NHỮNG QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT 1 Định nghĩa

Một phần của tài liệu Chủ nghĩa mac lênin (Trang 36 - 40)

1. Định nghĩa

Quy luật là mối liên hệ bản chất, tất nhiên, phổ biến và lặp đi lặp lại giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt trong cùng một sự vật và hiện tượng.

Có nhiều quy luật vận động trong thế giới khách quan. Có những quy luật chỉ tác động trong một lĩnh vực nào đó như quy luật vận động của vật lý, hóa, sinh vật… nhưng cũng có quy luật chung tác động trong mọi lĩnh vực của thế giới.

2. Quy luật tự nhiên và quy luật xã hội

Quy luật tự nhiên và quy luật xã hội hình thành vận động đều mang tính khách quan. Quy luật tự nhiên hình thnh vận động thông qua sự tác động giữa các lực lượng của tự nhiên, còn quy luật xã hội hình thành vận động thông qua hoạt động của con người, nhưng lại không phụ thuộc vào ý thức của con người.

3. Tính khách quan của quy luật và vai trò của con người

Nói đến quy luật là nói đến tính tất yếu khách quan, nhưng điều đó không có nghĩa là con người bó tay phục tùng chịu sự chi phối của tính tất yếu như một định mệnh, trái lại con người có thể phát hiện ra quy luật, nhận thức, vận dụng các quy luật đó nhằm phục vụ cho mục đích của mình, tạo điều kiện cho quy luật mau chóng phát sinh tác dụng hoặc hạn chế những quy luật nào đó không có lợi

Lịch sử đã chứng minh, khi nào con người chưa nhận thức được quy luật hoặc hành động tuỳ tiện thì sẽ bị quy luật “trả thù”, khi đó con người sẽ trở thành “nô lệ” của tính tất yếu, nhưng khi con người nhận thức được quy luật thì con người có thể điều khiển hoạt động của mình hợp quy luật sẽ trở thành tự do. Vì vậy, Đảng ta cho rằng, sự lạc hậu về nhận thức lý luận là một trong những nguyên nhân dẫn đến sai lầm trong lãnh đạo kinh tế - xã hội. Cho nên, đổi mới tư duy chính là nhận thức và vận dụng đúng đắn những quy luật khách quan đang là một yêu cầu bức thiết của công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay.

4. Quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại chất và ngược lại

Bất cứ sự vật hiện tượng nào trong quá trình tồn tại cũng có hai mặt chất và lượng thống nhất với nhau ở một độ nhất định, nhưng do lượng thường xuyên biến đổi, sự biến đổi của lượng vượt quá giới hạn quy định về độ, tức điểm nút của sự vật sẽ nhảy sang chất mới. Sự vật cũ mất đi sự vật mới ra đời. Sự vật mới lại tự quy định cho mình chất mới, lượng mới và lại tiếp tục đấu tranh chuyển hóa lẫn nhau, cứ thế làm cho sự vật hiện tượng trong thế giới không ngừng vận động phát triển từ thấp lên cao, đó là đặc điểm vốn có trong tự nhiên cũng như trong xã hội và tư duy.

Vậy: lượng, chất, độ, điểm nút, bước nhảy là gì ?

- Chất là một khái niệm dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính của sự vật, làm cho nó khác với các sự vật khác.

Ví dụ: Chất khách quan vốn có của đường là ngọt, của muối là mặn, của kim loại là dẫn điện, chất vốn có của chủ nghĩa Đế quốc là bóc lột, hiếu chiến, nhờ vậy mà chúng ta mới phân biệt được giữa sự vật này với sự vật khác. Nhưng để nhận biết được chất của sự vật rất phức tạp, mà phải biết rằng: Chất là bao gồm tất cả các yếu tố cấu thành nên sự vật, là hình thức tổ chức nhất định của sự vật, là tổng hợp các thuộc tính, là sự thống nhất hữu cơ của các thuộc tính.

Ví dụ: Chất của nước ( H2O )

+ Có các yếu tố cấu thành: 2 nguyên tử H và 1 nguyên tử O. + Hình thức tổ chức: tồn tại ở thể lỏng, trong suốt, không mùi vị .

+ Tổng hợp những thuộc tính của nước: để uống, nấu ăn, tắm, tưới cây, làm mát máy, lợi dụng nước để nâng vật nặng, vận chuyển hàng hóa . . . Như vậy, nước trong quá trình tồn tại khơng phải chỉ có một, mà có rất nhiều công dụng, tính chất, và mỗi công dụng, tính chất của nước còn được gọi là thuộc tính và mỗi thuộc tính lại tuỳ thuộc vào mối liên hệ với sự vật khác mà xác định đó là chất hay thuộc tính, vì vậy, muốn nhận biết được chất của một sự vật nào đó chúng ta phải nhận thức chúng trong trạng thái vận động, liên hệ. Do đó, chất của một sự vật, hiện tượng không phải một lúc tức thời mà người ta có thể phát hiện ra hết, đồng thời chúng ta cũng thấy: một sự vật, hiện tượng trong quá trình tồn tại có chất cơ bản và những chất không cơ bản, cho nên, trong quá trình vận động có một số thuộc tính không cơ bản thay đổi, thậm chí mất đi, nhưng chất nói chung của sự vật vẫn không thay đổi và chỉ khi nào thuộc tính cơ bản không còn nữa thì chất nói chung của sự vật mới thay đổi. Ví dụ: Thuộc tính tự do cạnh tranh của chủ nghĩa tư bản ngày nay về cơ bản đã được thay thế bằng tư bản độc quyền Nhà nước nhưng bản chất cơ

bản của chủ nghĩa tư bản là bóc lột, hiếu chiến vẫn không thay đổi.

- Lượng là khái niệm dùng để chỉ tính quy định bên trong vốn có của các sự vật, hiện tượng, nhưng chưa nói rõ lên được giữa sự vật này với sự vật khác, mà chỉ mới nói lên được trình độ, số lượng, qui mô phát triển cũng như các thuộc tính của sự vật.

Ví dụ: Phân tử của H2O nhất thiết phải là 2 nguyên tử H và 1 nguyên tử O, lúc này lượng được diễn tả bằng con số chính xác có thể đo đếm được. Nhưng có khi, lượng không thể đo đếm bằng những số liệu cụ thể mà chỉ có thể nhận thức được bằng tư duy trừu tượng, thì lúc này lượng lại là yếu tố bên trong.

- Độ là khoảng giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng của sự vật chưa làm thay đổi căn bản chất của sự vật. Ví dụ, nước tồn tại ở nhiệt độ từ 00C - 1000C, nhưng khi tăng dần lên từ 10C đến 500C - 800C - 900C, rồi 1000C, mặc dù đã có sự thay đổi ít nhiều cả chất và lượng, song nó vẫn là nước tồn tại ở trạng thái lỏng, trong suốt, không mùi vị.

- Điểm nút của sự vật là khái niệm dùng để chỉ thời điểm mà tại đó sự thay đổi về lượng đ đủ để làm thay đổi về chất của sự vật. Ví dụ: Nước tồn tại ở nhiệt độ từ 00C - 1000C, nhưng khi nhiệt độ vượt trên 1000C nước sẽ chuyển thành thể hơi và nếu giảm nhiệt độ xuống dưới 00C nước sẽ chuyển thành thể rắn .

- Bước nhảy là sự chuyển hoá của chất về sự vật từ trạng thái này sang trạng thái khác, nguyên nhân là do sự thay đổi về lượng trước đó gây nên. Ví dụ: Nước tồn tại ở nhiệt độ từ 00C - 1000C, nhưng tăng trên 1000C nước sẽ chuyển thành thể hơi, giảm dưới 00C nước sẽ chuyển thành thể rắn .

b. Quan hệ biện chứng giữa chất – lượng

- Lượng và chất thống nhất với nhau ở một độ nhất định

Bất cứ sự vật hiện tượng nào trong quá trình tồn tại cũng đều có chất và lượng là hai mặt đối lập của một thể thống nhất, có liên hệ với nhau. Ví dụ: nước tồn tại ở thể lỏng trong điều kiện từ 00C - 1000C

- Lượng đổi dẫn đến chất đổi và ngược lại.

+ Lượng đổi dẫn đến chất đổi: Sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất, tức chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác của các sự vật hiện tượng.

Ví dụ: Nước tồn tại ở nhiệt độ từ 00C - 1000C, nhưng tăng trên 1000C nước sẽ chuyển thành thể hơi, giảm dưới 00C nước sẽ chuyển thành thể rắn .

+ Sự biến đổi của các sự vật hiện tượng trong thế giới đều phải tuân theo nguyên tắc: lượng biến đổi dần dần, khi lượng đã vượt quá giới hạn quy định độ của sự vật sẽ nhảy sang chất mới. Sự vật cũ mất đi sự vật mới ra đời.

+ Sự tích lũy về lượng trong thực tế không phải khi no cũng giống nhau mà nó còn tùy thuộc vào hoàn cảnh điều kiện chủ quan khách quan, có sự vật, hiện tượng được tích lũy dần dần về lượng, nhưng cũng có sự vật, hiện tượng lại tích lũy theo hướng nhảy vọt .

+ Bước nhảy từ chất này sang chất khác trong thực tế cũng không phải khi nào cũng giống nhau mà nó còn tùy thuộc hoàn cảnh điều kiện chủ quan hay khách quan, có sự vật, hiện tượng thực hiện bước nhảy vọt đột biến, tức bước nhảy chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn làm thay đổi chất của sự vật, đồng thời lại có những bước nhảy cục bộ chỉ làm thay đổi từng bộ phận, lại có những bước nhảy dần dần. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Những thay đổi về chất dẫn đến sự thay đổi về lượng: Sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời, tức chất mới ra đời lại tự quy định cho mình chất mới v lượng mới. Ví dụ: giới hạn tồn tại của nước từ 00C - 1000C. Nhưng khi nhiệt độ vượt trên 1000C nước sẽ nhảy sang thể hơi lúc này lượng, tức vận tốc của các phân tử sẽ cao hơn, thể tích lớn hơn, ngược lại nhiệt độ giảm xuống dưới 00C vận tốc, tức lượng của các phân tử sẽ chậm hơn, thể tích sẽ nhỏ lại.

- Nhận xét: Từ sự phân tích trên ta thấy

+ Một là, bất cứ sự vật hiện tượng nào trong quá trình tồn tại cũng đều có chất và lượng là hai mặt đối lập thống nhất với nhau ở một độ nhất định.

+ Hai là, sự biến đổi của các sự vật hiện tượng bao giờ cũng được bắt đầu từ biến đổi dần dần về lượng, đó là sự tăng lên hoặc giảm đi về quy mô, về tốc độ…

+ Ba là, nếu so sánh giữa chất và lượng thì ta thấy: chất là mặt tương đối ổn định, lượng là mặt biến động hơn, khi lượng biến đổi vượt quá phạm vi giới hạn của độ, điểm mà tại đó phải xảy ra bước nhảy, sự vật cũ sẽ mất đi sự vật mới ra đời.

+ Bốn là, mỗi bước nhảy là kết thúc một giai đoạn biến đổi về lượng, là sự gián đoạn của một quá trình vận động liên tục của sự vật, nhưng không phải là chấm dứt sự vận động nói chung, mà chỉ chấm dứt một dạng tồn tại cụ thể của sự vật.

+ Năm là, sự vật mới ra đời lại có thể thống nhất của chất mới và lượng mới. Những sự biến đổi dần dần về lượng lại tiếp tục và khi vượt quá độ lại diễn ra bước nhảy thay đổi về chất, cứ như thế làm cho sự vật, hiện tượng trong thế giới vận động phát triển không ngừng.

kết luận:

+ Sự chuyển hoá từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất diễn ra một cách phổ biến trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Trong hoá học, chỉ cần tăng, hoặc giảm bớt đơn giản về lượng của các nguyên tố là đã có sự thay đổi về chất. Ví dụ, tinh bột có công thức C6H10O5, nếu tăng H10 thnh H12, O5 thnh O6 = glucô, còn trong lịch sử, sự phát triển của xã hội loài người sự thay thế từ hình thái kinh tế - xã hội này bằng hình thái kinh tế - xã hội khác cao hơn là do kết quả tích luỹ về lượng không ngừng của lực lượng sản xuất (diễn ra lâu dài và khó thấy hơn), đến một độ phát triển nhất định của lực lượng sản xuất sẽ xảy ra xung đột với quan hệ sản xuất hiện có, đòi hỏi phải thay thế bằng quan hệ sản xuất mới.

+ Sự phân biệt giữa chất và lượng chỉ là tương đối, có cái là lượng trong mối liên hệ này thì lại là chất ở trong mối liên hệ khác. Ví dụ: xét về sự tăng trưởng kinh tế hiện nay về khía cạnh đời sống x hội đó là sự thay đổi về chất nhưng xét về yếu tố xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa nó lại là lượng. Do đó việc phân biệt chất và lượng không được máy móc. Việc xác định một cái gì đó là chất hay lượng còn phải tuỳ vào mối liên quan cụ thể của sự vật.

- Ý nghĩa và phương pháp luận

Nắm vững quy luật lượng - chất có ý nghĩa quan trọng về mặt phương pháp luận đối với hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn:

+ Xác định được độ của sự vật là rất quan trọng, vì vậy không được nôn nóng, bất chấp việc tích luỹ về lượng, hoặc tư tưởng lừng chừng do dự khi lượng tích luỹ đạt tới điểm nút, thời cơ đã chín muồi mà không hành động, bỏ lỡ cơ hội.

+ Quy luật này xảy ra phụ thuộc vào điều kiện quan hệ giữa lượng và chất cho nên trong hoạt động thực tiễn, nếu thấy nó có lợi thì phải tạo điều kiện cho lượng phát triển nhanh chóng, ngược lại thì phải tìm cách để hạn chế.

Một phần của tài liệu Chủ nghĩa mac lênin (Trang 36 - 40)