòi mô hình xã hội chủ nghĩa phù hợp với hoàn cảnh và đặc điểm của nước mình. Đó cũng là sự đóng góp phát triển để làm phong phú thêm những nguyên lý của Chủ nghĩa Mác-Lênin.

Một phần của tài liệu Chủ nghĩa mac lênin (Trang 158 - 159)